Nếu ngày đấy vua Quang Trung không đột ngột băng hà, vận mệnh nước Việt sẽ chuyển dòng theo hướng nào?

  1. Lịch sử

Tuần này, mình đã xin Noron! được mở phần "Tranh biện tuần 4". Mong mọi người tham gia tích cực trao đổi, thảo luận và tranh biện nhé.

Thời đại nhà Nguyễn theo cảm nghĩ của mình là thời đại rõ ràng nhất, chi tiết nhất, nhiều sử liệu nhất và gây nhiều tranh cãi nhất. Từ trước tới giờ, khi bàn về cuộc đối đầu giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, hầu hết mọi người đều có cái nhìn chưa thật khách quan (có thể những điều chúng ta tiếp thu đều mang tính chủ quan của người truyền đạt). Nay mình xin đưa ra chủ đề : "Nếu ngày đó vua Quang Trung không đột ngột băng hà, tình hình sẽ xoay chuyển theo hướng nào ? Quang Trung sẽ diệt được Nguyễn Ánh hay vẫn sẽ bị Nguyễn Ánh lật lại ? Đất nước sẽ thống nhất hay vẫn chia cắt, nếu thống nhất ai sẽ là thiên tử ? ... ". Lịch Sử không có chữ "nếu", nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta không được phép phân tích và đưa ra ý kiến của riêng mình.

Mình mở chủ đề này, mong muốn mọi người cùng thảo luận và tranh biện thật tích cực và khách quan. Mọi người hãy viết bài và sử dụng tính năng "bài viết liên kết" để tham gia nhé.

Sau 1 tuần, mình và noron! sẽ tổng hợp nội dung xuất sắc nhất để vinh danh và trao thưởng. Cảm ơn các bạn :)

https://cdn.noron.vn/2018/11/12/e1776449d67dd541117324a594df6f13.jpg
Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

nhà nguyễn

,

tây sơn

,

băng hà

,

nguyễn ánh

,

lịch sử

Chúng ta đã thấy được rằng, vào thời Tây Sơn đã có những chuyển biến khá sâu sắc về kinh tế lẫn văn hoá, giáo dục nhưng chưa được bao lâu thì chưa đầy 2 năm sau Đại chiến Quân Mãn-Thanh, vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vậy, nếu chúng ta đặt giả thuyết cho rằng "Nếu ngày ấy vua Quang Trung không qua đời" thì đất nước Việt Nam sẽ như thế nào?

Thứ nhất, về mặt lãnh thổ, nước ta sẽ có lãnh thổ toàn vẹn từ thời Vua Hùng dựng nước tới sau khi các Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi sang tận mũi Cà Mau. Sau khi đánh bại 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung đã tới yết kiến vua Càn Long. Sau những vụ nhượng bộ, vua Càn Long đã làm 2 việc. Đó là :

+Một là, xin gả Công chúa (Cách Cách) cho vua Quang Trung. 

+Hai là, trả lại 2 miền đất Quảng Tây, Quảng Đông lại cho Việt Nam. 

Nhìn ý kiến thứ nhất, chúng ta thấy nó rất dễ nhưng ý tiếp theo là ý mà các triều đại Việt Nam từ Ngô - Đinh-Tiền Lê cho đến Lê Trung Hưng không dễ làm được vì ở các triều đại trước nhà Tây Sơn, hầu hết đều thần phục Trung Hoa từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh. Mỗi năm đều giao cống nạp lễ vật cho các triều đại tương ứng của Trung Hoa. Riêng nhà Lê Sơ và Lê Trung Hưng nhà Minh và Thanh đã bắt nước ta cống nạp tượng vàng lấy cớ đền mạng Liễu Thăng. Nhưng từ thời Quang Trung đã có cách và vua Càn Long đã phải xoá bỏ tượng vàng cho Đại Việt. Nếu như vua Càn Long dám hứa dám làm cho vua Quang Trung thì đất nước ta sẽ trông như đầu Rồng uy nghi ngạo nghễ giữa trời xanh và sẽ không có con rồng Châu Á "Hồng Kông". 

Thứ hai, về kinh tế - Xã hội, đất nước ta sẽ chuyển biến tốt theo dòng thuận. Vua Quang Trung đã "Mở cửa ải, thông chợ búa" khiến cho kinh tế tăng. Tỉ lệ chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ giảm dần đáng kể và đất nước ta sẽ Thái bình thịnh trị trong một thời gian rất là dài nhưng nếu kinh tế lạc hậu thì vua Quang Trung đã có những kế hoạch dự thảo để đất nước phát triển về mặt kinh tế không thua kém các nước Châu Âu trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 

Thứ ba, về chính trị-ngoại giao . Ông đã sắp xếp lại bộ máy nhà nước, khiến cho đất nước 'đâu ra đấy' không có tình trạng hối lộ, thanh nhũng, cờ bạc..... Bên ngoại giao, ông đã có những tích cực lớn về đối diện Đông Á, Tây Âu và Bắc Mỹ. Ngoài khi ông thành lập quan hệ nước ta với Đại Thanh, Triều Tiên, Nhật Bản. Ông còn thiết lập quan hệ với các nước Tây Phương trong thời kỳ cách mạng Khoa Học - Kĩ Thuật và Tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,Hoa Kỳ,... Và nếu như đất nước ta quá lạc hậu thì vua Quang Trung sẽ tiên phong trở thành "thiên hoàng Minh Trị" trước 1868 để cải cách mọi mặt biến Việt Nam thành nước tư bản và đế quốc sánh cùng với Nhật Bản và Xiêm La. Không để bị biến thành thuộc địa của các nước Tây Phương. 

Thứ tư, về mặt văn hoá - Giáo dục, vua Quang Trung ra Chiếu Khuyến Học. Nhằm đào tạo những nhân tài cho đất nước mai sau xây dựng và phát triển. Đặc biệt, ông đã khuyến khích dạy chữ Nôm thay vì Chữ Hán bởi vì với một mục đích chung la thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Hoa. Ngoài ra, ông có dự định đưa những nhân tài giỏi nhất đi du học ở các nước phát triển như Anh.,Pháp, Đức, Hoa Kỳ,... Để đưa đất nước phát triển hơn. 

Thứ năm, về quân sự, ông đã áp dụng nền kỹ thuật của khoa học Tây Phương để áp dụng vào quân sự. Khiến nước ta ngày càng mạnh. Có thể thoát khỏi sự xâm lược của các nước trên thế giới. Nhất là Trung Hoa. 

Tóm lại, từ những điều này, nếu như vua Quang Trung không đột ngột băng hà thì vận mệnh nước Việt Nam sẽ có biến chuyển tốt theo dòng thuận. Biến nước ta trở thành một nước tư bản và có thể sẽ trở thành đế quốc và tận cùng là thực dân. Không bị thành thuộc địa của các nước Tây Phương và phát triển một cách thần kỳ. Vạn sự bình an và rất có thể sẽ qua mặt những con rồng Châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông. Sánh ngang với Nhật Bản. 

Trả lời

Chúng ta đã thấy được rằng, vào thời Tây Sơn đã có những chuyển biến khá sâu sắc về kinh tế lẫn văn hoá, giáo dục nhưng chưa được bao lâu thì chưa đầy 2 năm sau Đại chiến Quân Mãn-Thanh, vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vậy, nếu chúng ta đặt giả thuyết cho rằng "Nếu ngày ấy vua Quang Trung không qua đời" thì đất nước Việt Nam sẽ như thế nào?

Thứ nhất, về mặt lãnh thổ, nước ta sẽ có lãnh thổ toàn vẹn từ thời Vua Hùng dựng nước tới sau khi các Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi sang tận mũi Cà Mau. Sau khi đánh bại 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung đã tới yết kiến vua Càn Long. Sau những vụ nhượng bộ, vua Càn Long đã làm 2 việc. Đó là :

+Một là, xin gả Công chúa (Cách Cách) cho vua Quang Trung. 

+Hai là, trả lại 2 miền đất Quảng Tây, Quảng Đông lại cho Việt Nam. 

Nhìn ý kiến thứ nhất, chúng ta thấy nó rất dễ nhưng ý tiếp theo là ý mà các triều đại Việt Nam từ Ngô - Đinh-Tiền Lê cho đến Lê Trung Hưng không dễ làm được vì ở các triều đại trước nhà Tây Sơn, hầu hết đều thần phục Trung Hoa từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh. Mỗi năm đều giao cống nạp lễ vật cho các triều đại tương ứng của Trung Hoa. Riêng nhà Lê Sơ và Lê Trung Hưng nhà Minh và Thanh đã bắt nước ta cống nạp tượng vàng lấy cớ đền mạng Liễu Thăng. Nhưng từ thời Quang Trung đã có cách và vua Càn Long đã phải xoá bỏ tượng vàng cho Đại Việt. Nếu như vua Càn Long dám hứa dám làm cho vua Quang Trung thì đất nước ta sẽ trông như đầu Rồng uy nghi ngạo nghễ giữa trời xanh và sẽ không có con rồng Châu Á "Hồng Kông". 

Thứ hai, về kinh tế - Xã hội, đất nước ta sẽ chuyển biến tốt theo dòng thuận. Vua Quang Trung đã "Mở cửa ải, thông chợ búa" khiến cho kinh tế tăng. Tỉ lệ chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ giảm dần đáng kể và đất nước ta sẽ Thái bình thịnh trị trong một thời gian rất là dài nhưng nếu kinh tế lạc hậu thì vua Quang Trung đã có những kế hoạch dự thảo để đất nước phát triển về mặt kinh tế không thua kém các nước Châu Âu trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 

Thứ ba, về chính trị-ngoại giao . Ông đã sắp xếp lại bộ máy nhà nước, khiến cho đất nước 'đâu ra đấy' không có tình trạng hối lộ, thanh nhũng, cờ bạc..... Bên ngoại giao, ông đã có những tích cực lớn về đối diện Đông Á, Tây Âu và Bắc Mỹ. Ngoài khi ông thành lập quan hệ nước ta với Đại Thanh, Triều Tiên, Nhật Bản. Ông còn thiết lập quan hệ với các nước Tây Phương trong thời kỳ cách mạng Khoa Học - Kĩ Thuật và Tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,Hoa Kỳ,... Và nếu như đất nước ta quá lạc hậu thì vua Quang Trung sẽ tiên phong trở thành "thiên hoàng Minh Trị" trước 1868 để cải cách mọi mặt biến Việt Nam thành nước tư bản và đế quốc sánh cùng với Nhật Bản và Xiêm La. Không để bị biến thành thuộc địa của các nước Tây Phương. 

Thứ tư, về mặt văn hoá - Giáo dục, vua Quang Trung ra Chiếu Khuyến Học. Nhằm đào tạo những nhân tài cho đất nước mai sau xây dựng và phát triển. Đặc biệt, ông đã khuyến khích dạy chữ Nôm thay vì Chữ Hán bởi vì với một mục đích chung la thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Hoa. Ngoài ra, ông có dự định đưa những nhân tài giỏi nhất đi du học ở các nước phát triển như Anh.,Pháp, Đức, Hoa Kỳ,... Để đưa đất nước phát triển hơn. 

Thứ năm, về quân sự, ông đã áp dụng nền kỹ thuật của khoa học Tây Phương để áp dụng vào quân sự. Khiến nước ta ngày càng mạnh. Có thể thoát khỏi sự xâm lược của các nước trên thế giới. Nhất là Trung Hoa. 

Tóm lại, từ những điều này, nếu như vua Quang Trung không đột ngột băng hà thì vận mệnh nước Việt Nam sẽ có biến chuyển tốt theo dòng thuận. Biến nước ta trở thành một nước tư bản và có thể sẽ trở thành đế quốc và tận cùng là thực dân. Không bị thành thuộc địa của các nước Tây Phương và phát triển một cách thần kỳ. Vạn sự bình an và rất có thể sẽ qua mặt những con rồng Châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông. Sánh ngang với Nhật Bản. 

Theo tôi thấy, nếu vua Quang Trung còn sống thì Nguyễn Ánh sẽ thấy rằng đó là cái gai trong mắt ông ta và ông ta muốn giật bỏ cái gai chính mắt ông ta. Đó là vua Quang Trung.

Sau khi Nguyễn Ánh đã phải lánh nạn sang Xiêm La. Ông ta đã cầu viện cứu giúp vì bảo vệ tôn thất chúa Nguyễn. Nhưng sau vụ Rạch Gầm - Xoài Mút thì vua Quang Trung đã lột được bộ mặt thật của Nguyễn Ánh là hung thủ 'Cõng rắn cắn gà nhà'. Đề phòng bị ám sát, Nguyễn Ánh đã phải tìm Linh Mục Bá Đa Lộc để liên lạc với Vương triều Bourbon tức vua Louis XVI để ký hiệp ước. Mục đích là về quân sự để cần quân đi đánh trả lại với vua Quang Trung nhưng cũng không thành vì lúc bấy giờ, xã hội nước Pháp lầm than và có thể xảy ra cuộc Cách mạng Pháp để lật đổ vương triều Bourbon và chi tiết nhất là vua Louis XVI và Hoàng hậu Maria Antoinetre. Và chính cuộc cách mạng đã xảy ra nên không thành. Nguyễn Ánh đứng trước 2 nguy cơ :

-Thứ nhất, sẽ bị vua Quang Trung biết được và bí mật bắt cóc ông từ nước Pháp hoặc Xiêm La hay gần nhất là Nam Kỳ về xử tội. 

-Thứ hai, nếu không được vua Louis XVI đồng ý thì ông chính thức trở thành một người lưu vong sống trên nước ngoài(tức là ông tự trục xuất ông). 

Về phần vua Quang Trung, sau khi đánh bại âm mưu của Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh, đập tan cuộc xâm lược của 10 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thành. Ông đã thống nhất đất nước từ sau khi Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chia cắt năm 1625. Ông trở thành hoàng đế tức là ông đã trở thành thiên tử của nước "Việt Nam" và ông bắt đầu xây dựng đất nước trở nên phát triển. Vận mệnh nước ta sẽ phát triển thành nước tư bản rồi thành đế quốc tận cùng là thực dân, nước ta sẽ phát triển sánh ngang với Nhật Bản và vượt qua các con Rồng Châu Á 

Nếu như vua Quang Trung và Càn Long thiết lập lại bang giao và ổn định được Bắc Kỳ và Trung Kỳ thì sẽ kéo quân đánh Nam Kỳ dưới sự kiểm soát soát của tàn dư chúa Nguyễn và nhất là Nguyễn Ánh. Và theo tư duy quân sự và lịch sử kết hợp lại thì Vua Quang Trung chắc chắn sẽ nắm phần thắng vì ông từng đánh thắng quân Xiêm và Thanh và ông rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi trận đấu nhưng tuy nhiên, chúng ta lại phải nhức đầu vì Nguyễn Ánh lúc nào có trận với vua Quang Trung thì ông dùng kế sách cuối cùng "Tẩu là thượng sách" để bảo toàn tính mạng. 

Có thể đất nước còn lầm than hơn vì:

  • Nội bộ đất nước vẫn phân chia cát cứ các vùng khác nhau không thống nhất
  • Chiến tranh liên miên giữa các nhóm lợi ích chỉ dân đen là khổ nhất
  • Chưa chắc đất nước Việt Nam lại có hình chữ S như bây giờ mà có khi có thêm nhiều nước trên lãnh thổ hiện tại

Nếu Quang Trung còn sống, Việt - Thanh sẽ tiếp tục hòa hoãn, bang giao, đó là chính sách của Quang Trung để ổn định mạn bắc. Sau đó sẽ tập trung quân đội đánh Gia Định đang trong vòng kiểm soát của Nguyễn Ánh. Nếu so sánh về tư duy quân sự, khả năng điều binh thì phần thắng sẽ nghiêng về Quang Trung, và trên thực tế những lần đụng độ trước đó Quang Trung đều thắng. Nếu trận chiến này diễn ra thì điều cần bàn nhất là Nguyễn Ánh lại có thể "thoát chết" như những lần trước không mà thôi.

Đối với bản thân mình, tôi cảm thấy thực sự lịch sử của Việt Nam không có gì thay đổi thậm chí nếu các đời vua của Việt Nam có hay không có thì bánh xe lịch sử cũng không thay đổi gì lớn cả

Tôi có nhớ đọc về 1 bài viết của tác gia người pháp có nói về lịch sử như sau: "Đối với lịch sử của tất cả nền văn minh hay lịch sử của các quốc gia luôn luôn có sự kế thừa. Nếu như thay đổi 1 thứ gì đó sẽ làm thay đổi cả tiến trình lịch sử. Đối với lịch sử giống như 1 dây truyền hoạt động nếu 1 mắc xính hay 1 bánh răng hư hỏng thì toàn bộ dây chuyền sẽ thay đổi và dừng lại". Vì vậy khi nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử của Việt Nam không hề có những thứ ấy. Vì vậy tôi luôn tự nghĩ lịch sử Việt Nam thực sự có được coi như là dấu ấn lịch sử hay không? Và nếu như không có thì thử nghĩ rằng tiến trình lịch sử phát triển của Việt Nam nếu như hủy đi và mất đi các đời vua và các tướng lãnh nổi tiếng như Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,.... Thì tiến trình lịch sử có thể thay đổi làm ảnh hưởng đến hiện tại hay không? 

Có mấy vấn đề :
1. Nhân tâm không có, nội loạn không ngừng
2. Tăng cường chiến tranh sức dân mỏi mệt

3. Nguy cơ phú vs trà làm kèo chiến tranh hậu chiến tranh trăm năm trên đất nước ta 

4. Tiến hành nam chinh đánh chúa Nguyễn nhưng cái chính là không có đường đi, đường bô bị nhạc vs chân lạp ai lo chắn, đường thủy thì điểm tập kết thị nại vừa bị dập sml  nguy cơ 5 đầu thọ địch  

Điều mình hy vọng nhất đó là nếu Quang Trung không chết thì Nguyễn Ánh sẽ không thể lên làm vua, sẽ không có triều Nguyễn mà thay vào đó là 1 triều đại khác, sẽ có 1 ông vua có tư tưởng tiến bộ, sẽ có một cuộc cải cách sâu rộng và lịch sử sẽ đi theo 1 hướng khác