Học lệch có phải vấn nạn?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Ko, cá nhân mình thấy còn lệch ít quá.

Vấn đề mình thấy ở việc học phổ thông. Ví dụ các bạn có thiên hướng theo ngành kỹ thuật như toán-tin, lý hóa, sinh học... thì có cần thiết phải:

- Học văn đến mức phân tích cảm nghĩ của 1 ông tác giả nào đấy, có 1 đoạn thơ mấy câu mà viết cả mấy trang, cuối cùng chấm điểm theo cảm nghĩ của giáo viên;

- Nhớ vào ngày, tháng, năm, giờ nào, quân ta tiêu diệt được bao nhiêu tên địch...

Hay các bạn muốn theo các ngành xã hội thì có cần thiết:

- Phải đi tính điện thế, cường độ dòng điện, tính xem con lắc lên cao bao nhiêu, bao giờ thì dừng;

- Điều chế muối gì đấy như thế nào, đổ dung dịch này vào dung dịch kia thì ra bao nhiêu g kết tủa...

Toàn những kiến thức đúng nghĩa chỉ dùng để đi thi lấy điểm cao đẹp học bạ chứ nó chẳng giúp ích gì cho học sinh cả, thi xong giải tán hết.

Vấn nạn của giáo dục của chúng ta là vừa thừa lại vừa thiếu:

- Văn thay vì dạy cho học sinh cách viết 1 bài văn sao cho mạch lạc, đủ các thành phần; với mỗi dạng bài luận nên viết theo cách thế nào là phù hợp, triển khai ra sao, chuyển giữa các ý sao cho mượt thì chúng ta biến học sinh thành những con vẹt học thuộc thơ, học thuộc cảm nghĩ của giáo viên.

- Toán thay vì dạy cho hs tại sao lại nghĩ ra được cách giải bài tập như vậy, tại sao lại suy luận như thế. Dạy cho hs biết những kiến thức này sẽ được áp dụng ở đâu, như thế nào, cho các em niềm yêu thích với môn học thì chúng ta biến hs thành thợ giải bài tập.

- Lý hóa cũng tương tự toán.

- Lịch sử cũng dạy đúng theo kiểu con vẹt, học thuộc từng ngày tháng năm, từng con số để làm bài kiểm tra.

- ...

Tóm lại, cá nhân mình thấy việc cào bằng tất cả như nhau, phải học như nhau trên tất cả các môn, bất kể mong muốn của hs là gì, hướng phát triển của hs như thế nào là một kiểu giáo dục ko ổn.

Trả lời

Ko, cá nhân mình thấy còn lệch ít quá.

Vấn đề mình thấy ở việc học phổ thông. Ví dụ các bạn có thiên hướng theo ngành kỹ thuật như toán-tin, lý hóa, sinh học... thì có cần thiết phải:

- Học văn đến mức phân tích cảm nghĩ của 1 ông tác giả nào đấy, có 1 đoạn thơ mấy câu mà viết cả mấy trang, cuối cùng chấm điểm theo cảm nghĩ của giáo viên;

- Nhớ vào ngày, tháng, năm, giờ nào, quân ta tiêu diệt được bao nhiêu tên địch...

Hay các bạn muốn theo các ngành xã hội thì có cần thiết:

- Phải đi tính điện thế, cường độ dòng điện, tính xem con lắc lên cao bao nhiêu, bao giờ thì dừng;

- Điều chế muối gì đấy như thế nào, đổ dung dịch này vào dung dịch kia thì ra bao nhiêu g kết tủa...

Toàn những kiến thức đúng nghĩa chỉ dùng để đi thi lấy điểm cao đẹp học bạ chứ nó chẳng giúp ích gì cho học sinh cả, thi xong giải tán hết.

Vấn nạn của giáo dục của chúng ta là vừa thừa lại vừa thiếu:

- Văn thay vì dạy cho học sinh cách viết 1 bài văn sao cho mạch lạc, đủ các thành phần; với mỗi dạng bài luận nên viết theo cách thế nào là phù hợp, triển khai ra sao, chuyển giữa các ý sao cho mượt thì chúng ta biến học sinh thành những con vẹt học thuộc thơ, học thuộc cảm nghĩ của giáo viên.

- Toán thay vì dạy cho hs tại sao lại nghĩ ra được cách giải bài tập như vậy, tại sao lại suy luận như thế. Dạy cho hs biết những kiến thức này sẽ được áp dụng ở đâu, như thế nào, cho các em niềm yêu thích với môn học thì chúng ta biến hs thành thợ giải bài tập.

- Lý hóa cũng tương tự toán.

- Lịch sử cũng dạy đúng theo kiểu con vẹt, học thuộc từng ngày tháng năm, từng con số để làm bài kiểm tra.

- ...

Tóm lại, cá nhân mình thấy việc cào bằng tất cả như nhau, phải học như nhau trên tất cả các môn, bất kể mong muốn của hs là gì, hướng phát triển của hs như thế nào là một kiểu giáo dục ko ổn.

Cá nhân mình thấy học đều tất cả các môn mới là vấn nạn. Cái gì cũng biết thì ko thể biết cho chuyên sâu hết được. Và đó chính là cái kém, người ta cần 1 kỹ sư tính toán nhanh nhạy chứ ko cần 1 kỹ sư tính toán xoàng xoàng mà biết làm thơ. Đọc 1 bài thơ người ta cũng chỉ cần 1 cái lai láng của văn chương chứ ko cần cái chính xác của toán học (kiểu như: Trên cánh đồng có 1/2 con bò đen). Vậy thì học giỏi những thứ ko quá cần thiết để làm gì? khi nó là thứ chiếm hết 1 phần thời gian như những thứ cần thiết. Những thứ ít cần hơn thì chỉ học cho biết, như bác sỹ chiến trường, chỉ cần biết cầm súng bắn là đc, vì cái nhiệm vụ chủ yếu là cứu đc bao nhiêu thương binh chứ ko phải là diệt đc bao nhiêu kẻ địch. Thời gian tập bắn nhanh, nhắm chuẩn để dành trau dồi kiến thức y khoa thì tốt hơn.

Do đó, học lệch là cần thiết, ngay cả việc phân ban từ cấp phổ thông đã là học lệch rồi đấy thôi, chương trình mới - giáo dục STEM cũng lệch đấy thôi. Nên nó chẳng phải là vấn nạn mà ngược lại, nhất là những năm định hình tương lai.

Tất nhiên, ko phải những môn khác là ko quan trọng, kỹ sư ko cần làm thơ nhưng cũng biết chút văn chương để viết cái báo cáo cho lưu loát, bác sỹ ko chuyên cầm súng nhưng cũng phải biết bắn để phản kháng lỡ lúc địch thọc sâu. Học sinh học lệch các môn chính, nhưng thi ko phải chỉ có 2-3 môn, học lệch mà bỏ hẳn các môn còn lại thì hậu quả cũng khó lường lắm đấy.

Chào Tít, anh nghĩ học lệch là một vấn đề tồn tại cộng sinh với hình thức học thụ động. Để khắc phục, anh em ta cần phát huy tinh thần tự học. Anh nhận thấy khá nhiều người đã nhận ra ý nghĩa và giá trị của tự học rồi đó.

Chúc em tự học vui và nếu cần tham khảo thêm về các phương pháp tự học thì em còm bên dưới nhé, anh sẽ rất vui khi được chia sẻ thêm với em. (để em yên tâm, thì trước anh là giáo viên dạy kỹ năng tự học đó :))