[Góc chia sẻ] Những "khủng hoảng" tuổi 20,25,30,...và làm sao để vượt qua chúng?

  1. Phong cách sống

Em mới đọc một bài báo về "khủng hoảng tuổi 30", một đứa 21 tuổi đọc bài báo về khủng hoảng của người 30 tuổi, tự dưng nhận ra rằng có lẽ tuổi nào cũng có những khủng hoảng của thời điểm đó.
21 tuổi, gặp vài thứ rắc rối trong cuộc sống cá nhân, học hành, gia đình, định hướng,...rồi cũng thi thoảng than trời oán đất. Và than trời đất xong thì điều làm bản thân khủng hoảng nhất chung quy lại vẫn từ chính bản thân mình, vì tất cả mọi thứ ở đang diễn ra ở hiện tại liên quan đến mình thì đều một phần từ mình mà ra. Rồi khi nhắc tuổi gần 30, người ta vẫn thường mang suy nghĩ về một gia đình hạnh phúc, sự nghiệp ổn định,...nhưng không phải ai cũng vậy.
Có lẽ ai cũng đã từng khủng hoảng và phải vất vả tìm cách để vượt qua quãng thời gian khủng hoảng đó. Em rất mong các thành viên Noron! có thể chia sẻ câu chuyện của chính mình để chúng ta có thêm góc nhìn về khủng hoảng ở độ tuổi 20 - 30.
media-object
Từ khóa: 

khủng hoảng tuổi trẻ

,

gia đình

,

tiền bạc

,

sự nghiệp

,

phong cách sống

Điều mà bạn gọi là khủng hoảng tuổi 20, đến khi 30 tuổi bạn sẽ thấy nó chỉ nên gọi là những "băn khoăn", "khó khăn" mà thôi. Nếu đời người là một cuộc tranh đấu, thì cuộc đấu chính sẽ diễn ra vào tuổi 3x, 4x. Trước đó sẽ là giai đoạn chuẩn bị, học tập, chọn lựa chiến trường. Giai đoạn sau đó (5x trở đi) là thu nhặt thành tựu, lui ve hau phuong, truyền lại kinh nghiệm cho con cháu.
Khủng hoảng tuổi trung niên chính là khủng hoảng của một người bị ném ra chiến trường, chiến đấu, vật lộn, mệt mỏi với cuộc chiến mỗi ngày. Họ không biết nên xông lên hay lùi lại. Họ không muốn tranh đấu, mệt mỏi vì tranh đấu, nhưng lại cần phải tranh đấu, buộc phải tranh đấu, vì cuộc chiến đó là được loài người thiết kế sẵn cho họ.
Trả lời
Điều mà bạn gọi là khủng hoảng tuổi 20, đến khi 30 tuổi bạn sẽ thấy nó chỉ nên gọi là những "băn khoăn", "khó khăn" mà thôi. Nếu đời người là một cuộc tranh đấu, thì cuộc đấu chính sẽ diễn ra vào tuổi 3x, 4x. Trước đó sẽ là giai đoạn chuẩn bị, học tập, chọn lựa chiến trường. Giai đoạn sau đó (5x trở đi) là thu nhặt thành tựu, lui ve hau phuong, truyền lại kinh nghiệm cho con cháu.
Khủng hoảng tuổi trung niên chính là khủng hoảng của một người bị ném ra chiến trường, chiến đấu, vật lộn, mệt mỏi với cuộc chiến mỗi ngày. Họ không biết nên xông lên hay lùi lại. Họ không muốn tranh đấu, mệt mỏi vì tranh đấu, nhưng lại cần phải tranh đấu, buộc phải tranh đấu, vì cuộc chiến đó là được loài người thiết kế sẵn cho họ.