Hệ thống kinh tế nào tốt hơn cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội?

  1. Lịch sử

  2. Xã hội

Từ khóa: 

tư bản

,

chủ nghĩa

,

xã hội

,

lịch sử

,

xã hội

Mình nghĩ sự tiến bộ trong công nghệ, công nghiệp, và hoà bình là thứ tốt nhất để phát triển kinh tế - xã hội. 

Cả hai chủ nghĩa tư bản và xã hội đều đã có những tấm gương sáng chói và nức nẻ trong lịch sử. Vấn đề lớn nhất chính là dựa vào tư tưởng làm cột sống cho một nền kinh tế. Như Đặng Tiểu Bình từng nói: "không quan trọng con mèo đen hay trắng, quan trọng là nó bắt được chuột."

Một nền kinh tế cần có sự linh hoạt, nhưng cũng quan trọng không kém là sự kiềm chế từ những người có quyền hành. Đa số quốc gia trên thế giới áp dụng với một mức độ nào đó cả hai chủ nghĩa này.

Vì có sự đóng góp của dân chúng thường sẽ tăng nhanh đà phát triển, trao quyền kiểm soát cho người dân, tạo sự linh hoạt trong thị trường, gia tăng cạnh tranh dẫn đến nâng cấp chất lượng. Nhưng sự kiểm soát của chính phủ để giúp giảm thiểu tính ham tiền của thị trường để chúng không gây hại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, môi trường, độc quyền, và quyền công dân.

Ban đầu, một đất nước có thể đi theo và trung thành với một chủ nghĩa, nhưng dần dần, thường đất nước đó sẽ trung hoà hơn và chấp nhận một chút chủ nghĩa khác. Bởi vì chúng ta không nên dựa một nền kinh tế phức tạp vào tính "trên giấy tờ" của tư tưởng. Thay vì đó, chúng ta nên tập trung vào những thứ hiệu quả: xây dựng nền công nghiệp phát triển, tập trung vào tiến bộ công nghệ, đầu tư vào giáo dục, y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng và thượng tầng. 

Đây là một điểm mà cả hai chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều đồng ý. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/25/dd1y17d-47905703-813d-40a4-822d-3b3f5e0a5fab-1666712799.jpg
(tranh cổ động của Liên Minh Sô Viết)
https://cdn.noron.vn/2022/10/25/6cht1l2dtrq41-1666712877.jpg
(tranh cổ động của Hoa Kỳ) 
-
Cả hai quốc gia này, mặc dù khác nhau trong tư tưởng và chủ nghĩa kinh tế, đều sử dụng tàu hoả (đại diện cho nền công nghiệp) để đại diện cho bản thân mình cho thấy một sự phổ cập và thống nhất hai đất nước.
Nền câu trả lời của mình là: đừng quan tâm đến tư tưởng, hãy quan tâm đến sức khoẻ của kinh tế, môi trường, và xã hội. Và đừng bị mù quáng bởi tư tưởng với một "thiên đường giả tưởng", mà hãy quan tâm đến sự bền vững và khoẻ mạnh của đất nước và thế giới. 
Dù là chủ nghĩa xã hội hay tư bản, thì mình nghĩ cả hai đã là bước tiến cho nhân loại rồi, vì cả hai thay thế chủ nghĩa phong kiến. 
Trả lời

Mình nghĩ sự tiến bộ trong công nghệ, công nghiệp, và hoà bình là thứ tốt nhất để phát triển kinh tế - xã hội. 

Cả hai chủ nghĩa tư bản và xã hội đều đã có những tấm gương sáng chói và nức nẻ trong lịch sử. Vấn đề lớn nhất chính là dựa vào tư tưởng làm cột sống cho một nền kinh tế. Như Đặng Tiểu Bình từng nói: "không quan trọng con mèo đen hay trắng, quan trọng là nó bắt được chuột."

Một nền kinh tế cần có sự linh hoạt, nhưng cũng quan trọng không kém là sự kiềm chế từ những người có quyền hành. Đa số quốc gia trên thế giới áp dụng với một mức độ nào đó cả hai chủ nghĩa này.

Vì có sự đóng góp của dân chúng thường sẽ tăng nhanh đà phát triển, trao quyền kiểm soát cho người dân, tạo sự linh hoạt trong thị trường, gia tăng cạnh tranh dẫn đến nâng cấp chất lượng. Nhưng sự kiểm soát của chính phủ để giúp giảm thiểu tính ham tiền của thị trường để chúng không gây hại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, môi trường, độc quyền, và quyền công dân.

Ban đầu, một đất nước có thể đi theo và trung thành với một chủ nghĩa, nhưng dần dần, thường đất nước đó sẽ trung hoà hơn và chấp nhận một chút chủ nghĩa khác. Bởi vì chúng ta không nên dựa một nền kinh tế phức tạp vào tính "trên giấy tờ" của tư tưởng. Thay vì đó, chúng ta nên tập trung vào những thứ hiệu quả: xây dựng nền công nghiệp phát triển, tập trung vào tiến bộ công nghệ, đầu tư vào giáo dục, y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng và thượng tầng. 

Đây là một điểm mà cả hai chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều đồng ý. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/25/dd1y17d-47905703-813d-40a4-822d-3b3f5e0a5fab-1666712799.jpg
(tranh cổ động của Liên Minh Sô Viết)
https://cdn.noron.vn/2022/10/25/6cht1l2dtrq41-1666712877.jpg
(tranh cổ động của Hoa Kỳ) 
-
Cả hai quốc gia này, mặc dù khác nhau trong tư tưởng và chủ nghĩa kinh tế, đều sử dụng tàu hoả (đại diện cho nền công nghiệp) để đại diện cho bản thân mình cho thấy một sự phổ cập và thống nhất hai đất nước.
Nền câu trả lời của mình là: đừng quan tâm đến tư tưởng, hãy quan tâm đến sức khoẻ của kinh tế, môi trường, và xã hội. Và đừng bị mù quáng bởi tư tưởng với một "thiên đường giả tưởng", mà hãy quan tâm đến sự bền vững và khoẻ mạnh của đất nước và thế giới. 
Dù là chủ nghĩa xã hội hay tư bản, thì mình nghĩ cả hai đã là bước tiến cho nhân loại rồi, vì cả hai thay thế chủ nghĩa phong kiến. 
Trên lí thuyết là chủ nghĩa Cộng Sản đó bạn. Nhưng hiện giờ được xem như là không tưởng. Tuy nhiên tôi vẫn muốn tin nó sẽ có thật. Chủ sợ con người không tồn tại đủ lâu, chiến tranh có thể khiến cả nhân loại diệt vong trước khi chủ nghĩa cộng sản thành công.
Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đều là trái của cây độc dược. Chúng trông đẹp trên giấy, nhưng chúng không bao giờ thành công trong thực tế.
Ý tưởng đằng sau chủ nghĩa cộng sản là mọi người chia sẻ và nâng đỡ nhau. Khi tất cả chúng ta đều giúp đỡ lẫn nhau, cuộc sống sẽ tốt hơn đúng không? Nhưng vấn đề là nếu không có tư lợi, con người có rất ít động lực để làm việc chăm chỉ. Họ làm ở mức tối thiểu và đất nước không tiến bộ. Có rất ít đổi mới hoặc phát minh và thường thì các nền kinh tế trở nên trì trệ và phải vật lộn để theo kịp phần còn lại của thế giới. 
Về mặt lịch sử, lý tưởng cộng sản cũng được hình thành dưới các chế độ quân sự độc tài (có thể nói là hoàn toàn không phải là cộng sản). Vì vậy, thay vì mọi người cùng chia sẻ, chúng ta hãy bắt mọi người làm việc vì những gì họ muốn! Trong chủ nghĩa tư bản, nếu bạn làm việc chăm chỉ hơn, bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Mọi người đều có cơ hội nhận được nhiều hơn nếu họ muốn, phải không? Nhưng thật không may, điều này cũng không chính xác.
Trong các xã hội thuần túy tư bản, cách duy nhất để trở nên giàu có là sinh ra giàu có. Họ thường không bảo vệ được người lao động và tạo ra sự rạn nứt không thể vượt qua giữa người giàu và người nghèo. Khi sức khỏe, mức lương và mức sống kém phổ biến trong tất cả các ngành, không có sự cạnh tranh giữa các công ty để đối xử tốt hơn với nhân viên, khiến người lao động bị mắc kẹt trong những công việc tồi tệ mà không có lựa chọn chỉ để tồn tại. Những người vẫn giàu có thường theo cách đó bởi vì họ đã sinh ra giàu có, không phải vì họ kiếm được nó, và những người sinh ra nghèo không thể mua được giáo dục đại học, các khoản vay kinh doanh, bất động sản hoặc bất kỳ phương tiện nào mà họ có thể cần thử và vượt qua khoảng cách. Ngoài ra, những xã hội này LUÔN LUÔN cho thấy sự khác biệt cực độ giữa các chủng tộc khác nhau, không có sự đền bù cho sự thành kiến ​​về chủng tộc hoặc giới tính. Nhiều người sẽ khẳng định “triều cường đánh chìm tất cả các tàu thuyền” nhưng về mặt lịch sử, triều cường chỉ tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. 
Về cơ bản, các xã hội tư bản thuần túy mặc định có một chế độ đầu sỏ, nơi người giàu thống trị thế giới và người nghèo là đầy tớ của họ.
Chủ nghĩa xã hội về cơ bản có nghĩa là một thị trường tập hợp vừa phải bảo vệ chăm sóc sức khỏe, mức lương tối thiểu và một số quyền lợi của người lao động. Có các chương trình giúp người nghèo, giáo dục dễ tiếp cận (nhưng không phải lúc nào cũng miễn phí) và các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn sự không phù hợp về chủng tộc hoặc giới tính trong việc tuyển dụng và tiếp cận. Các công ty vẫn có quyền tự do cạnh tranh và cố gắng tạo ra lợi nhuận, nhưng họ được kỳ vọng sẽ trả công bằng cho nhân viên của mình trong quá trình này. Những người làm việc toàn thời gian được mong đợi có thể sống một cuộc sống hợp lý. Về cơ bản, nếu ai đó đang làm việc 40 giờ mỗi tuần, họ sẽ không ở trong tình trạng nghèo đói (như họ đang ở trong hệ thống hiện tại). Nên tôi cho rằng hiện tại không có hệ thống kinh tế nào tốt hơn chủ nghĩa xã hội.

Ưu việt nhất chính là chủ nghĩa cá nhân. Dân khôn dân hiểu biết, dân trí cao thì đất nước sẽ vững mạnh

Để khẳng định cái nào tốt nhất cần đặt vào 1 bối cảnh nhất định và rõ ràng, nếu trong bối cảnh hiện tại thì chưa có 

Chưa có. Tôi chỉ đang cho rằng Chủ nghĩa tư bản là tốt hơn cả. Bởi nó là hệ thống kinh tế duy nhất được biết đến để tạo ra của cải, chứ không phải là phân phối của cải. Chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất trên trái đất đã giúp 90% dân số thế giới thoát khỏi đói nghèo - mặc dù nghèo đói là tình trạng tự nhiên của con người trong nhiều thiên niên kỷ.

Đầu tiên là CNXH và Marxist là 2 phạm trù khác nhau, Marxist là CNXH thì đúng chứ nói CNXH chắc chắn là Marxist là sai ! thứ 2, nói thẳng ra kinh tế tập trung kiểu Marxist là sai ngay từ phần lý thuyết cmnr, giờ ngồi phân tích ra thì tốn thời gianvl, nên mình sẽ lấy vài vd thực tế để cm: đông Âu, liên Xô, trung Quốc, bắc Hàn, Việt Nam, câm puchia. Còn ở đây ai múôn thực tế hơn nữa thì về hỏi ông bà bô sống ở thời bao cấp là biết nó sai ở đâu liền...
https://cdn.noron.vn/2022/12/27/photo-1586682384147-1586682384147995133287-1672136339.jpg

Hiện có nhiều hệ tư tưởng khác nhau đi kèm với với các hệ thống kinh tế khác nhau, nhưng phần lớn đều là các nhánh nhỏ được phát triển từ chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội mà ra thôi. Không có gì khác biệt quá nhiều. Nếu bạn hỏi "ngoài các học thuyết kinh tế của các chủ nghĩa hiện đại, thì học thuyết của chủ nghĩa nào được coi là tốt nhất" thì may ra tôi có câu trả lời, đó là chủ nghĩa trọng thương. 

quan trọng là định nghĩa của bạn về Hệ thống Kinh tế tốt hơn? tạo ra công ăn việc làm giá trị thặng dư vượt bậc và bỏ mặc mọi thứ khác (môi trường, đạo đức, xã hội..), hay là tạo ra sự hạnh phúc?

một xã hội được coi là ưu việt khi con người hạnh phúc, giáo dục y tế được chăm lo đầy đủ, không chiến tranh bệnh tật, tự nhiên và con người cùng chung sống hoà bình. chỉ có thể nói là đất nước nào đang hạnh phúc, chứ đặt vào hệ thống thì rõ ràng là các nước bắc âu đang làm tốt hơn điều này, và họ thuộc cái khung của tư bản chủ nghĩa, nhưng không có nghĩa là tư bản chủ nghĩa rập khuôn.

còn theo quan điểm của tôi, một hệ thống kinh tế ưu việt vượt bậc là một hệ thống tự nó vận hành, con người chả thèm quan sát hay động tay vào kiểm soát mà chỉ cần hưởng thụ sự vô lo về vật chất (ăn mặc ở ) từ kết quả do nó mang lại, đem kết quả đó sử dụng vào các mục đích vì sự bền vững của trái đất, tận hưởng niềm vui sướng tự tại về mặt tinh thần. tôi vẫn đang chờ nó xuất hiện haha..