Hạ sốt uống trực tiếp và nhét hậu môn có gì khác nhau?

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ nhi khoa

Chào mọi người. Mình có một thắc mắc muốn hỏi mọi người là khi bé ốm, sốt mà dùng thuốc hạ sốt uống trực tiếp và nhét hậu môn ngoài cách thức ra thì có gì khác nhau và cách nào hiệu quả hơn ạ.

Từ khóa: 

mẹ và bé

,

sức khoẻ nhi khoa

Về cơ bản thì thuộc hạ sốt nhét hậu môn có ưu điểm là:

  • Tiện lợi: cụ thể là khi trẻ đang ngủ mà bị sốt cao thì chỉ cần nhét thuốc vào hậu môn cho trẻ mà không cần đánh thức trẻ dậy.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau nhét hậu môn sẽ tan rã ra nhanh và thuốc được giữ ở vị trí cần thiết, không bị đẩy ra ngoài bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.
  • Thuốc không qua gan, nên dùng thuốc hạ sốt có hiệu quả cao do không bị phá hủy ở gan và giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc.
  • Tránh được tương tác với bộ máy tiêu hóa, đặc biệt ở những trẻ bị sốt và tổn thương đường tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc hạ sốt nhét hậu môn không bị ảnh hưởng khi trẻ bị co giật hay nôn nên có hiệu quả hơn so với đường uống.

Song, so với thuốc hạ sốt uống trực tiếp thì thuốc nhét hậu môn cũng có những nhược điểm như là:

  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn ngấm trực tiếp vào máu, nhưng thuốc lại có tác dụng chậm và kéo dài hơn so với thuốc hạ sốt đường uống. Bên cạnh đó, vì nhét vào hậu môn nên ít khi phụ huynh lưu ý về liều lượng của thuốc nên dễ dẫn đến quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Dùng quá liều sẽ gây tổn hại đến các tế bào gan.
  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn khi đặt thường gây ngứa hậu môn, tuy nhiên về mức độ và tần suất ngứa sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và tăng theo thời gian.
  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn dễ gây nhiễm khuẩn khiến cho hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát. Do đó, trường hợp cho trẻ đặt thuốc vài ngày mà trẻ có biểu hiện đi ngoài thì cần dừng ngay.

Vì thế nên là nao con sốt quá mà lại không chịu uống thuốc hay uống xong lại bị nôn ra thì mẹ hẵng dùng phương pháp này nha. Hoặc mẹ có thể áp dụng các cách mà các mom đã chia sẻ ở đây khi con bị nôn sau khi uống thuốc nhé.

Trả lời

Về cơ bản thì thuộc hạ sốt nhét hậu môn có ưu điểm là:

  • Tiện lợi: cụ thể là khi trẻ đang ngủ mà bị sốt cao thì chỉ cần nhét thuốc vào hậu môn cho trẻ mà không cần đánh thức trẻ dậy.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau nhét hậu môn sẽ tan rã ra nhanh và thuốc được giữ ở vị trí cần thiết, không bị đẩy ra ngoài bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.
  • Thuốc không qua gan, nên dùng thuốc hạ sốt có hiệu quả cao do không bị phá hủy ở gan và giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc.
  • Tránh được tương tác với bộ máy tiêu hóa, đặc biệt ở những trẻ bị sốt và tổn thương đường tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc hạ sốt nhét hậu môn không bị ảnh hưởng khi trẻ bị co giật hay nôn nên có hiệu quả hơn so với đường uống.

Song, so với thuốc hạ sốt uống trực tiếp thì thuốc nhét hậu môn cũng có những nhược điểm như là:

  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn ngấm trực tiếp vào máu, nhưng thuốc lại có tác dụng chậm và kéo dài hơn so với thuốc hạ sốt đường uống. Bên cạnh đó, vì nhét vào hậu môn nên ít khi phụ huynh lưu ý về liều lượng của thuốc nên dễ dẫn đến quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Dùng quá liều sẽ gây tổn hại đến các tế bào gan.
  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn khi đặt thường gây ngứa hậu môn, tuy nhiên về mức độ và tần suất ngứa sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và tăng theo thời gian.
  • Thuốc hạ sốt nhét hậu môn dễ gây nhiễm khuẩn khiến cho hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát. Do đó, trường hợp cho trẻ đặt thuốc vài ngày mà trẻ có biểu hiện đi ngoài thì cần dừng ngay.

Vì thế nên là nao con sốt quá mà lại không chịu uống thuốc hay uống xong lại bị nôn ra thì mẹ hẵng dùng phương pháp này nha. Hoặc mẹ có thể áp dụng các cách mà các mom đã chia sẻ ở đây khi con bị nôn sau khi uống thuốc nhé.

Mẹ lưu ý là khi trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cần hạ sốt kịp thời, tránh để tình trạng sốt cao kéo dài. Trong trường hợp có nhiều bé bị sốt không chịu uống hay là sau khi uống thuốc hạ sốt thì bị nôn, trẻ sốt cao li bì khiến việc uống thuốc khó khăn...thì khi này mẹ nên dùng thuốc nhét hậu môn cho trẻ.
Còn trường hợp trẻ chỉ bị sốt bình thường, có thể uống thuốc được thì nên dùng thuốc hạ sốt dạng uống sẽ cho tác dụng nhanh và thích hợp hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông; không nên đắp chăn hay để trẻ nằm sát đệm hoặc chiếu vì có thể khiến phần da tiếp xúc với chiếu và đệm không thoát được nhiệt.