Khi lựa chọn, sử dụng phương tiện dạy học, người giáo viên cần dựa trên những yêu cầu nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

a)     Lựa chọn và chuẩn bị - Phù hợp với nội dung dạy học: bản thân phương tiện phải chứa đựng những thông tin cần thiết, góp phần hỗ trợ cho nội dung dạy học. - Phù hợp với phương pháp dạy học: phương tiện là một yếu tố hỗ trợ, giúp phương pháp dạy học trở nên tích cực và hiệu quả hơn. - Phù hợp với năng lực của giáo viên: không nên sử dụng những phương tiện mà giáo viên chưa có khả năng khai thác và phát huy. Điều đó làm giáo viên cảm thấy lúng túng, mất thời gian dạy học. Phương tiện dạy học không làm giáo viên và học sinh quá vất vả trong việc chuẩn bị và sử dụng. Sau mỗi tiết học, khi giáo viên chuyển từ lớp này sang lớp khác, nếu phải mang cả đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, máy nghe, băng đĩa, tranh ảnh, bảng phụ, cặp sách… sẽ rất vất vả. Vì vậy giáo viên phải tính toán sử dụng những phương tiện nào phù hợp, cần thiết nhưng đem lại hiệu quả cao. - Phù hợp với năng lực của học sinh: phương tiện cần phải gần gũi và có ích cho học sinh, nếu sử dụng phương tiện quá mới lạ, làm các em phân tán sự tập trung, kết quả học tập cũng bị hạn chế. - Phù hợp với điều kiện và môi trường dạy học: ví dụ giáo viên không thể sử dụng máy chiếu, máy tính nếu phòng học chưa có điện… Hạn chế dùng phương tiện chiếm nhiều không gian của lớp học, học sinh không có chỗ múa hát, biểu diễn… Để tạo điều kiện cho học sinh được học bằng đa giác quan, khi chuẩn bị, giáo viên cần xem đã có phương tiện gì để giúp các em được học tập bằng thính giác (nhạc cụ, máy nghe, băng đĩa), thị giác (tranh ảnh, video) và xúc giác (nhạc cụ, nốt nhạc để gắn lên khuông) hay chưa. Nếu chưa có thì nên chuẩn bị những phương tiện cho phù hợp. b) Sử dụng phương tiện - Sử dụng phương tiện đúng lúc: giáo viên sử dụng vào thời điểm phù hợp nhất, khi học sinh đang muốn được nghe nhìn, nhớ lại hoặc hình dung, khi các em đang muốn thay đổi trạng thái học tập… - Sử dụng phương tiện đúng chỗ: giáo viên để phương tiện ở vị trí thích hợp, giúp mọi học sinh đều nhìn thấy, nghe thấy. Phải đảm bảo sự an toàn của giáo viên, học sinh cũng như giữ gìn phương tiện trong quá trình dạy học… Ví dụ: giáo viên không nên treo tranh ảnh ở vị trí mà học sinh khó quan sát, không nên dùng máy chiếu và màn hình mà chiếm hết không gian của lớp học, không nên để học sinh tiếp xúc với nguồn điện… - Mức độ sử dụng phù hợp: mỗi phương tiện có mức độ sử dụng khác nhau và giáo viên phải sử dụng với mức độ phù hợp, tránh hình thức hoặc tránh lạm dụng. Khi sử dụng phương tiện dạy học không làm hạn chế hiệu quả của các phương pháp dạy học như phát vấn, thuyết trình…
Trả lời
a)     Lựa chọn và chuẩn bị - Phù hợp với nội dung dạy học: bản thân phương tiện phải chứa đựng những thông tin cần thiết, góp phần hỗ trợ cho nội dung dạy học. - Phù hợp với phương pháp dạy học: phương tiện là một yếu tố hỗ trợ, giúp phương pháp dạy học trở nên tích cực và hiệu quả hơn. - Phù hợp với năng lực của giáo viên: không nên sử dụng những phương tiện mà giáo viên chưa có khả năng khai thác và phát huy. Điều đó làm giáo viên cảm thấy lúng túng, mất thời gian dạy học. Phương tiện dạy học không làm giáo viên và học sinh quá vất vả trong việc chuẩn bị và sử dụng. Sau mỗi tiết học, khi giáo viên chuyển từ lớp này sang lớp khác, nếu phải mang cả đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, máy nghe, băng đĩa, tranh ảnh, bảng phụ, cặp sách… sẽ rất vất vả. Vì vậy giáo viên phải tính toán sử dụng những phương tiện nào phù hợp, cần thiết nhưng đem lại hiệu quả cao. - Phù hợp với năng lực của học sinh: phương tiện cần phải gần gũi và có ích cho học sinh, nếu sử dụng phương tiện quá mới lạ, làm các em phân tán sự tập trung, kết quả học tập cũng bị hạn chế. - Phù hợp với điều kiện và môi trường dạy học: ví dụ giáo viên không thể sử dụng máy chiếu, máy tính nếu phòng học chưa có điện… Hạn chế dùng phương tiện chiếm nhiều không gian của lớp học, học sinh không có chỗ múa hát, biểu diễn… Để tạo điều kiện cho học sinh được học bằng đa giác quan, khi chuẩn bị, giáo viên cần xem đã có phương tiện gì để giúp các em được học tập bằng thính giác (nhạc cụ, máy nghe, băng đĩa), thị giác (tranh ảnh, video) và xúc giác (nhạc cụ, nốt nhạc để gắn lên khuông) hay chưa. Nếu chưa có thì nên chuẩn bị những phương tiện cho phù hợp. b) Sử dụng phương tiện - Sử dụng phương tiện đúng lúc: giáo viên sử dụng vào thời điểm phù hợp nhất, khi học sinh đang muốn được nghe nhìn, nhớ lại hoặc hình dung, khi các em đang muốn thay đổi trạng thái học tập… - Sử dụng phương tiện đúng chỗ: giáo viên để phương tiện ở vị trí thích hợp, giúp mọi học sinh đều nhìn thấy, nghe thấy. Phải đảm bảo sự an toàn của giáo viên, học sinh cũng như giữ gìn phương tiện trong quá trình dạy học… Ví dụ: giáo viên không nên treo tranh ảnh ở vị trí mà học sinh khó quan sát, không nên dùng máy chiếu và màn hình mà chiếm hết không gian của lớp học, không nên để học sinh tiếp xúc với nguồn điện… - Mức độ sử dụng phù hợp: mỗi phương tiện có mức độ sử dụng khác nhau và giáo viên phải sử dụng với mức độ phù hợp, tránh hình thức hoặc tránh lạm dụng. Khi sử dụng phương tiện dạy học không làm hạn chế hiệu quả của các phương pháp dạy học như phát vấn, thuyết trình…