Giới thiệu Quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp

  1. Kinh doanh

Tuyển dụng là công việc thường xuyên và quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vậy một Quy trình tuyển dụng căn bản có mấy bước, bước nào là quan trọng, và nên có những lưu ý gì để hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả?

Quy trình tuyển dụng cơ bản:

https://cdn.noron.vn/2020/03/29/35a70c2ae16be98362ad0a5352ff57c7_1024.png

Quy trình tuyển dụng của các công ty sẽ có những điểm khác nhau nhỏ, nhưng nhìn chung sẽ gồm 04 bước như trên:

  1. Đăng tuyển và thu nhận hồ sơ
  2. Đánh giá và phân loại hồ sơ
  3. Tổ chức phỏng vấn
  4. Chốt offer và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng

Quy trình gồm 04 như bên trên sẽ tương đối phù hợp với một công ty phổ biến, quy mô vừa và nhỏ. Nếu công ty các bạn có nhu cầu tuyển dụng nhiều, thường xuyên, liên tục, thì có thể áp dụng thì có thể áp dụng quy trình 06 bước như bên dưới.

https://cdn.noron.vn/2020/03/29/e8be54db7fcd2ec7ea06500608d3decb_1024.jpg

Quy trình tuyển dụng 06 bước cho các doanh nghiệp lớn

Nếu công ty của bạn là các Tập đoàn lớn, Tập đoàn đa quốc gia, có quy trình tuyển dụng gồm nhiều bước, tốn nhiều thời gian thì nên có công cụ quản lý nội bộ. Ngoài ra cần có mục thông tin tuyển dụng rõ ràng trên website của công ty. Tại đó nên giới thiệu rõ quy trình tuyển dụng của tổ chức mình để giúp ứng viên nắm được hiện hồ sơ của họ đã được xử lý ở bước nào của quy trình trên.

https://cdn.noron.vn/2020/11/13/842796358495853-1605258219_1024.jpg

Giới thiệu quy trình tuyển dụng trên website của công ty

Tùy quy mô doanh nghiệp và đối tượng tuyển dụng, loại hình tuyển dụng thì trọng tâm của quy trình sẽ phải phân bổ ở những điểm "cạnh tranh" khác nhau. Ví dụ nếu bạn tuyển dụng những vị trí có nhiều ứng viên, thì trọng tâm phải dành ở các khâu sàng lọc hồ sơ. Nếu công ty của bạn còn non trẻ, cần deal lương rất thấp thì khâu phỏng vấn lại cần tổ chức thật hấp dẫn. Do đó, đâu là khâu quan trọng trong quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Để hoạt động tuyển dụng tốt, hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần phải làm tốt ở tất cả các khâu trên.

Tuy vậy, đối với ứng viên, quan trọng nhất lại là khâu phỏng vấn. Chúng ta thử cùng nhìn sâu hơn một chút ở khâu này nhé.

Quy trình phỏng vấn:

B1 Chuẩn bị:

Việc phỏng vấn không chỉ gói gọn trong buổi phỏng vấn đó mà có thể có rất nhiều bước chuẩn bị. Ví dụ như hẹn và chốt lịch với ứng viên. Thông báo và nhắc lại lịch với ứng viên. Hay yêu cầu ứng viên chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ gốc, chứng minh nhân dân để verify lại hồ sơ ... Do đó, cần xây dựng cho công ty một quy trình phỏng vấn bài bản, rõ ràng.

Việc tiếp đón trước phỏng vấn, mời xem các tài liệu giới thiệu về công ty hay việc tiễn các ứng viên về cũng cần được tính đến và đưa vào quy trình phỏng vấn. Phỏng vấn có thể phân làm 1-2 thậm chí 3 vòng khác nhau tuỳ cách mà doanh nghiệp chúng ta tổ chức.

B2 Phỏng vấn:

Buổi phỏng vấn thường là n-1. Một hội đồng (n người) phỏng vấn một ứng viên. Hiếm khi chúng ta phỏng vấn 2 hoặc nhiều ứng viên song song. Tuy vậy tôi đã từng tổ chức một vài buổi phỏng vấn 2 ứng viên song song theo bối cảnh đặc biệt.

https://cdn.noron.vn/2020/11/13/842796358495848-1605258091_1024.jpg

Khi tham gia phỏng vấn, các bạn cố gắng nhận diện và nhớ tên, vai trò của từng người tham gia phỏng vấn mình.

Một số công ty có thể thực hiện phỏng vấn bạn nhiều vòng (3-5 vòng). Nhưng đa số các doanh nghiệp sẽ phỏng vấn 1-2 vòng. Vòng 1 thường là vòng phỏng vấn chuyên môn, sơ loại hồ sơ. Vòng hai là vòng phỏng vấn tổng hợp.

B3 Chốt Offer:

Bước đưa offer thông thường sẽ được thực hiện sau phỏng vấn từ 3-5 ngày, thậm chí 1-2 tuần tuỳ và việc chúng ta có bao nhiêu ứng viên cần phỏng vấn, lựa chọn. Việc cho cả hai bên (ứng viên và nhà tuyển dụng) có thêm thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra các offer phù hợp là cần thiết. Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, việc chốt deal ngay trên bàn phỏng vấn là cần thiết khi bạn có được ứng viên tốt, và hai bên thể hiện sự thiện chí, hài lòng mong muốn hợp tác lâu dài với nhau. Trong đa số trường hợp, buổi phỏng vấn cần tách biệt rõ với giai đoạn offer và chốt thu nhập, điều kiện đàm phán. Trong buổi phỏng vấn các câu hỏi về thu nhập chỉ có tác dụng giúp thăm dò để đưa ra offer hợp lý nhất.

Tại đa số các công ty, thì giám đốc là người chốt offer cho ứng viên. Ở các Tập đoàn lớn thì có 2 mô hình phổ biến. Mô hình phân cấp thì trưởng bộ phận sẽ là người chốt Offer. Mô hình tập trung thì HR sẽ là người chốt offer.

Offer chính thức nên được gửi qua email hoặc gửi qua thư để thể hiện tính chính thức hóa và hợp lệ, có căn cứ của đề nghị tuyển dụng. Dù có chốt hợp tác ngay trên bàn phỏng vấn, ứng viên và nhà tuyển dụng vẫn nên có email offer chính thức.

https://cdn.noron.vn/2020/11/13/842796358495872-1605259845.jpg

Offer letter - Thư mời gia nhập

Thư mời thường có thông tin chi tiết về mức thu nhập, về vị trí, thời gian bắt đầu làm việc. Nếu ứng viên đồng ý với offer, cần gửi thư cảm ơn và xác nhận đồng ý.

Follow và donate nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Từ khóa: 

quản lý doanh nghiệp

,

kinh doanh

Bài viết hay, giúp các bạn đang là:
  • Người nộp đơn xin việc.
  • Thí sinh.
  • Người chờ phỏng vấn.
  • Potential Employee "ngôi sao sáng".
Đọc bài viết này rất hữu ích, biết quy trình tuyển dụng và deal từng bước.
This is very helpful outline😃 👍
Trả lời
Bài viết hay, giúp các bạn đang là:
  • Người nộp đơn xin việc.
  • Thí sinh.
  • Người chờ phỏng vấn.
  • Potential Employee "ngôi sao sáng".
Đọc bài viết này rất hữu ích, biết quy trình tuyển dụng và deal từng bước.
This is very helpful outline😃 👍