700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân - Huế, Việt Nam mà mất đi cố đô sẽ là một tổn thất kinh khủng. Bữa tôi đi chơi Singapore thì thấy các công trình rất đẹp và mang đậm tính mỹ thuật, nhưng lịch sử nó ngắn ngủi quá nên tìm hiểu chút là hết. Chúng ta tuy không còn Thăng Long và Gia Định, nhưng Huế vẫn còn. Thậm chí nếu khai sinh ra một ngành "Huế học" cũng vẫn được vì di sản đồ sộ mà nó để lại cho nước Việt Nam.
Từng công trình riêng có thể không lộng lẫy và đồ sộ như kiến trúc Lý Trần nhưng nhìn dưới góc độ một quần thể thì lại rất đẹp. Việc bảo vệ giá trị văn hoá và phục dựng lại kinh thành Huế là cực kỳ quan trọng.
Giáo sư Phan Huy Lê:
"Nhã nhạc cung đình Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn. Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy."
Ông Le Rey người Pháp:
"Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng"
Giáo sư Trần Thanh Đạm:
"Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phát hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ 19, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu.
Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.
Một ví dụ thứ hai nữa có thể nhắc đến, đó là việc củng cố chủ quyền dân tộc. Dĩ nhiên, ở đây chủ quyền dân tộc thống nhất với vương quyền nhà Nguyễn. Triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi mưu toan vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp quyết liệt như trấn áp đạo Thiên chúa."
Giáo sư Trần Văn Khê:
"Văn hoá ẩm thực của ba miền nước Việt đều rất phong phú. Nhưng ở Huế ngoài ẩm thực dân dã còn có ẩm thực cung đình, nên ngoài thực phẩm thông thường còn có những sơn hào hải vị. Nem công chả phụng, những món ăn được trang trí với một nghệ thuật tinh vi, và được dọn trong chén bát sứ kiểu rất đặc biệt."
Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong:
"Một sự chờ đợi rất lâu. Một nao nức trong lòng chưa giải toả. Giờ đây tôi trở lại quê hương mình thấy bàng hoàng, sung sướng, và hãnh diện cầm trên tay quyển Độc đáo ẩm thực Huế như cầm một bảo vật! Nói như nhà Nhân học Lévi Strauss, con người qua khả năng ẩm thực đã “biến miếng thịt thành một tác phẩm văn hoá”. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng món ăn Huế đã lan toả đến Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật… vì đã đi theo gót chân người Việt đi khắp năm châu."
Tôi yêu Huế, còn bạn?
Mặc dù chưa đến Huế, nhưng nơi này cùng với Hà Nội là nơi mà mặc dù em chưa đến, nhưng lại yêu ngay từ những phút đầu, qua những tấm ảnh.