Hành vi tìm kiếm sự công nhận không lành mạnh?

  1. Tâm lý học

Mình thường xuyên đề cao ý kiến của người khác mà xem nhẹ, bác bỏ ý kiến của bản thân. Mình cũng luôn ở trong trạng thái lo lắng, bồn chồn và chờ đợi sự đồng tình từ người khác khi giải quyết một vấn đề nào đó. Liệu đó có phải là dấu hiệu của hành vi tìm kiếm sự công nhận không lành mạnh không?

Từ khóa: 

tâm lý học

Hầu hết mọi người đều muốn được công nhận. Bởi sự công nhận đem đến niềm tin, tiếp thêm sức mạnh và sự tự hào cho mỗi cá nhân. Khi được công nhận, khen thưởng đúng lúc, đúng nơi, lòng tự trọng của chúng ta sẽ được nâng cao, không những vậy, chúng ta sẽ càng thêm yêu thương và tin tưởng vào bản thân. Tuy nhiên, nếu quá kỳ vọng vào ý kiến của những người xung quanh, chúng ta sẽ đánh mất giá trị thực của chính mình và dễ rơi vào những hành vi không lành mạnh.

Vậy, hành vi như thế nào thì được xem là tìm kiếm sự công nhận không lành mạnh?

LUÔN NÓI “CÓ” VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Bạn thường đồng ý mọi lời đề nghị giúp đỡ bất kể bản thân có đang sẵn sàng để thực hiện hay không. Hành động này không chỉ xuất phát từ mong muốn được cống hiến mà còn bắt nguồn từ cảm giác muốn chinh phục và được công nhận.

Sự “cả nể” đôi khi không mang lại cho bạn sự tôn trọng mà còn khiến tinh thần và thể chất của bạn bị suy giảm. Bạn sẽ không thể tập trung sức lực, thời gian cho những mục tiêu và dự định riêng. Do đó, trong một số trường hợp, bạn cần dũng cảm nói “không” để thiết lập giới hạn, đồng thời khẳng định rõ giá trị của bản thân.

KHÔNG CÓ CHÍNH KIẾN

Bởi vì sợ người khác phán xét nên bạn không dám thể hiện quan điểm cá nhân. Bạn thường lựa chọn sự “nửa vời” trong cách hành xử để dễ dàng “thăm dò” ánh nhìn của người khác. Thay vì bày tỏ thái độ của bản thân, bạn lại hành xử theo hướng “gió chiều nào theo chiều nấy” và nói những câu “vô thưởng vô phạt”.

Khi bắt đầu có sự chú ý của mọi người xung quanh, “tiếng nói” của bạn sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Tuy vậy, “tiếng nói” đó lại bắt nguồn từ mong muốn và tâm thức của đám đông chứ không phải của bạn. Đa số những hành động của bạn đều chỉ để làm hài lòng người khác. Thậm chí, bạn còn đi ngược lại với giá trị, niềm tin cốt lõi của bản thân nhằm phù hợp và “vừa vặn” hơn với số đông.

QUYẾT ĐỊNH DỰA THEO Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC

Trong hầu hết sự lựa chọn, bạn đều phụ thuộc vào quan điểm của người khác. Dấu hiệu này cho thấy bạn không tin tưởng bản thân và luôn tìm kiếm sự đồng thuận. Tham khảo ý kiến của những người xung quanh là điều nên làm. Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào sự công nhận sẽ tước đi của bạn quyền tự do chọn lựa. Vì vậy, đừng nên trao số phận vào tay người khác mà hãy tự kiến tạo hiện thực cho chính mình, bạn nhé.

Trả lời

Hầu hết mọi người đều muốn được công nhận. Bởi sự công nhận đem đến niềm tin, tiếp thêm sức mạnh và sự tự hào cho mỗi cá nhân. Khi được công nhận, khen thưởng đúng lúc, đúng nơi, lòng tự trọng của chúng ta sẽ được nâng cao, không những vậy, chúng ta sẽ càng thêm yêu thương và tin tưởng vào bản thân. Tuy nhiên, nếu quá kỳ vọng vào ý kiến của những người xung quanh, chúng ta sẽ đánh mất giá trị thực của chính mình và dễ rơi vào những hành vi không lành mạnh.

Vậy, hành vi như thế nào thì được xem là tìm kiếm sự công nhận không lành mạnh?

LUÔN NÓI “CÓ” VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Bạn thường đồng ý mọi lời đề nghị giúp đỡ bất kể bản thân có đang sẵn sàng để thực hiện hay không. Hành động này không chỉ xuất phát từ mong muốn được cống hiến mà còn bắt nguồn từ cảm giác muốn chinh phục và được công nhận.

Sự “cả nể” đôi khi không mang lại cho bạn sự tôn trọng mà còn khiến tinh thần và thể chất của bạn bị suy giảm. Bạn sẽ không thể tập trung sức lực, thời gian cho những mục tiêu và dự định riêng. Do đó, trong một số trường hợp, bạn cần dũng cảm nói “không” để thiết lập giới hạn, đồng thời khẳng định rõ giá trị của bản thân.

KHÔNG CÓ CHÍNH KIẾN

Bởi vì sợ người khác phán xét nên bạn không dám thể hiện quan điểm cá nhân. Bạn thường lựa chọn sự “nửa vời” trong cách hành xử để dễ dàng “thăm dò” ánh nhìn của người khác. Thay vì bày tỏ thái độ của bản thân, bạn lại hành xử theo hướng “gió chiều nào theo chiều nấy” và nói những câu “vô thưởng vô phạt”.

Khi bắt đầu có sự chú ý của mọi người xung quanh, “tiếng nói” của bạn sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Tuy vậy, “tiếng nói” đó lại bắt nguồn từ mong muốn và tâm thức của đám đông chứ không phải của bạn. Đa số những hành động của bạn đều chỉ để làm hài lòng người khác. Thậm chí, bạn còn đi ngược lại với giá trị, niềm tin cốt lõi của bản thân nhằm phù hợp và “vừa vặn” hơn với số đông.

QUYẾT ĐỊNH DỰA THEO Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC

Trong hầu hết sự lựa chọn, bạn đều phụ thuộc vào quan điểm của người khác. Dấu hiệu này cho thấy bạn không tin tưởng bản thân và luôn tìm kiếm sự đồng thuận. Tham khảo ý kiến của những người xung quanh là điều nên làm. Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào sự công nhận sẽ tước đi của bạn quyền tự do chọn lựa. Vì vậy, đừng nên trao số phận vào tay người khác mà hãy tự kiến tạo hiện thực cho chính mình, bạn nhé.