Gốc tự do là gì?

  1. Khoa học

Trong cơ thể con người thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động tế bào mang tính tích cực hoặc tiêu cực; có những chất tưởng như là thực phẩm chính đưa vào tế bào nhưng đồng thời làm hại tế bào và ngược lại. Gốc tự do và chất chống oxy hóa là một thí dụ.

Những phân tử này có liên hệ với nhau và ảnh hưởng tới con người rất nhiều, nhất là ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Vì sao như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề này.

Untitled-1

Gốc tự do (free radical) là bất cứ phân tử hóa học nào có một điện tử duy nhất (electron mang điện tích âm) hay một số lẻ điện tử. Do đó, nó không cân bằng về điện tử mà vốn dĩ nó là số chẵn nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng để chiếm đoạt điện tử nó thiếu từ các phân tử khác và lần lượt liên tiếp tạo ra chuỗi gốc tự do mới, gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào. Trong cuộc đời người sống 70 tuổi có khoảng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.

Theo các nhà khoa học, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: trước hết gốc tự do oxy hóa màng tế bào gây trở ngại việc thải chất bã và hấp thu chất dinh dưỡng; rồi gốc tự do tấn công các ty lạp thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, các enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được. Bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là khoa học gia đầu tiên nhận ra gốc tự do gây tổn thương tế bào và là một trong nhiều nguyên nhân gây sự hóa già, lão suy, Alzheimer, tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, ung thư. Có nhiều loại gốc tự do nguy hiểm như: superoxide, ozon, hydrogen peroxid, peroxy lipid, hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương tế bào. Nó có thể là sản phẩm của sự căng thẳng kéo dài, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, tia phóng xạ, thực phẩm có chất màu tổng hợp, hóa chất công nghiệp, nước có nhiều chlorin.

~ Trích:

Suckhoedoisong.vn



Từ khóa: 

gốc tự do

,

freeradical

,

khoa học

Thưa Anh. Trên quan điểm Khoa học, các nhà KH khó chấp nhận nguồn tài liệu tham khảo như trên ạ.
Trả lời
Thưa Anh. Trên quan điểm Khoa học, các nhà KH khó chấp nhận nguồn tài liệu tham khảo như trên ạ.