Khi World Cup không chỉ là cuộc chiến giữa những trái bóng?

  1. Thể thao

Các chiến binh Samurai - niềm tự hào của bóng đá châu Á đã chính thức có được vé vào vòng 16 đội. Điều đáng nói là trong trận đấu cuối cùng vòng bảng với Ba Lan, đội tuyển Nhật Bản đã không chơi thứ bóng đá cống hiến, lăn xả như 2 trận trước đó mà thể hiện sự tính toán, thực dụng đến bất ngờ. Các cổ động viên của Nhật Bản đã thể hiện vẻ không bằng lòng bằng việc la ó và phản đối chính các cầu thủ của mình trong những phút cuối trận. Theo mình, trong bóng đá những việc như thế là hoàn toàn bình thường. Bóng đá không chỉ là cuộc chiến giữa cầu thủ trên sân mà còn là cuộc chiến giữa những nhà tài trợ-cuộc chiến thương hiệu. Huấn luyện viên Akira Nishino chắc chắn không thể đánh đổi những hợp đồng quảng cáo khi Nhật vào vòng 1/16 chỉ để đổi lấy những phút giây cuối cùng lăn xả.

Một trong những cuộc chiến thương hiệu nổi tiếng nhất những mùa World Cup, đó là cuộc chiến giữa Nike và adidas. Trước đây đó là cuộc chiến tay ba, nhưng sau một thời gian thì đối thủ Puma đã nhường sân chơi World Cup lại cho 2 anh lớn. Bạn nghĩ năm nay thương hiệu nào sẽ lên ngôi vô địch? Mình thì đặt cược vào Nike vì năm nay Nike đầu tư vào những tên tuổi sừng sỏ như Brazil, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha….trong khi con chốt chủ bài của adidas - đội tuyển Đức đã về nước sau trận thua đau đớn. Trong một ngày “xả hơi” trước vòng 16 đội, chúng ta cùng xem lại tóm tắt trận đấu giữa Nike và adidas kì World Cup trước nhé!



Từ khóa: 

worldcup2018

,

nike

,

adidas

,

thương hiệu

,

thể thao

Nói thật là mặc dù biết hơi tiêu cực nhưng mà cứ mỗi lần xem một trận bóng đá giải lớn (ở đây là World Cup), mình đều có tư tưởng là không biết có một thế lực nào đằng sau đang thao túng tỉ số không :)) Cứ có cảm giác đội hay + mình lại yêu thích nữa mà thua là lại suy diễn theo hướng đó. Không tin tưởng lắm vào cái sự fair-play trong khâu tổ chức cũng như tinh thần một lòng vì thể thao nữa luôn ấy. Như có thông tin mình đọc được về việc đội Argentina liệu có vào sâu được nữa không là còn tùy thuộc vào FIFA và cả nước Nga. :D
Trả lời
Nói thật là mặc dù biết hơi tiêu cực nhưng mà cứ mỗi lần xem một trận bóng đá giải lớn (ở đây là World Cup), mình đều có tư tưởng là không biết có một thế lực nào đằng sau đang thao túng tỉ số không :)) Cứ có cảm giác đội hay + mình lại yêu thích nữa mà thua là lại suy diễn theo hướng đó. Không tin tưởng lắm vào cái sự fair-play trong khâu tổ chức cũng như tinh thần một lòng vì thể thao nữa luôn ấy. Như có thông tin mình đọc được về việc đội Argentina liệu có vào sâu được nữa không là còn tùy thuộc vào FIFA và cả nước Nga. :D