Khái quát về vị trí của Phật giáo trong xã hội Nhật Bản hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phật giáo không còn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản hiện nay nhưng những yếu tố tinh thần của Phật giáo vẫn tồn tại và đóng vai trò là một yếu tố khá quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước này. Phật giáo và tinh thần của nó góp phần hình thành, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Điều đó được thể hiện trong nét đẹp của những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản như ẩm thực, kiến trúc, và một số nghi lễ, lễ thức như Trà đạo (có sự kết hợp giữa triết lý Thiền và tính cách người Nhật), ý nghĩa của các lễ hội như Obon (xá tội vong nhân), lễ Vu Lan,… rất phù hợp với tinh thần “Từ, Bi, Hỷ Xả” của nhà Phật. Phật giáo có tác động lớn đến tâm lý xã hội của con người Nhật Bản, góp phần hình thành nên “nhân cách Nhật Bản” + Giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng thực hiện chức năng đền bù, bù đắp cho những con người bị thiệt thòi, yếu thế, lệ thuộc hoặc bất lực nhằm xây dựng lại ý thức cũng như tham gia cải biến những điều kiện sinh tồn khách quan. + Là một chỗ dựa về tinh thần giúp con người giải tỏa Stress, những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống bằng những phương pháp như Tọa Thiền, thưởng thức Trà đạo,… Một xu hướng có tính chủ động hơn trong việc duy trì hoạt động của các nhà chùa là việc cải thiện kinh tế thông qua các hoạt động truyền giáo. Thay cho việc chỉ dựa vào các dịch vụ tang lễ, Bon và Higan, nhà chùa và nhà sư đi tìm cách thiết lập mối gắn bó sâu hơn với cuộc sống, với các tín đồ. Nhiều chùa đã lập ra các dịch vụ tư vấn liên quan đến đời sống tâm linh qua điện thoại như dịch vụ Điện thoại sinh mệnh. Một số khác thì tài trợ cho các sự kiện văn hóa như triển lãm nghệ thuật và hòa nhạc. + Tư tưởng của Phật giáo đã góp phần hình thành “nhân cách Nhật Bản” đầy nghị lực và hiệu quả trong việc đưa nền kinh tế Nhật Bản lên vị trí thứ 2 trên thế giới nhưng người Nhật vẫn biểu hiện nhân cách giản dị nhưng cũng rất tinh tế trong lối sống. Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở quốc gia này trong giai đoạn hiện nay phải đương đầu với một số khó khăn, nhất là quá trình đô thị hóa với tốc độ cao và tình trạng giảm tỉ lệ sinh nghiêm trọng trên cả nước. Đây là vấn đề xuất hiện từ những thập niên 1970 và luôn là vấn đề nổi cộm. Hiện tượng các chùa, trung tâm Phật giáo lớn dần bị lu mờ, phải nhường chỗ cho những tòa nhà chọc trời, khu công nghiệp, nhà máy,… hay hiện tượng người dân bị cuốn theo guồng quay của công việc, ít có thời gian quan tâm đến đời sống tâm linh, chăm sóc đời sống tinh thần của mình là nguyên nhân dẫn đến việc Phật giáo có phần suy yếu. Suy rộng ra, ta có thể thấy được đây không chỉ là tình trạng riêng của Phật giáo mà là khó khăn chung của những tôn giáo ở đất nước này trong thời kì đô thị hóa phát triển rất nhanh.
Trả lời
Phật giáo không còn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản hiện nay nhưng những yếu tố tinh thần của Phật giáo vẫn tồn tại và đóng vai trò là một yếu tố khá quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước này. Phật giáo và tinh thần của nó góp phần hình thành, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Điều đó được thể hiện trong nét đẹp của những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản như ẩm thực, kiến trúc, và một số nghi lễ, lễ thức như Trà đạo (có sự kết hợp giữa triết lý Thiền và tính cách người Nhật), ý nghĩa của các lễ hội như Obon (xá tội vong nhân), lễ Vu Lan,… rất phù hợp với tinh thần “Từ, Bi, Hỷ Xả” của nhà Phật. Phật giáo có tác động lớn đến tâm lý xã hội của con người Nhật Bản, góp phần hình thành nên “nhân cách Nhật Bản” + Giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng thực hiện chức năng đền bù, bù đắp cho những con người bị thiệt thòi, yếu thế, lệ thuộc hoặc bất lực nhằm xây dựng lại ý thức cũng như tham gia cải biến những điều kiện sinh tồn khách quan. + Là một chỗ dựa về tinh thần giúp con người giải tỏa Stress, những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống bằng những phương pháp như Tọa Thiền, thưởng thức Trà đạo,… Một xu hướng có tính chủ động hơn trong việc duy trì hoạt động của các nhà chùa là việc cải thiện kinh tế thông qua các hoạt động truyền giáo. Thay cho việc chỉ dựa vào các dịch vụ tang lễ, Bon và Higan, nhà chùa và nhà sư đi tìm cách thiết lập mối gắn bó sâu hơn với cuộc sống, với các tín đồ. Nhiều chùa đã lập ra các dịch vụ tư vấn liên quan đến đời sống tâm linh qua điện thoại như dịch vụ Điện thoại sinh mệnh. Một số khác thì tài trợ cho các sự kiện văn hóa như triển lãm nghệ thuật và hòa nhạc. + Tư tưởng của Phật giáo đã góp phần hình thành “nhân cách Nhật Bản” đầy nghị lực và hiệu quả trong việc đưa nền kinh tế Nhật Bản lên vị trí thứ 2 trên thế giới nhưng người Nhật vẫn biểu hiện nhân cách giản dị nhưng cũng rất tinh tế trong lối sống. Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở quốc gia này trong giai đoạn hiện nay phải đương đầu với một số khó khăn, nhất là quá trình đô thị hóa với tốc độ cao và tình trạng giảm tỉ lệ sinh nghiêm trọng trên cả nước. Đây là vấn đề xuất hiện từ những thập niên 1970 và luôn là vấn đề nổi cộm. Hiện tượng các chùa, trung tâm Phật giáo lớn dần bị lu mờ, phải nhường chỗ cho những tòa nhà chọc trời, khu công nghiệp, nhà máy,… hay hiện tượng người dân bị cuốn theo guồng quay của công việc, ít có thời gian quan tâm đến đời sống tâm linh, chăm sóc đời sống tinh thần của mình là nguyên nhân dẫn đến việc Phật giáo có phần suy yếu. Suy rộng ra, ta có thể thấy được đây không chỉ là tình trạng riêng của Phật giáo mà là khó khăn chung của những tôn giáo ở đất nước này trong thời kì đô thị hóa phát triển rất nhanh.