INNER CHILD – ĐỨA TRẺ BÊN TRONG


    Chúng ta đến với trái đất này với 1 mục đích và sứ mệnh. Khi nhỏ chúng ta biết chúng ta muốn làm gì? Lớn lên chúng ta quên đi điều đó, chúng ta bị tổn thương nên quên mục đích cuộc đời của mình.

    Chúng ta là những sinh vật đa chiều và tuyệt đẹp được tạo nên theo hình hài của Đấng tạo hóa. Có một phần trong chúng ta mong manh dễ tổn thương, trong sáng giống Chúa trời. Đó chính là đứa trẻ bên trong.

    Thế nào là đứa trẻ bên trong ?

    Tất cả chúng ta ai cũng đều có 1 đứa trẻ bên trong, nó là 1 khía canh của linh hồn của chúng ta, đứa trẻ bên trong là cánh cửa đầu tiên chạm đến linh hồn chúng ta.Khi chúng ta lớn, đứa trẻ bên trong nó trốn rồi, vì những nỗi sợ hãi ( Đứa trẻ có người cha nghiện, đánh chửi, bạo hành mẹ…Nó sợ hãi,đau khổ, bất lực,nó nghĩ làm sao có thể giúp mẹ, nó sợ quá nên trốn rồi)

    Đứa trẻ bắt đầu nghĩ rằng con người rất hung dữ, nó sẽ bị tổn thương, cơ chế phòng vệ dựng lên để bảo vệ đứa trẻ, nó chạy trốn, tránh xa người khác=> đứa trẻ học cách đối đầu cuộc sống trong những tình huống tương tự xãy ra. 

    Hãy nhớ lại kỷ niệm đẹp và xấu thời thơ bé.

    Kỷ niệm đẹp => hạnh phúc, xem mọi điều tốt đẹp,

    Kỷ niệm không đẹp=> mọi cảm xúc dâng trào trở lại,đó là lúc đứa trẻ bên trong bắt đầu đi xa bản thân.

    Bản chất thiêng tính của mọi người

    TRẺ EM = BẢN CHẤT THẦN THÁNH

    Đứa trẻ luôn ngập tràn tình yêu, niềm vui sướng và luôn mở rộng đón chào mọi việc.( yêu thương, dễ tin tưởng,thuần khiết, trong sáng, vui vẻ…) khi nhỏ chúng ta vui và hạnh phúc, ngẫu hứng, sáng tạo, tự tin, thông minh=> cười nhiều, lớn lên không còn cười nhiều nữa vì không vui

    Phẩm chất của đứa trẻ mất đi khi chúng ta lớn lên=> kết nối với đứa trẻ bên trong => tìm lại nụ cười, phẩm chất hồn nhiên sáng tạo,

    Lời chúa Giêsu: “Ta nói với các con rằng, trừ khi các con trở thành con trẻ, các con sẽ không bao giờ được vào Thiên đàng”=> tìm được sự khai sáng giác ngộ từ bên trong

    NƠI MÀ ĐỨA TRẺ HAY TRỐN NHẤT( trong quá trình đi tìm)

    1. Trốn ở nơi có thiên nhiên; trong rừng, vì con người muốn gắn kết với thiên nhiên, muôn thú=> vì sợ sự phán xét của con người.

    2. Hang tăm tối: hang động của đứa trẻ bị lạc lối, nó muốn đi đến nơi không ai thấy được mình.

    3. Thiên đường: Chúng ta không còn ở thực tại, cơ thể chúng ta được đưa vào thế giới mơ mộng để gặp được thiên thần và như thế chúng ta mất kết nối với thế giới thực tại.

    Thực tập: Bài thiền – Tìm nơi đứa trẻ trốn, nếu tìm được chúng ta sẽ kết nối lại được với những phẩm chất thiên tính ( nature) kết nối được với linh hồn đẹp. Tưởng tượng chúng ta đi đến khu vườn đẹp trong trạng thái Thiền định, cảm xúc mang tính linh hồn,nó luôn ở đó bên trong bạn.Nếu chúng ta tìm được chúng ta vui sướng, đầy tình yêu, muốn chuyển hóa năng lượng yêu này đến thực tại.

    MÔ HÌNH TỪ TRỐNG RỖNG ĐẾN VẸN TOÀN

    Chương trình làm cho chúng ta từ trống rỗng đến vun đầy, 

    Đứa trẻ bên trong bị tổn thương nó có những lỗ hỗng=> nó cố bù đắp lỗ hổng đó.bằng cuộc sống vật chất bên ngoài ( thèm ăn, nghiện, mua sắm,phụ thuộc 1 MQH…) Đứa trẻ cố gắng che lấp sự trống rỗng để kết nối lại làm cho đứa trẻ thấy đủ đầy, trọn vẹn. Từ Vịt con xấu xí đến Thiên nga

    Đứa trẻ cảm thấy tự ti, không có giá trị=> Tự nói với chính mình

    Kết nối đứa trẻ bên trong cho chúng ta thấy không cần nghĩ vậy, chúng ta là thiên nga lộng lẫy. Chúng ta độc đáo, trong sáng tạo của vũ trụ, mỗi chúng ta đều là 1 người Thầy thiêng liêng.

    Khi chúng ta Thiền, kết nối cảm xúc lại. Khi chúng ta chưa kết nối trạng thái cảm xúc của linh hồn, chúng ta tìm những cảm xúc trên bề nỗi=> chỉ những cảm xúc về linh hồn mới cho bạn cảm giác đủ đầy.

    Hãy cho phép mình kết nối với đứa trẻ bên trong mà không cần đi đâu cả, ngay đây, qua thiền định => chúng ta sẽ kết nối vì đứa trẻ bên trong đang núp trong đứa trẻ e dè, mắc cỡ, trẻ hay mắc cỡ, nếu chúng ta ở đó chơi với nó, nó sẽ mở lòng ra, chơi với ta.

    Khi Thiền, đứa trẻ mắc cỡ không chịu nói chuyện liền với mình.Nếu ta kiên trì, nó sẽ nói, sẽ làm bạn với chúng ta. Trẻ sẽ hết mắc cỡ, khi chúng ta đối thoại với trẻ, chúng ta sẽ thành phụ huynh của đứa trẻ, nó sẽ vui lúc đó, chúng ta sẽ yêu thương bản thân mình.

    Điều quan trọng chúng ta phải cho phép mình đi vào bên trong, sẽ rất tuyệt vời, điều gì sẽ xảy ra ? Có một năng lượng nhẹ nhàng xảy ra bên trong chúng ta, cảm giác được linh hồn của chính mình, => có 1 điều đã xảy ra bên trong.

    HÃY CHO PHÉP BẢN THÂN QUYỀN ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM NHỮNG TẦM CAO NỘI TÂM MỚI

    Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể thay đổi hiểu biết của mình về quá khứ đó=> chúng ta quay lại đáp ứng những thiếu hụt của quá khứ bằng cách LÀM PHỤ HUYNH cho đứa trẻ bên trong.

    1. Không được cha mẹ chú ý=> cảm giác cha mẹ Lãng Quên ( xảy ra ở gia đình đông con)

    2. Đứa trẻ cảm thấy bị cha mẹ thầy cô phê phán=> Bi kịch học đường => xảy ra do cha mẹ thầy cô quá khắt khe, khó tính, mong đợi cao.

    3. Có thể bị bạo hành do cha mẹ hoặc người thân=> bị đánh đòn, bị tát, gây lộn giữa anh chị em=> cả phần tinh thần bị tổn thương.

    4. Chúng ta bị tổn thương = TỪ NGỮ mà cha mẹ, thầy cô nói với mình, vì chính cha mẹ cũng là người bị tổn thương => trút lên con cái.

    5. Bị xâm hại tình dục=> Từ thơ bé, có thể là những xúc chạm=> làm đứa trẻ cảm thấy bị xâm phạm,cảm thấy bị xúc phạm về mặt tình dục.

    Đứa trẻ bên trong thích và cần vuốt ve=> da của con người rất nhạy cảm,vì sự xúc chạm=> tạo cảm giác mạnh=> Nếu đứa trẻ bị thiếu vuốt ve, cái ôm=> thấy bị tổn thương, thể hiện ở 4 cấp độ: sự giận dữ, cảm giác không an toàn.Chỉ cần thay đổi nhu cầu, thì 3 cấp độ kia của cảm xúc, hành vi sẽ thay đổi theo.Quay lại nhu cầu bị thiếu =. Chúng ta mới chữa trị tận gốc của vấn đề.Kết nối với đứa trẻ này=> chữa lành tổn thương về cảm giác xấu hổ tình dục.

    6. Trẻ ở giai đoạn nghiện rượu + Tâm thần=> Thấy không được an toàn, không được yêu.

    7. Giai đọan cha mẹ li dị, mẹ đơn thân=> trẻ chứng kiến cha mẹ cãi, đánh nhau, chia tay=> khủng khiếp, trẻ cần được học và yêu thương từ cả cha lẫn mẹ, nếu chia lìa, bỏ rơi=> Trẻ tổn thương.

    8. Cảm giác là người vô hình trong gia đình,

    9. Cảm thấy xấu hổ về gia đình, gia đình có những bí mật nào đó không đáng tự hào, ví dụ Ba có nhiều vợ, mẹ đau khổ…

    TẠI SAO CẦN QUAY LẠI VÀ TRỞ THÀNH PHỤ HUYNH CỦA CHÍNH MÌNH ?

    • Không được cha mẹ chú ý

    • Bị cha mẹ, thầy cô khó tính phê phán

    • Cơ thể bị xâm hại bởi cha mẹ, anh chị em hoặc người thân

    • Bị tổn thương về tinh thần, và bằng ngôn từ bởi cha mẹ, Thầy cô,anh chị em…

    • Bị xâm hại tình dục bởi người thân hoặc người ngoài.

    • Được nuôi trong gia đình rắc rối, có người nghiện hoặc bị tâm thần

    • Cha me đơn thân hoặc li dị, hoặc chết…

    • Không được ai quan tâm, tự do lớn lên

    • Không là ai trong gia đình

    • Bị coi là sự xấu hổ của gia đình

    • Cảm giác tội lỗi vì đã không thể cứu gia đình

    • Thất vọng vì có bất kỳ cái gì thì cũng không bao giờ là đủ tốt

    • Không bao giờ đạt được sự công nhận bạn cần

    • Thiếu sự nuôi dưỡng từ người cha – người đã không ở bên bạn về mặt tinh thần, khiến bạn thiếu hụt năng lượng dương của cha.

    • Thiếu sự nuôi dưỡng từ Mẹ - người đã không ở bên bạn về mặt tinh thần, khiến bạn thiếu hụt năng lượng âm của mẹ.

    Tất cả chúng ta đều có những nhu cầu cần được thỏa mãn, nếu nhu cầu không được thỏa mãn, sẽ nảy sinh rất nhiều "biến chứng" thành những vấn đề sâu bên trong đời sống tâm lý cá nhân mỗi người. Có những nhu cầu bị thiếu từ tuổi thơ, nó sẽ đi vào Tiềm thức rất khó nhận biết, nhưng nó vẫn âm thầm gây ảnh hưởng lên đời sống, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Tùy theo nhu cầu nào bị thiếu, mà chúng ta sẽ có những vấn đề tâm lý gì.

    1. Nhu cầu được người khác mong muốn

    2. Nhu cầu là người đặc biệt, được tôn trọng như một con người độc đáo ( vì ta là ai chứ không phải vì ta làm gì)

    3. Nhu cầu các cảm xúc: (nỗi sợ, buồn, giận dữ,hay đau khổ) suy nghĩ và tình cảm được chấp nhận

    4. Nhu cầu được khuyến khích khám phá và tìm hiểu sự độc đáo của bản thân về các vấn đề:

    - Tình dục

    - Các món quà sáng tạo

    - Quyền lực 

    - Niềm vui

    - Sự mưu trí

    - Sự im lặng và cô tịch

    5. Nhu cầu cảm thấy an toàn và được hổ trợ

    6. Nhu cầu được ôm ấp trong vòng tay hiện diện yêu thương

    7. Nhu cầu được truyền cảm hứng và thúc đẩy học hỏi

    8. Nhu cầu được biết có sai cũng không sao và ta có thể học từ những sai lầm đó.

    9. Nhu cầu chứng kiến tình yêu và tình thương

    10. Nhu cầu được biết các giới hạn bằng cách cứng rắn nhưng cũng tràn đầy tình thương.

    11. Nhu cầu được khuyến khích và hỗ trợ trở nên độc lập

    Khi các nhu cầu căn bản không được đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ, do hoàn cảnh hoặc do sự không hiểu biết của phụ huynh, sẽ làm đứa trẻ bên trong bị tổn thương. Đứa trẻ bên trong sẽ trở nên:

    - Nhút nhát, không có đủ tự tin

    - Nghi ngờ, 

    - Bất an, hay lo lắng

    - Bất cần/ ngông nghênh

    - Ganh tỵ/ đố kỵ

    - Ghen tuông vô độ

    - Khao khát được yêu thương

    - Bị lệ thuộc/ bị dính chặt với các mối quan hệ thân mật

    - Bị tắt nghẽn trong giao tiếp

    - Khó khăn trong thiết lập mối quan hệ