Khi xin việc thì trình độ hay bằng cấp quan trọng?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Nếu bạn không có Bằng thì bạn khó mà xin được việc vào những công ty lớn hoặc những doanh nghiệp yêu cầu phải có bằng.

Tuy nhiên, nếu bạn có tấm bằng mà bạn không có năng lực trong quá trình làm việc thì bạn cũng sớm bị "đào thải" mà thôi.

=> Xét cho cùng thì vẫn phải có sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Trả lời

Nếu bạn không có Bằng thì bạn khó mà xin được việc vào những công ty lớn hoặc những doanh nghiệp yêu cầu phải có bằng.

Tuy nhiên, nếu bạn có tấm bằng mà bạn không có năng lực trong quá trình làm việc thì bạn cũng sớm bị "đào thải" mà thôi.

=> Xét cho cùng thì vẫn phải có sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Thái độ hơn trình độ

Một người có trình độ thấp thậm chí không có chuyên môn thì công ty đều sẽ có cách đào tạo được nhưng 1 người không có thái độ tốt, không có tinh thần cầu tiến thì sớm hay muộn giữa nhân sự đó và công ty cũng sẽ phát sinh vấn đề. Và những nhân sự có thái độ không tốt là những người luôn nằm trong danh sách bị đào thải bất cứ lúc nào khi mà công ty tìm được người phù hợp để thay thế hoặc là nhân sự đó không còn tạo ra lợi ích nhiều với công ty nữa.

Trình dộ và bằng cấp cả hai đều quan trọng. Tại sao mình nói điều này

Nếu bạn có trình độ nhưng ko có bằng cấp, bạn vào 1 công ty lớn chẳng hạn, bạn sẽ khó nâng cấp của mình hơn nhất là với môi trường nhà nước.

Nếu chỉ có bằng cấp thôi, mà ko có trình độ, vào đó làm nếu toàn người giỏi, bạn vào sẽ shock, tự đào thải và lạc lõng trong đó.

Mình nghĩ là cả hai đều quan trọng. Khi bạn xin việc cái đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào đó là tấm bằng vì thế một người bằng giỏi và trung bình khác hẳn nhau.

Có những công ty có khâu thử việc thì nếu năng lực bạn tốt thì đây sẽ là điểm cộng cực tốt và ngược lại nếu năng lực yếu thì dù bằng giỏi hay xuất sắc thì bạn đều có thể bị đào thải. Làm việc nhờ năng lực không phải thông qua tấm bằng.

Đã qua rồi cái thời chỉ cần có một tấm bằng đại học loại khá, giỏi là có thể dễ dàng xin được một công việc làm nhàn hạ với thu nhập ổn định. Từ nhỏ chúng ta đã được người thân dạy rằng học đại học là chìa khóa thành công, để tìm việc làm lương cao khi trưởng thành. Chúng ta được gia đình khuyến khích, động viên hoặc ép buộc phải dành hết thời gian cho việc học. Tuy nhiên, đến khi có được tấm bằng trong tay, nhiều người đã không biết làm sao để tìm việc để duy trì cuộc sống, chưa kể đến lương cao.

Bằng cấp không có lỗi, lỗi là ở bạn đã nhận thức sai lầm rằng chỉ cần bằng cấp là đủ để xin việc làm. Dù là bằng cử nhân hay bằng thạc sỹ, nó cũng giống như một tấm vé vào cửa để bạn bước vào cuộc sống trưởng thành, không hơn. Đừng xem nó có quyền năng đặc biệt đủ để cho bạn có chỗ đứng trên sân khấu cuộc đời. Điều mà bạn sẽ thấy khi "bước lên sân khấu" chính là, "tấm vé" sẽ không còn ai nhớ tới, kiến thức và kỹ năng mềm mới là hành trang đi theo bạn suốt con đường sự nghiệp. Do đó, bạn cần biết mình là ai, năng lực của mình thế nào để lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Good luck!

Chào bạn, thái độ khi bạn thể hiện trình độ và đưa ra bằng cấp của mình cũng là một yếu tố thường được các nhà tuyển dụng cân nhắc nhé.

Chúc bạn may mắn trong công việc.

Nói thực tế nhé, khi làm thì trình độ quan trọng, nói đúng hơn là năng lực nhưng khi mới xin việc thì phải là bằng cấp, đơn giản bạn không thể làm bác sĩ khi không có bằng y, bạn không thể làm dược sĩ khi không có bằng dược, bạn không được quyền lái xe khi chưa có giấy phép, khi làm một thời gian sẽ cho thấy sự khác nhau về năng lực làm việc của mỗi người chứ đi xin việc thì hồ sơ phải có bằng cấp.

Bạn có thể có bằng đại học, cao đẳng hay trung cấp, bằng nào tùy mỗi người quyết định nhưng nên có vì đó cũng thể hiện một cái nghề của mình.

Thái độ > Trình độ > Bằng cấp.

Lúc đi xin việc thì người ta có thấy trình độ đâu, chỉ thấy bằng cấp thôi.

Thường các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn theo 4 bước: Cách ăn mặc -> cách ứng xử(thái độ) -> bằng cấp -> trình độ. Và quan trọng nhất là ở bước 2 , thái độ, nếu bạn có 1 thái độ không ra gì thì xem như 3 bước còn lại là mất điểm hết , thái độ chiếm 50% yếu tố để bạn được nhận vào làm việc