Hơn 10.000 YouTuber Việt chưa đóng thuế

  1. Xã hội

  2. Luật pháp

Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5.000 kênh đăng ký, kê khai, chịu sự quản lý và nộp thuế tại Việt Nam (trong đó có khoảng 350 kênh có doanh thu lớn, từ 1 triệu người đăng ký theo dõi trở lên); vẫn còn hơn 10.000 kênh chưa kê khai, nộp thuế. Còn theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền thuế thu về từ các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook trong năm 2019 - 2020 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

https://cdn.noron.vn/2021/03/30/2741962366362414-1617098467.jpg

Trốn, tránh và trù hoạch thuế

Báo Đầu Tư ngày 20/3/2021 viết: Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, số thuế nêu trên đến từ 2 nguồn: các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook tự kê khai thuế và nộp vào ngân sách; cơ quan thuế xác định số thuế mà các cá nhân phải nộp khi thực hiện nhiệm vụ về quản lý thuế.

“Đây là số thu đối với riêng cá nhân có phát sinh doanh thu từ Google, Facebook… và được xác định thông qua phần doanh thu mà doanh nghiệp trả cho cá nhân qua hoạt động quảng cáo. Có trường hợp cá nhân tự kê khai, có trường hợp là cơ quan thuế yêu cầu cung cấp”,

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân (mức thuế được xác định dựa trên ngành nghề kinh doanh). Với doanh thu “khủng” của 10.000 kênh bật chức năng kiếm tiền mà ngành thuế chưa thống kê, quản lý được, Nhà nước đang thất thu một nguồn thuế rất lớn.

Thời báo Tài chính Việt Nam ngày 20/3/2021 đưa tin Tổng cục Thuế vừa tổ chức Hội thảo “Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số của nhà cung cấp ở nước ngoài”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Xuân Bách mong muốn được cùng các đơn vị tham dự trao đổi, nắm bắt kinh nghiệm quốc tế, những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp có thể gặp phải với dự thảo hiện nay, để từ đó hoàn thiện quy định, hướng dẫn cụ thể các nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng kinh tế số của nhà cung cấp ở nước ngoài nhằm đáp ứng 2 yêu cầu. Thứ nhất, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp ở nước ngoài hoạt động phát triển tốt, kê khai, nộp thuế một cách đơn giản, thuận tiện. Thứ hai, quản lý thu thuế đầy đủ, thực hiện đúng theo quy định và công bằng đối với tất cả các tổ chức trong và ngoài nước có hoạt động kinh doanh TMĐT.

“Thông qua hội thảo, Tổng cục Thuế mong muốn tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các nhà cung cấp ở nước ngoài cùng tập trung nghiên cứu về kinh doanh dựa trên nền tảng kinh tế số để hoàn thiện nội dung hướng dẫn quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số của nhà cung cấp ở nước ngoài” - Phó Tổng cục trưởng Vũ Xuân Bách nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự được nghe đại diện lãnh đạo các đơn vị của Tổng cục Thuế giới thiệu chung về nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; những nội dung cơ bản về quản lý thuế đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam có phát sinh thu nhập từ kinh doanh TMĐT tại dự thảo thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tham dự đã phát biểu tham gia ý kiến về kinh nghiệm quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Kết thúc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Vũ Xuân Bách ghi nhận những ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự, đồng thời bày tỏ mong muốn Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý quý báu từ phía các nhà tư vấn, các doanh nghiệp để chính sách thuế sau khi ban hành có thể đi vào thực tiễn.

Nguồn: dongtac.org

Từ khóa: 

xã hội

,

luật pháp

Tiền nhiều mà ý thức kém cũng vứt :v

Trả lời

Tiền nhiều mà ý thức kém cũng vứt :v

Nhìn con số trên tiêu đề sốc luôn