[Góc tranh biện] Xã hội dân chủ VS không dân chủ?

  1. Tin Tức

Plato khi xưa từng nói: một xã hội chỉ có thể ổn định khi nó được vận hành, tổ chức, kiểm soát...chỉ bởi một phần nhỏ dân số. Những người này bắt buộc phải là thành phần ưu tú nhất trong xã hội, được đào tạo toàn diện và sở hữu nhiều kiến thức, kỹ năng.

Plato lập luận rằng, nếu một xã hội quá dân chủ, khi mà mỗi người 'dân đen' đều có quyền bầu cử, biểu tình, điều hành xã hội theo ý họ muốn, thì loạn lạc sẽ xảy ra. Bởi phần lớn người dân thường có dân trí thấp.

Ngay cả khi được bầu cử một cách tự do, họ cũng sẽ dễ dàng chọn ra những nhà cầm quyền không đủ tầm. Bởi bản thân họ không hiểu được thế nào mới là một nhà cầm quyền đủ tầm. Giới ưu tú vì thế có lẽ chỉ nên tự bầu cử lẫn nhau và duy trì điều đó?

Tuy nhiên, một xã hội quá gò bó, kiểm soát, thì thường gây ra xung đột quyền lợi giữa các giai cấp (người nghèo nhìn vào tài sản người giàu thì thường sinh lòng đố kỵ, góp phần châm ngòi cho xung đột xảy ra).

Theo các bạn thì xã hội của chúng ta nên được vận hành như thế nào? Bạn ủng hộ tự do tự quyết, hay tin rằng chỉ một phần nhỏ dân số xứng đáng trở thành giới cầm quyền?

undefined
Từ khóa: 

dân chủ

,

góc tranh biện

,

điều hành xã hội

,

xã hội

,

chính trị

,

tin tức

Dân chủ cũng có dân chủ this dân chủ that.

Dân chủ kiểu Mỹ, dân bầu đại cử tri/ nghị viện, đại cử tri bầu tổng thống từ ứng cử viên của các Đảng đưa lên là 1 loại dân chủ. Tập trung dân chủ, Đảng cử dân bầu như chúng ta cũng là 1 loại dân chủ khác. Hay dân chủ thuần túy dân tự bầu như Ấn Độ cũng là 1 kiểu dân chủ.

Dân chủ về cơ bản là tốt, cộng đồng là nơi mọi người cùng sinh hoạt, ý kiến của số đông nên được tôn trọng. Còn việc số đông lựa chọn sai, chọn ra người ko tốt, đưa cộng đồng đi xuống hố thì cũng là "ngu thì tự chịu". Tuy nhiên, làm sao để cho cộng đồng biết đến bạn, bầu cho bạn, đưa bạn lên làm người đứng đầu như Führer chẳng hạn thì cũng phải có tài năng kha khá chứ ko phải cứ 1 thành phần ất ơ nào đó cũng làm được. Và rồi Führer cũng đưa đất nước xuống hố đó thôi nhưng ko có ai nói Führer ko đủ tầm hay bất tài cả.

Còn bầu theo kiểu "giới ưu tú" tự bầu quay đi quay lại thì vấn đề là lợi ích của giới ưu tú chưa chắc đã trùng với lợi ích của toàn bộ cộng động, và "giới ưu tú" này sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của bản thân trước chứ không phải là lợi ích chung cho cộng đồng.

Nói chung cá nhân mình thấy kiểu dân chủ để người dân tự chọn người lãnh đạo tốt hơn.

Trả lời

Dân chủ cũng có dân chủ this dân chủ that.

Dân chủ kiểu Mỹ, dân bầu đại cử tri/ nghị viện, đại cử tri bầu tổng thống từ ứng cử viên của các Đảng đưa lên là 1 loại dân chủ. Tập trung dân chủ, Đảng cử dân bầu như chúng ta cũng là 1 loại dân chủ khác. Hay dân chủ thuần túy dân tự bầu như Ấn Độ cũng là 1 kiểu dân chủ.

Dân chủ về cơ bản là tốt, cộng đồng là nơi mọi người cùng sinh hoạt, ý kiến của số đông nên được tôn trọng. Còn việc số đông lựa chọn sai, chọn ra người ko tốt, đưa cộng đồng đi xuống hố thì cũng là "ngu thì tự chịu". Tuy nhiên, làm sao để cho cộng đồng biết đến bạn, bầu cho bạn, đưa bạn lên làm người đứng đầu như Führer chẳng hạn thì cũng phải có tài năng kha khá chứ ko phải cứ 1 thành phần ất ơ nào đó cũng làm được. Và rồi Führer cũng đưa đất nước xuống hố đó thôi nhưng ko có ai nói Führer ko đủ tầm hay bất tài cả.

Còn bầu theo kiểu "giới ưu tú" tự bầu quay đi quay lại thì vấn đề là lợi ích của giới ưu tú chưa chắc đã trùng với lợi ích của toàn bộ cộng động, và "giới ưu tú" này sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của bản thân trước chứ không phải là lợi ích chung cho cộng đồng.

Nói chung cá nhân mình thấy kiểu dân chủ để người dân tự chọn người lãnh đạo tốt hơn.

Tôi là người phản biện nghiêm túc, toàn bộ phân tích dưới đây là phản biện nghiêm túc, nên yêu cầu mọi người nghiêm túc khi tranh luận tiếp.

Thứ nhất, tôi cho rằng người hỏi hơi nhập nhằng giữa việc "điều hành" và "bầu cử".

Việc điều hành của một chính phủ bất kỳ là công việc của một nhóm nhỏ người. Trong khi việc bầu cử là việc rộng khắp. Và trong khi giới chính trị gia nói rằng "bầu cử là hình thức quyết định điều hành của chính quyền", thực tế diễn ra lại chỉ là "bầu cử là hình thức quyết định bên nào được chọn điều hành".

Tức là, người dân (dù là dân đen và ngu muội đi nữa), thì việc đóng góp vào xây dựng đất nước thông qua lá phiếu của họ chỉ đơn giản là: Có 2 bên (hoặc nhiều bên) và họ cần phải chọn một. Bên nào được chọn nhiều nhất thì bên đó được quyền điều hành, và đưa ra các quyết định của mình.

Đây chính là hình thức dân chủ theo phổ thông đầu phiếu.

Và việc đất nước được điều hành như thế nào phụ thuộc vào các bên tham gia tranh cử, nếu các bên đó là người tốt, có trình độ cao, chọn giải pháp tuyệt vời, linh động trong các diễn biến tương lai,... thì đất nước đó được điều hành tốt.

Bạn có thể vin cớ rằng: Nếu người dân ngu nên chọn bên không tốt. Thì thực ra trong đó có tới 2 vấn đề:

  • Một là đất nước không được vận hành bởi tầng lớp tinh anh, mà vẫn còn bị len vào đó giới chính trị gia không tốt.
  • Hai là người dân ngu quá mức nên mới không chọn nhóm tốt mà chọn nhóm không tốt.

Nói cách khác, chúng ta KHÔNG CHỈ đổ lỗi cho người dân ngu, mà còn vì tầng lớp tinh anh không được tham gia chính trị.

Khi nhìn vấn đề như vậy, không thể không thấy rằng: Một quốc gia kém phát triển hay đang phát triển hay đã phát triển đều như nhau cả, quan trọng là tầng lớp có học thức được quyền lãnh đạo hay không, và người dân có biết chọn người học thức làm lãnh đạo hay không? Nếu cả 2 điều trên mà KHÔNG, thì đất nước sẽ dễ bị tàn phá, còn nếu chỉ 1 trong 2 thì chưa chắc.

Đó chính là nguyên tắc của dân chủ phương Tây, vốn được nghiên cứu qua rất nhiều thế hệ triết gia.

Thứ hai, cách thức vận hành của các chính quyền dân chủ thật sự thì không chỉ có "lá phiếu bầu cử".

Điểm mấu chốt của nó là "tam quyền phân lập" và "quyền lực thứ tư".

Bỏ qua 2 yếu tố này là hiểu sai về hệ thống dân chủ.

Tam quyền phân lập trao quyền lực rất lớn và trực tiếp cho hành pháp, để người lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh và triển khai ngay lập tức. Tuy nhiên, lại đặt một yêu cầu kiểm soát từ lập pháp, khi họ có thể chất vấn và thậm chí là huỷ bỏ bất cứ một mệnh lệnh nào của người lãnh đạo hành pháp. Việc này sẽ giúp cho trường hợp người lãnh đạo không đủ khả năng, hoặc phán đoán sai, hoặc đưa ra quyết định cá nhân hay cục bộ và phe nhóm,... bị phát hiện và ngăn chặn bởi bên lập pháp, vốn có rất rất nhiều đại biểu (cũng là người có học thức và hiểu biết).

Tam quyền phân lập còn dựng lên một nhánh tư pháp độc lập và có quyền lực tối thượng, nhưng thứ quyền lực này lại không thể gây ảnh hưởng trực tiếp, và vì thế nó bị giới hạn ảnh hưởng khi tư pháp quyết định sai ảnh hưởng đến đất nước.

Như vậy, tam quyền phân lập tạo ra thế chân vạc giữa 3 bên:

  • Hành pháp có một người (hoặc một đảng) có thể ra mọi quyết định, và áp dụng ngay lập tức đến đất nước.
  • Lập pháp có thể ngăn chặn mọi quyết định của hành pháp, nhưng phải thông qua cơ chế bỏ phiếu và tranh luận công khai.
  • Tư pháp lại có quyền tối thượng, huỷ bỏ mọi quyết định của hành pháp, nhưng phải thực hiện đằng sau một lô các thủ tục pháp lý và tranh biện rất nhiều.

Nếu thế chân vạc này đổ vỡ, tức là 2 bên còn yếu so với bên còn lại, hoặc có một bên thứ tư đứng ra "lãnh đạo" cả 3 bên, thì đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy tập trung quyền lực và mất đi dân chủ đúng nghĩa. Tất nhiên, sau đó thì tham nhũng (của phe đang lãnh đạo) sẽ không kiểm soát nổi và người dân sẽ xem lá phiếu bầu cử là hình thức.

Điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là: Trong khi lập pháp được hình thành từ lá phiếu của người dân, thì tư pháp lại được hình thành từ tầng lớp tinh anh có hiểu biết sâu rộng. Chính xác hơn thì tư pháp xuất hiện KHÔNG PHẢI TRỰC TIẾP của người dân. Và vì thế nên không có chuyện "dân ngu" thì chọn ra tư pháp cũng ngu theo. Vấn đề chỉ là nếu cả nước không có người trí thức đủ để làm tư pháp thì mới có vấn đề.

Việc hình thành nhánh hành pháp thì mỗi nước lại có một lựa chọn riêng, Mỹ thì người dân tự bầu tổng thống độc lập với lập pháp, Úc thì phe đa số ở lập pháp sẽ chỉ định thủ tướng, ở Pháp thì người ta bầu tổng thống nhưng thủ tướng sẽ được chỉ định,... Có thể xem là tuỳ mỗi nước mà hình thức là pha trộn giữa "bầu tự do" hay "chọn trong giới tinh anh".

Vì thế, mình cho rằng bạn đưa ra 2 option để chọn 1 thì có vẻ không đúng với thực tế của các nước dân chủ.

Thứ ba, mình chưa thể đưa ra quan điểm của mình về vấn đề của bạn. Vì mình có cảm giác là bạn đang hiểu khác mình. Vì thế mình mới phân tích 2 điều trên. Nếu bạn đồng ý với cách hiểu của mình thì chúng ta tranh luận tiếp về chuyện nên chọn như thế nào. OK?

Tất nhiên, nếu bạn không đồng ý thì chúng ta chẳng có gì để tranh luận, vì cái giả định khác nhau thì tranh luận chỉ là vô ích.

Dù sao thi người dân đen như chúng tôi cũng chỉ mong muốn một xã hội bình yên và phát triển.có lẽ vì vậy nên chúng tôi chưa đủ dũng cảm để đổi lấy sự bình yên it nhất là cho đến thời điểm này.con bạn kém bạn cần dẫn dắt nó trước sau đó bạn mới bạn mới cho nó ra đời tự lập để bằng bạn bè chứ.học thật chậm hơn chút vẫn hơn là học vẹt học mót.hihi tôi nghĩ vậy
Kha nguyen
Bạn nói đúng ý tôi ở đây là người dân và chính quyền có giám dũng cảm đánh đổi hay không đấy mới là điều cần bàn đến.còn thực tế thế nào thì nó đã hiện diện mọi người đều thấy.quan trọng hơn nữa là chúng ta tìm được cách tối iu để đánh đổi điều đó

Mình cũng cho rằng đám đông nếu ra quyết định cũng sẽ bị dẫn dắt bởi một số ít những người có khả năng dẫn dắt đám đông. Không có cái gì tuyệt đối là tốt cả. Xã hội dân chủ sẽ tối ưu hơn với những đất nước quy mô dân số nhỏ và vừa, dân trí cao.

Mình ủng hộ dân chủ có kiểm soát ở những đất nươc kém phát triển và đang phát triển, đảm bảo cho đất nước đó được ổn định, hoà bình để tập trung phát triển kinh tế, nâng cao dân trí.

Kha nguyen
Tôi không áp đặt gi và cũng không thể áp đặt đó chỉ là ý kiến của riêng tôi.đấy gọi là dân chủ bạn ak.chứ áp đặt nhất khoát phải theo đường lối này đường lối kia mới phát triển được thi tôi nghĩ không phải vậy.dù là đường lối nào đi nữa thì cách thức thực thực hiện sao cho phù hợp với dân và làm cho đời sống của dân được bình an và phát triển mới là điều người dân chúng tôi mong muốn

2 xã hội dân chủ đầu tiên trên thế giới là 2 ví dụ điển hình cho việc đưa quyền lực vào tay "dân đen" và chỉ trao cho tầng lớp tinh hoa. Đó là nền Dân chủ Athens và Cộng hòa La Mã. Trong đó nền Dân chủ Athens trao quyền lực cho số đông, tức mỗi khi cần quyết định 1 vấn đề nào đó, toàn dân sẽ họp lại và cùng biểu quyết. Nền dân chủ này đã "chết yểu" chính bởi ý kiến đám đông. Cộng hòa La Mã thì khác, họ không trao quyền cho tất cả mọi người trong xã hội, mà chỉ trao cho các thành viên trong Viện Nguyên Lão, giống với Quốc hội ngày nay, và nền văn minh này rõ ràng đã phát triển rực rỡ hơn.

Phải qua hàng nghìn năm sau, những chế độ dân chủ khác mới tiếp nối nền Dân chủ Athens và Cộng hòa La Mã, đặc biệt có nền dân chủ kiểu Westminster của Anh mình rất thích. Nền dân chủ của Anh sự kết hợp giữa 2 nền dân chủ đầu tiên của nhân loại, với Quốc hội được chia ra làm 2 viện, viện quý tộc và viện thứ dân. Các thành viên trong viện quý tộc có thể coi như là tầng lớp tinh hoa của xã hội Anh, và họ được trao ghế trong viện quý tộc trọn đời. Còn viện thứ dân được xác định thông qua bầu cử theo nhiệm kỳ, đây là đại diện cho toàn thể nhân dân, hay "dân đen". Để tránh tình trạng phi dân chủ, Thủ tướng của Anh thường là lãnh đạo của viện thứ dân. Trong lịch sử chỉ có rất ít trường hợp 1 thành viên của viện quý tộc được Quân chủ Anh phong Thủ tướng.

Liên hệ tới xã hội Việt Nam hiện nay. Không bàn vội về lý thuyết của chủ nghĩa Marx. Mình thấy mô hình 1 đảng lãnh đạo cũng đang phát huy những mặt tích cực của nó, khi chỉ có những cá nhân có phẩm chất, "tinh hoa" của xã hội mới được kết nạp Đảng viên và tham gia vào nền chính trị. Nhưng đồng thời cũng không đoạn tuyệt quyền của "dân đen" thông qua số thành viên ít ỏi (nhưng vẫn có) của Quốc hội không có đảng phái.

Một ví dụ cho việc chế độ của Việt Nam đang phát huy tác dụng là ở chính sách đối ngoại. Khi phần lớn người dân đang có thiện cảm với Mỹ để chống Trung Quốc thì nhà nước vẫn kiên định với chính sách trung lập. Chính sách này đã nâng vị thế của Việt Nam rất nhiều. Sẽ ra sao nếu quyền lực được trao cho số đông và Việt Nam sẽ nghiêng hẳn về Mỹ, liệu chúng ta sẽ lại 1 lần nữa bị đồng minh bỏ rơi như Mỹ bỏ rơi VNCH hay Liên Xô bỏ rơi VN năm 1988.

Từ nền tảng xã hội chúng ta đang có hiện nay, mong rằng ta có thể nghiên cứu, phát triển mô hình nhà nước phù hợp nhất với bản chất xã hội, hài hòa, cân bằng quyền lợi giữa toàn dân và giới tinh hoa, và mô hình Westminster của Anh cùng là 1 mô hình rất đáng học tập.

Độc tài hay ko độc tài cũng là một bước để tiến đến xã hội tốt hơn điều quan trọng là khả năng "thông minh đa số chiếm của nhà cầm quyền" có lẽ trước tiên nên cải tiến tư tưởng và nền giáo dục là bước đầu cần làm
So sánh thì đa đảng sẽ minh bạch hơn pt hơn.còn bạn noi trình độ dân trí thì trình độ thật và trinh độ trên giấy tờ thống kê khác nhau đây bạn.học vẹt và học hiểu nó khác nhau mà bạn.đơn giản là ý thức vứt rác thui ak đã khó sử lý rui ấy chứ.hi
Kha nguyen
Bạn là người việt sinh sống ở nước ngoài bạn được tiếp xúc với nền văn minh tiên tiến hơn và bạn cũng có tư tưởng tiến bộ hơn.điều mà người dân như tôi đây cần phải học hỏi và thay đổi đó là tư tưởng tiến bộ hơn.tôi nghĩ điều này rất có ích cho quốc gia nếu số lượng người học hỏi được chiếm phần đa dân số trong tương lai