Hoàng Hậu Trần Thị Dung có thất tiết, phản bội vua Lý Huệ Tông?

  1. Lịch sử

Hoàng Hậu Trần Thị Dung (tên thật là Trần Thị Ngừ) được biết đến vợ của Lý Huệ Tông, hoàng hậu cuối cùng của vương triều nhà Lý, mẹ ruột nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam Lý Chiêu Hoàng, và cũng là người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc mở đường cho họ Trần tiến đến ngôi vị cao nhất, lật đổ nhà Lý.

Cuộc đời Trần Thị Dung kể từ khi kết thân với vua gặp không ít thăng trầm. Nhưng tựu chung, bà được vua Lý Huệ Tông rất mực tin yêu, chiều chuộng, bất chấp mọi thị phi. Sử sách để lại rằng, Trần Thị Dung không được lòng Đàm Thái Hậu, đã rất nhiều lần muốn ra tay sát hại, vua Lý Huệ Tông luôn đứng ra can gián, bảo vệ, khi trực tiếp, khi âm thầm. Mặc dù thế, Đàm thái hậu vẫn tiếp tục tìm mọi cách để có thể giết chết Trần Thị Dung. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của Trần Thị Dung. Vua Lý Huệ Tông biết được điều này song không thể can ngăn mẫu thân bèn cùng ăn với Trần Thị Dung. Mỗi bữa ăn, vua Huệ Tông thường chia cho Trần Thị Dung một nửa thức ăn của mình để đảm bảo sự an toàn cho phu nhân. Không những thế, vua Lý Huệ Tông luôn luôn cho bà theo sát bên cạnh mình, gần như không lúc nào rời bước. Thời đại phong kiến, với hàng nghìn cung nữ, phi tần, thật hiếm có vị vua nào chung thủy, hết mực yêu thương một người phụ nữ đến vậy.

Nhưng chỉ không lâu sau khi vua Lý Huệ Tông mất, Trần Thị Dung đã lấy Trần Thủ Độ (em con chú ruột của mình). Người đời cho rằng việc Trần Thị Dung tái giá với Trần Thủ Độ không chỉ là “thất tiết” mà còn được xem là một hành động phản bội nặng nề với triều Lý. Trước hết là vì vua Lý Huệ Tông đã vô cùng thương yêu Trần Thị Dung, luôn cố gắng làm mọi điều tốt đẹp để bảo vệ bà. Trái ngang thay, người mà Trần Thị Dung tái giá không ai khác lại chính là người đã vừa bức hại chồng mình và cũng là kẻ đã khiến cho quyền lực nhà Lý rơi vào tay nhà Trần, Trần Thủ Độ.

Theo bạn, trong câu chuyện này, Hoàng Hậu Trần Thị Dung có thất tiết, phản bội vua Lý Huệ Tông như người đời trách cứ?

Từ khóa: 

lịch sử

Theo ý kiến của anh, Trần Thị Dung không yêu Lý Sảm, thật sự bà lấy chỉ vì gia đình gả cho thái tử vậy thôi. Crush của nàng là Phùng Tá Chu, bạn thân anh trai Trần Tự Khánh. Tiếc là hai người không đến được với nhau

Lý Sảm hiền lành nhưng thần kinh rung rinh, lại đau ốm nhiều, không abc xyz với vợ được. Lại thêm Trần Thủ Độ vốn mê nàng từ trước. Vô cung thì lửa gần rơm, cháy mẹ căn nhà họ Lý luôn. Huệ Tông bị cắm sừng ngay khi còn sống chứ không phải chờ tới lúc băng hà. :))

Trả lời

Theo ý kiến của anh, Trần Thị Dung không yêu Lý Sảm, thật sự bà lấy chỉ vì gia đình gả cho thái tử vậy thôi. Crush của nàng là Phùng Tá Chu, bạn thân anh trai Trần Tự Khánh. Tiếc là hai người không đến được với nhau

Lý Sảm hiền lành nhưng thần kinh rung rinh, lại đau ốm nhiều, không abc xyz với vợ được. Lại thêm Trần Thủ Độ vốn mê nàng từ trước. Vô cung thì lửa gần rơm, cháy mẹ căn nhà họ Lý luôn. Huệ Tông bị cắm sừng ngay khi còn sống chứ không phải chờ tới lúc băng hà. :))

Mỗi thời mỗi khác, thời đó theo quan niệm của nho giáo "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" thế nên việc tái giá với ai đi chăng nữa thì đều là ko ổn đều bị coi là thất tiết cả.

Tuy nhiên, kể cả là bà ko muốn tái giá thì có thể được sao - người trong giang hồ, thân bất do kỷ. Lúc đó đại quyền nhiếp chính nằm trong tay Trần Thủ Độ, ông muốn gì mà chẳng được.