Làm sao để có thể vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ạ?

  1. Tâm lý học

  2. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

tâm lý học

,

kỹ năng mềm

Chào bạn, mình không thấy bạn mô tả chi tiết về tình trạng khủng hoảng tâm lí của bạn hiện tại nên mình sẽ chia sẻ chung theo hướng của mình nhé.

Tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính bắt đầu hình thành khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Ở thời điểm này, bạn rất nhạy cảm đặc biệt về mặt cảm xúc, chỉ cần những tác động nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Đặc biệt, cảm xúc dễ thay đổi bất chợt từ vui vẻ, hưng phấn sang ức chế, phẫn nộ hoặc buồn bã.

Mình nghĩ nếu bạn không điều khiển được cảm xúc của mình, hay gặp phải khủng hoảng thì bạn cần tìm đến một ai đó để giãi bày. Nếu khó nói với bố mẹ thì có thể tìm đến anh chị hoặc những người lớn tuổi hơn bởi họ đã có kinh nghiệm để trấn an giúp bạn vượt qua nhé. Trong trường hợp không tìm được ai bạn có thể tâm sự với mình, mình luôn sẵn sàng lắng nghe.

Bạn cũng có thể tìm đến sách, có một vài cuốn của chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ nói về tuổi dậy thì hay cuốn "Dậy thì có gì phải sợ" của Dr Sylvain Mimoun & Rica Etienne.

https://cdn.noron.vn/2021/08/11/1-597b576e-39c7-44e6-81e2-93c07d1fd3bd-1628683945.jpg

Chúc bạn luôn giữ được thái độ lạc quan, tích cực, điều khiển được cảm xúc của mình nhé!

Trả lời

Chào bạn, mình không thấy bạn mô tả chi tiết về tình trạng khủng hoảng tâm lí của bạn hiện tại nên mình sẽ chia sẻ chung theo hướng của mình nhé.

Tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính bắt đầu hình thành khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Ở thời điểm này, bạn rất nhạy cảm đặc biệt về mặt cảm xúc, chỉ cần những tác động nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Đặc biệt, cảm xúc dễ thay đổi bất chợt từ vui vẻ, hưng phấn sang ức chế, phẫn nộ hoặc buồn bã.

Mình nghĩ nếu bạn không điều khiển được cảm xúc của mình, hay gặp phải khủng hoảng thì bạn cần tìm đến một ai đó để giãi bày. Nếu khó nói với bố mẹ thì có thể tìm đến anh chị hoặc những người lớn tuổi hơn bởi họ đã có kinh nghiệm để trấn an giúp bạn vượt qua nhé. Trong trường hợp không tìm được ai bạn có thể tâm sự với mình, mình luôn sẵn sàng lắng nghe.

Bạn cũng có thể tìm đến sách, có một vài cuốn của chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ nói về tuổi dậy thì hay cuốn "Dậy thì có gì phải sợ" của Dr Sylvain Mimoun & Rica Etienne.

https://cdn.noron.vn/2021/08/11/1-597b576e-39c7-44e6-81e2-93c07d1fd3bd-1628683945.jpg

Chúc bạn luôn giữ được thái độ lạc quan, tích cực, điều khiển được cảm xúc của mình nhé!

Chào bạn, nếu đang ở trong độ tuổi dậy thì, có lẽ bạn sẽ có nhiều điểm tương đồng với những bạn trẻ mình từng gặp gỡ.

Vấn để lớn nhất ở khủng hoảng tuổi dậy thì thường nằm ở việc không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân, cảm thấy dễ mất niềm tin vào bản thân cùng những người xung quanh, mất thăng bằng tâm - sinh lý, nhu cầu được tôn trọng và chứng tỏ ở mức khá cao (thậm chí đôi lúc cao gay gắt).

Có thể nói, đây là giai đoạn bùng nổ của các bạn trước khi tiến sâu hơn vào thế giới của những người trưởng thành nên sẽ có các trở ngại nhất định. Tuy nhiên, việc vượt qua giai đoạn này là hoàn toàn có thể, nếu bạn lưu ý một vài điểm sau:

- Nên dành thời gian chơi thể thao và vận động với cường độ hợp lý để giải tỏa năng lượng. (Có không ít bạn ở lứa tuổi 13 -19 không hề chơi môn thể thao nào với lịch trình nhà - trường - trường - nhà đều đặn khiến mình cảm thấy ngạc nhiên thực sự)

- Chú ý sự hài hòa trong việc bày tỏ quan điểm của bản thân và lắng nghe người khác (người trưởng thành không phải là người nói nhiều, mà là người biết lắng nghe).

- Thường xuyên trò chuyện với người thân trong gia đình và bộc lộ cảm nhận, mong muốn của bản thân với tinh thần thiện chí. Đừng im lặng rồi lại hậm hực chia sẻ với bạn bè rằng không được gia đình thấu hiểu

- Hạn chế thức khuya, giảm ăn các đồ rán, chiên, đường đơn, nước tăng lực (ở độ tuổi các bạn đang thừa lực nên không cần tăng nhé) và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích (vì chúng không hề "ngầu" đâu nhé, mà là "ngốc" đấy)

- Không dành thời gian quá nhiều cho thế giới ảo và các thiết bị công nghệ, bởi mầm bệnh khủng hoảng từ đó rất nhiều.

Chúc bạn vượt qua khủng hoảng và nếu vẫn có vướng mắc thì có thể nhắn tin với mình nhé.

mình cũng đang trong tuổi dậy thì nè huhu.

Đầu tiên thì cố gắng trấn tĩnh bản thân lại, suy nghĩ ít thôi và cố gắng dành thời gian cho gia đình.

Thường thì trong tuổi dậy thì mình (và nhiều bạn khác) hay có suy nghĩ rằng bản thân thật là vô dụng hoặc là bản thân chẳng làm được cái gì cả...

Vậy nên, thử một lần ngồi lại suy nghĩ về những j bạn đạt được và tự hào về nó. Nghĩ tích cực lên (cho dù bn ko thể=). Và điều quan trọng nhất là đừng bao giờ suy nghĩ về cuộc đời trước khi ngủ, không thì bạn sẽ suy nghĩ hết cả đêm đấy, xong lại bắt đầu dằn vặt mình.

Mình bây giờ 14 tuổi, đang trải qua khủng hoảng tâm lí tuổi dậy thì và khủng hoảng ôn thi cấp 3. Ngủ không đủ, ăn cũng chả muốn ăn, đối với gia đình có phần vô tâm. Nên là á, tự tìm kiếm thú vui cho mình, đừng cố gắng trải nghiệm tình yêu (đừng thề đấy), đừng cãi nhau với bạn bè bởi vì bạn bè là chỗ m có thể tâm sự.

Theo chị đó là phải yêu bản thân.
Dù mọi người nói sao vẫn nên yêu bản thân, không chối bỏ bản thân.
Sau đó hãy nhìn ra điểm tốt của mọi người. Bố mẹ hay mắng nhưng vẫn nuôi mình. Thầy cô hay quát nhưng vẫn dạy mình tử tế. Bạn bè có lúc này nọ nhưng không bỏ rơi mình. Từ đó có lòng trắc ẩn, có niềm tin vào cuộc sống.
Rồi sẽ ổn thôi em ha.

trong lúc mải nghĩ về nó thì sang khủng hoảng tiếp theo rồi nên mình nghĩ bớt nạp thông tin trên mạng vào đầu thì sẽ đỡ khủng hoảng nhiều đó