Katy ơi, học UI/UX bắt đầu từ đâu?

  1. Phát triển sản phẩm

Screen Shot 2018-10-25 at 1.59.45 PM

Thời gian qua tôi nhận được khá nhiều bạn inbox hỏi chuyện các bạn bắt đầu bơi vào nghề thì nên bắt đầu đi đường nào. Dù có 10 hay 20 bạn hỏi đi chăng nữa tôi cũng sẽ trả lời cùng một đáp án. Vì thế hôm nay post note cho các bạn tiện đọc.

Bắt đầu từ đâu nhỉ? À... Chuyện là bạn nào hỏi tôi cũng nhiệt tình trả lời và cũng welcome các bạn hỏi thôi. Nhưng có một điều là tôi không thể cụ thể các bạn phải làm gì. Bản thân tôi cũng từng như các bạn, bơi từ ngập ngụa trong đống đồ Nike (tôi làm costing cho một tập đoàn gia công hàng cho Nike, Adidas) sang nghề này: “UI/UX Designer". Tôi biết rõ nỗi khổ của kiểu tôi gọi là “lội ngược dòng sông". Tại sao lại vậy nhỉ? Vì thời điểm đó tôi bắt đầu học không như các bạn bây giờ. Không có nhiều tools như giờ, ngon nhất là thằng Photoshop CS6 2012, cũng không có nhiều tutorial hay blog để đọc, để học như giờ, cũng không có community, group nhiều như giờ. Ngày đó vẫn còn xài Yahoo Chat chứ chẳng phải người người nhà nhà Facebook Messenger như giờ. Vậy là các bạn có nhiều phao hơn tôi rồi nhỉ?

Nhưng... Vậy thì bắt đầu từ đâu? Đọc tiếp đi, hết bài sẽ rõ...


Học suy nghĩ

Nếu các bạn nghĩ nên bắt đầu "Học tool" thì tôi "say No". Với tôi, điều đầu tiên các bạn cần làm là "Suy nghĩ". Suy nghĩ lý do vì sao các bạn muốn học và làm nghề, và phải cân nhắc thật kỹ. Tại sao tôi lại nói vậy? Tôi theo nghề này hơn 5 năm có thăng có trầm, có lúc "cưỡi voi" có lúc "đi bộ". Vậy nên trước khi bắt đầu bạn hãy tự chất vấn mình 2 câu hỏi:

Một là: Bạn thích và đam mê với nghề? Ok nếu bạn thích và đủ đam mê thì tốt. Ai đó nói làm gì cũng phải đam mê, đam mê đúng hướng (không hão huyền) tất nhiên làm tốt. Đam mê cho bạn động lực cực lớn để học, để làm và để theo đuổi.

Hai là: Nếu không đủ đam mê thì vì sao bạn chọn theo nghề này? Tôi biết chắc đâu đó sẽ có bạn nghĩ "ôi thì làm nghề này kiếm được nhiều tiền phết". Ok, thực tế cũng tốt. Các bạn nhìn ra vấn đề rồi đấy nhỉ. Đam mê một thứ huyễn hoặc không nuôi sống được mình thì coi bộ khó à. Vậy thì phải sống mới theo đuổi được ước mơ và đam mê chứ nhỉ. Every coin have 2 sides. Nghề này cũng vậy. Design là một nghề short-term. Các bạn "lên đỉnh" rất nhanh và trong một khoản thời gian ngắn, offer cao chót vót tính bằng đô so với những ngày ngồi văn phòng bình thường. Nhưng đến một lúc bão hoà, thực tế nếu bạn không đủ giỏi để bám trụ, để có chỗ đứng, có vị trí trong nghề, trong cộng đồng thì ôi hỏng rồi. 30-35 tuổi liệu ai sẽ thuê một chú/bác designer ngồi làm thợ? Bọn nhỏ mới ra đầu óc creative, nhanh nhẹn, chịu khó lại chỉ trả lương thấp (Doanh nghiệp người ta làm kinh tế mà). Nên tỉnh táo thôi. từ năm 22 tuổi (coi như các bạn vừa ra trường) thì chạy và cày như trâu. Chuyện "đi khách" không còn xa lạ gì với dân design. Làm 2, 3 jobs, làm freelance, làm cty, đi event, tham gia community... và luôn luôn học học học...

Đó là cái giá cho việc nhận lương cao. Nếu các bạn muốn "nhàn" thì thôi không nên theo nghề. Tôi nói thật.


Tiếp theo để học nữa là tiếng anh.

Sẽ có người thắc mắc sao tôi chẳng đá động gì tới Học Design mà nãy giờ nói nhảm. Chắc sẽ định không đọc nữa nhỉ? Nếu có tí xíu còn không nhẫn được thì sao theo nghề. Thôi đọc tiếp đi... :v Tại sao tôi nói tiếp theo là tiếng Anh. Có vài lý do:

  1. Hiện tại có rất rất nhiều tài liệu, blog, ebook, tutorial đều là tiếng Anh. Và nếu bạn muốn tiếp cận rông hơn thì ngôn ngữ là thứ ưu tiên. Đọc sách, blog, document còn giúp bạn improve mindset và ngoài ra còn là cơ hội cực lớn để bạn nhận offer cao hơn, không chỉ riêng nghề này.
  2. Với tôi vẫn muốn bơi ra ngoài thế giới. Còn bạn thì sao? Tin tôi đi, cho tới khi bạn bị mất cơ hội quý giá thì bạn sẽ biết tiếng Anh quan trọng hơn cả bạn giỏi tool đấy!


Rồi, bây giờ chủ để chính: Học chuyên môn từ đâu?

Như tôi từng chia sẽ trong 1 event dành cho Designer/Developer cũng chủ đề tương tự. Hôm nay tôi nhắc lại và cụ thể hoá hơn 1 chút. Đó là quy trình tôi gọi là 5G bao gồm:

  1. Get Educated: Đầu tiên chính là học. Tôi muốn nói ở đây 3 động từ "Đọc, Xem, và Nghe". Có nhiều cách học. Như tôi trước kia học bằng việc xem những tutorial rồi làm theo. Đọc tài liệu và nghiên cứu nhiều. Self-study là chính. Nhưng hiện nay có khác nhiều chỗ để các bạn học: Học ở trường (FPTArena, ArenaMultimedia, DPi, Polygon-ĐH Kiến Trúc,...), học từ expert (Eggademy, Thuỳ Uyên, DesignLover,...). Có nhiều người nói học chỗ này chỉ học tool, học chỗ này chán... Quan điểm của tôi là quan trọng bạn muốn học gì trước đã và sau đó chọn chỗ phù hợp.
  2. Get the right tools: Tool giúp bạn thể hiện và hoàn thiện ý tưởng của mình. Bạn giỏi tools là một lợi thế để bạn biến ý tưởng trở nên dễ dàng hơn. Và tất nhiên showcase tốt cũng là một lợi thế. Hiện nay có nhiều tool để bạn học và hỗ trợ công việc tốt ngoài Adobe Creative Suite như: Sketch App, XD, Figma,... hay một số tool làm prototype như Framer, Flinto, Principle, Origami... hoặc những platform hỗ trợ team work, prototyping như InVision, Zeplin, MarvelApp, Abstract,... Và tất nhiên đừng quên Sketching on Paper nữa nhé!
  3. Get some Experience: Trải nghiệm tôi muốn nói ở đây là pratice. Bạn pratice những gì bạn được học. Đi làm môi trường cty rèn luyện cho bạn kỹ năng, giao tiếp, thể hiện ý tưởng, học cách lắng nghe, trao đổi và team work. Học cách thuyết phục người khác về ý tưởng của mình. Đi "khách" làm freelance, làm thêm job là bạn học cách deal, explain, thậm chí là pratice cách dùng tool và còn có thêm chi phí để bạn đi học những thứ bạn muốn.
  4. Get Connected: Bạn học từ expert, bạn update những cái mới từ cộng đồng, từ đồng nghiệp, từ các event. Bạn lắng nghe chuyên gia chia sẻ. Bạn tìm thấy tiếng nói của mình. Bạn tranh luận. Mọi thứ đều giúp bạn khá lên. Với thời buổi social media phát triển như hiện nay thì Facebook, LinkedIn, Twitter,... ngoài ra còn có local event, workshops, meetups, tham gia non-profit project,....
  5. Get Hired: Và cuối cùng cũng chỉ để build portfolio. Chịu khó showcase và public. Trừ khi bạn xuất chúng, nếu không thì hãy làm cho bản thân nổi bật. Còn không chẳng ai biết bạn là ai cả nếu bạn không lên tiếng. Không phải mới nhưng Behance và Dribbble vẫn còn chỗ cho bạn chen chân đấy nhé!

Take away

Bên trên tôi viết theo những trải nghiệm, case study của mình. Đây không phải là format chuẩn cho tất cả mọi người. Bài viết mang tính tham khảo. Để học tốt và thành công trong nghề còn phụ thuộc nhiều yếu tốt: khả năng, sự nỗ lực cố gắng của bản thân và thậm chí là yếu tố may mắn. Đừng quên dành thời gian đọc cũng như follow những resource tôi take note bên dưới nhé! Good luck!


Resources

Design styleguides, design elements + components:

https://atlassian.design/guidelines/product/overview
https://material.io/design/
https://developer.apple.com/design/human-interface-guidelines/ios/visual-design/adaptivity-and-layout/


Expert who should be follow:

https://www.facebook.com/notes/eggcademy/vietnam-designers-to-follow-selected-by-eggcademy/2165795497075206/?__tn__=H-R


Skillset needed:

https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:6402001575858008064


Book should be read:

Design of Everyday Things
– A wonderful overview of designing usable products (not only for the web but design in general).

Don’t Make Me Think
– A great introduction to web usability and recommended book for getting started.

Information Architecture: For the Web and Beyond
– Comprehensive guide to IA.

Lean UX
– Learn to run quick design & test cycles to create an awesome product within your team.

Sprint: How to Solve Big Problems and Test New Ideas in Just Five Days
– Learn to find the right problem to design for and use design sprints to build & test solutions.


Blog author should be follow:

https://uxplanet.org/

https://uxdesign.cc/

https://blog.prototypr.io/


Communities sites:

Smashing Magazine
– Articles covering all aspects of web work including coding, design, and UX.

UXBooth
– Articles more specific to UX design

Dribbble
– Community for sharing recent design work & work in progress

https://www.eggcademy.online/

Từ khóa: 

ui

,

uidesign

,

design

,

product designer

,

product design

,

phát triển sản phẩm

Cần làm rõ vấn đề ở đây chút.

  • Chị gái đang muốn giải thích cho 1 người mới bắt đầu và họ không biết đi thế nào thì đây là 1 Tip có lẽ là chưa phù hợp. Lý do đầu tiên vì dài. Hơn nữa đọc kỹ sẽ hình dung ra câu chuyện của cá nhân chị chứ có lẽ học hỏi được ít.
  • Chị gái muốn chia sẻ kinh nghiệm về quãng đường 5 năm của chị đã qua với UX/UI thì good. Một bài viết tốt. Tuy nhiên lại không đúng và điều mà người đặt câu hỏi này với chị.

---

Vởi bản thân em thì để trở thành UX design thì cần các kỹ năng sau:

( tham khảo từ Tùng Jacob ) 

  • Giao tiếp tốt
  • Hiểu biết về tâm lý học
  • Thuyết phục
  • Thấu hiểu vấn đề
  • Thiết kế - prototype
  • Phân tích dữ liệu kết hợp và khả năng tư duy sáng tạo
  • Hiểu biết căn bản về kỹ thuật (Khi  hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ và giới hạn của nó thì có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho sản phẩm ). 

---

Ngoài các kỹ năng cần có tố chất nữa :)). 

  • Sự đồng cảm
  • Sự khiêm tốn
  • Không phán xét 
  • Sự quan sát và tò mò về mọi thứ xung quanh
  • Chú ý đến từng chi tiết. 
Trả lời

Cần làm rõ vấn đề ở đây chút.

  • Chị gái đang muốn giải thích cho 1 người mới bắt đầu và họ không biết đi thế nào thì đây là 1 Tip có lẽ là chưa phù hợp. Lý do đầu tiên vì dài. Hơn nữa đọc kỹ sẽ hình dung ra câu chuyện của cá nhân chị chứ có lẽ học hỏi được ít.
  • Chị gái muốn chia sẻ kinh nghiệm về quãng đường 5 năm của chị đã qua với UX/UI thì good. Một bài viết tốt. Tuy nhiên lại không đúng và điều mà người đặt câu hỏi này với chị.

---

Vởi bản thân em thì để trở thành UX design thì cần các kỹ năng sau:

( tham khảo từ Tùng Jacob ) 

  • Giao tiếp tốt
  • Hiểu biết về tâm lý học
  • Thuyết phục
  • Thấu hiểu vấn đề
  • Thiết kế - prototype
  • Phân tích dữ liệu kết hợp và khả năng tư duy sáng tạo
  • Hiểu biết căn bản về kỹ thuật (Khi  hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ và giới hạn của nó thì có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho sản phẩm ). 

---

Ngoài các kỹ năng cần có tố chất nữa :)). 

  • Sự đồng cảm
  • Sự khiêm tốn
  • Không phán xét 
  • Sự quan sát và tò mò về mọi thứ xung quanh
  • Chú ý đến từng chi tiết. 

Cảm ơn chị Katy, bài viết rất hữu ích cho mấy bạn có ý định chuyển ngành qua UI/UX designer như em ạ.