Khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam và chính sách ứng phó?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Khủng hoảng kinh tế’’ – cụm từ có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người bởi vì tần suất bắt gặp cụm từ này trong cuộc sống cũng như những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó đến đời sống của chúng ta. Từ một sự đổ vỡ ban đầu trong lĩnh vực bất động sản của Mỹ, khủng hoảng kinh tế nhanh chóng lan ra các lĩnh vực tài chính ngân hàng của đất nước này rồi tiếp tục ảnh hưởng sang cả thế giới với một tốc độ chóng mặt và Việt Nam cũng là một nước chịu tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng trên. Nếu như trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8% và đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007) đã tạo đà cho tăng trưởng đạt ngưỡng 8,5%. Tuy nhiên khi cơn bão khủng hoảng kinh tế ập đến năm 2008 Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Bên cạnh đó tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI ( hay còn được hiểu là thước đo chỉ số lạm phát) luôn đạt mức hai con số trong suốt thời gian 2008-2012 với mức cao nhất có lúc đã lên gần 20%, đây là số liệu không thể rõ ràng hơn minh chứng cho ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng này đến nền kinh tế của nước ta(số liệu lấy từ báo cáo của Tổng cục thống kê). Vậy câu hỏi đặt ra cho chính phủ Việt nam là nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục làm gì, phải đưa ra những chính sách đối phó như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đưa đất nước từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng và duy trì sản xuất cũng như tăng trưởng kinh tế ? Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm khủng hoảng kinh tế là gì, nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xuất hiện của khủng hoảng để từ đó có được cái nhìn đúng đắn về các giải pháp có thể giải quyết được khủng hoảng. Có thể hiểu đơn giản khủng hoảng kinh tế là thời điểm trong quá trình phát triển, một hệ thống kinh tế bộc lộ những mâu thuẫn hoặc mất cân đối do sự tác động của yếu tố nội tại cũng như bên ngoài quy định sự phát triển của hệ thống kinh tế đó. Như vậy đối với tất cả các nền kinh tế thị trường như hiện nay đang phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới, khủng hoảng kinh tế là một hệ quả tất yếu trong quá trình phát triển do những biến đổi không ngừng của thế giới như: xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và thay đổi của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó thực tế cũng chỉ ra rằng chu kỳ của khủng hoảng kinh tế thế giới đang có xu hướng rút ngắn lại và ngày càng khó để dự đoán thời gian bùng phát những cuộc khủng hoảng. Điểm qua các cuộc khủng hoảng kinh tế từ Đại suy thoái 1929-1933, khủng hoảng năng lượng 1970-1973, khủng hoảng tại Đông Nam Á năm 1997 đến khủng hoảng thế giới hiện nay, cùng với sự rút ngắn về khoảng cách thời gian là thay đổi về nguyên nhân diễn ra các cuộc khủng hoảng. Trong khi với Đại suy thoái 1929-1933 là do mất cân đối sản xuất và tiêu thụ dẫn đến Khủng hoảng thừa thì cuộc Khủng hoảng hiện nay lại bắt nguồn từ chính sách quản lý và cho vay tín dụng quá lỏng lẻo cũng như sự thiếu hụt thể chế quản trị cho sự hợp tác và liên kết ngày càng mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Nếu như những tổ chức kinh tế cấp độ toàn cầu như WTO, quỹ tiền tệ quốc tế IMF sớm nhận ra những yếu kém tồn tại trong các nền kinh tế và ban hành các quy định chung để nhanh chóng kiểm soát, cô lập những yếu kém đó trong một nước và khu vực thì vấn đề sẽ có thể dễ dàng giải quyết hơn so với khi đã để khủng hoảng lan rộng ra khắp thế giới như hiện nay. Chính vì vậy để giải quyết căn nguyên của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau này, vấn đề quan trọng cần giải quyết phải là tăng vai trò và tầm ảnh hưởng của những thể chế quản trị nền kinh tế các quốc gia và khu vực trên thế giới như WTO hay IMF để từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro và nguy cơ khủng hoảng có thể lây lan ra toàn cầu do sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Còn trong hiện tại, đối với các nước tùy vào tình hình cụ thể cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng để các chính phủ và các doanh nghiệp phải tìm được hướng đổi mới trong chính sách quản lý cũng như chính bản thân doanh nghiệp để thích nghi và vượt qua khủng hoảng. Đặc biệt là những chính sách quản lý của chính phủ vì hơn ai hết, trong tất cả các cuộc khủng hoảng, vai trò điều tiết của nhà nước với những chính sách kinh tế đúng đắn sẽ tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ về sản xuất, kinh tế, hình thành động lực phát triển cho các doanh nghiệp – yếu tố mấu chốt của nền kinh tế thị trường. Trong khoảng thời gian vừa qua, trên cơ sở ý thức rõ vai trò như trên, chính phủ Việt Nam đã liên tiếp đưa ra nhiều nhóm giải pháp tập trung vào một số nhóm vấn đề chính nhằm ngăn chặn ảnh hưởng tức thời của khủng hoảng : đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng, kiểm soát lãi suất và cả hệ thống tài chính chứng khoán của nước ta một cách chặt chẽ hơn, thậm chí chính phủ còn tung ra một gói kích cầu kinh tế 1 tỷ USD vào thị trường (2009), cải cách các thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, tạo môi trường thu hút đối với vốn đầu tư nước ngoài và cả trong nước,...Nhìn chung các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô nói trên phần nào đó đã có ảnh hưởng khá là tích cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cụ thể hơn qua các số liệu thực tế như: Lạm phát dần được kiểm soát, giảm từ mức hai con số xuống một con số và duy trì từ năm 2012 cho đến nay, lãi suất cho vay và gửi tiết kiệm sau một thời gian dài tăng mạnh đã quay trở lại dưới 10% và đạt được sự ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng đầu tư vào sản xuất,...Tuy nhiên, song song với những thành công đã đạt được, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều những vấn đề bất cập cần phải giải quyết để ổn định nền kinh tế trong dài hạn và tăng trưởng trở lại như kỳ vọng của đa số người dân. Đó là vấn đề tạo thêm việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác tối đa thị trưởng trong nước và kích cầu tiêu dùng bởi vì đây chính là những giải pháp lâu dài để thay đổi sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, những yếu tố không chỉ giúp thoát khỏi khủng hoảng mà còn là đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong môi trường hội nhập như hiện nay của thế giới. Đối với vấn đề giải quyết việc làm, giải pháp có thể đưa ra là song song thực hiện đổi mới chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và các kỹ năng mềm cho lực lượng lao động vì theo như đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước điểm yếu của lực lượng lao động đất nước ta chính là ở chất lượng. Song song với những biện pháp nâng cao chất lượng người lao động, chính phủ cần giải quyết được bài toán thu hút nguồn lực đổi mới và phát triển các doanh nghiệp trong nước vì nếu không có sự tăng trưởng của các doanh nghiệp thì sẽ không thể hình thành nhu cầu về nhân lực và việc làm cho xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, điều các doanh nghiệp cần thay đổi từ phía chính sách nhà nước chính là xóa bỏ những rào cản về thủ tục hành chính trong mọi khâu từ sản xuất, tiêu thụ, cung ứng sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước cũng như chuyển giao khoa học công nghệ mới trên thế giới-điều kiện sống còn để phát triển của mọi doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ về công nghệ hay còn gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là các giải pháp kích cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng của thị trường trong nước, một điều vốn chưa được các doanh nghiệp và chính phủ đánh giá đúng mức trong những năm qua. Một nền kinh tế ổn định và bền vững phải là một nền kinh tế đáp ứng được tất cả những nhu cầu có thể của thị trường trong nước rồi mới tính đến các yếu tố xuất khẩu nhưng nhìn lại thị trường Việt Nam ai cũng dễ dàng nhận ra, hàng hóa từ Trung Quốc và nước ngoài đang chiếm một thị phần quá lớn trong nước mà các doanh nghiệp Việt nam, với ưu thế" sân nhà" lại hoàn toàn yếu thế. Lý giải cho vấn đề này có thể nhắc đến nhược điểm của sản phẩm sản xuất trong nước như giá thành chưa cạnh tranh, mẫu mã chủng loại chưa phong phú đa dạng nhưng không thể không kể đến vai trò của nhà nước với những chính sách chưa thu hút được doanh nghiệp chú trọng vào thị trường này. Trên một khía cạnh khác hãy nhìn vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được chúng ta kêu gọi những năm qua đã thu về rất nhiều kết quả tích cực, nâng cao được doanh số của sản phẩm trong nước, vừa kích cầu lại tạo điều kiện mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng chỉ với những thay đổi và cách nhìn nhận trong chính sách của nhà nước sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả để thay đổi được đất nước và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển qua thời kỳ khủng hoảng không chỉ là hiện tại mà còn là trong tương lai. Tóm lại, qua những luận cứ đã nêu trên, chúng ta đã có được một góc nhìn mới và cụ thể hơn về những phương hướng, chính sách mà chính phủ có thể áp dụng để giải quyết khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.Và tôi hy vọng rằng, với những biện pháp đã đang và sẽ áp dụng này, nền kinh tế của chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục những mặt tiêu cực của khủng hoảng, biến khủng hoảng thành cơ hội để hoàn thiện bản thân, vươn lên phát triển cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Trả lời
“Khủng hoảng kinh tế’’ – cụm từ có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người bởi vì tần suất bắt gặp cụm từ này trong cuộc sống cũng như những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó đến đời sống của chúng ta. Từ một sự đổ vỡ ban đầu trong lĩnh vực bất động sản của Mỹ, khủng hoảng kinh tế nhanh chóng lan ra các lĩnh vực tài chính ngân hàng của đất nước này rồi tiếp tục ảnh hưởng sang cả thế giới với một tốc độ chóng mặt và Việt Nam cũng là một nước chịu tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng trên. Nếu như trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8% và đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007) đã tạo đà cho tăng trưởng đạt ngưỡng 8,5%. Tuy nhiên khi cơn bão khủng hoảng kinh tế ập đến năm 2008 Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Bên cạnh đó tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI ( hay còn được hiểu là thước đo chỉ số lạm phát) luôn đạt mức hai con số trong suốt thời gian 2008-2012 với mức cao nhất có lúc đã lên gần 20%, đây là số liệu không thể rõ ràng hơn minh chứng cho ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng này đến nền kinh tế của nước ta(số liệu lấy từ báo cáo của Tổng cục thống kê). Vậy câu hỏi đặt ra cho chính phủ Việt nam là nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục làm gì, phải đưa ra những chính sách đối phó như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đưa đất nước từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng và duy trì sản xuất cũng như tăng trưởng kinh tế ? Để trả lời được câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm khủng hoảng kinh tế là gì, nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xuất hiện của khủng hoảng để từ đó có được cái nhìn đúng đắn về các giải pháp có thể giải quyết được khủng hoảng. Có thể hiểu đơn giản khủng hoảng kinh tế là thời điểm trong quá trình phát triển, một hệ thống kinh tế bộc lộ những mâu thuẫn hoặc mất cân đối do sự tác động của yếu tố nội tại cũng như bên ngoài quy định sự phát triển của hệ thống kinh tế đó. Như vậy đối với tất cả các nền kinh tế thị trường như hiện nay đang phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới, khủng hoảng kinh tế là một hệ quả tất yếu trong quá trình phát triển do những biến đổi không ngừng của thế giới như: xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và thay đổi của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó thực tế cũng chỉ ra rằng chu kỳ của khủng hoảng kinh tế thế giới đang có xu hướng rút ngắn lại và ngày càng khó để dự đoán thời gian bùng phát những cuộc khủng hoảng. Điểm qua các cuộc khủng hoảng kinh tế từ Đại suy thoái 1929-1933, khủng hoảng năng lượng 1970-1973, khủng hoảng tại Đông Nam Á năm 1997 đến khủng hoảng thế giới hiện nay, cùng với sự rút ngắn về khoảng cách thời gian là thay đổi về nguyên nhân diễn ra các cuộc khủng hoảng. Trong khi với Đại suy thoái 1929-1933 là do mất cân đối sản xuất và tiêu thụ dẫn đến Khủng hoảng thừa thì cuộc Khủng hoảng hiện nay lại bắt nguồn từ chính sách quản lý và cho vay tín dụng quá lỏng lẻo cũng như sự thiếu hụt thể chế quản trị cho sự hợp tác và liên kết ngày càng mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Nếu như những tổ chức kinh tế cấp độ toàn cầu như WTO, quỹ tiền tệ quốc tế IMF sớm nhận ra những yếu kém tồn tại trong các nền kinh tế và ban hành các quy định chung để nhanh chóng kiểm soát, cô lập những yếu kém đó trong một nước và khu vực thì vấn đề sẽ có thể dễ dàng giải quyết hơn so với khi đã để khủng hoảng lan rộng ra khắp thế giới như hiện nay. Chính vì vậy để giải quyết căn nguyên của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau này, vấn đề quan trọng cần giải quyết phải là tăng vai trò và tầm ảnh hưởng của những thể chế quản trị nền kinh tế các quốc gia và khu vực trên thế giới như WTO hay IMF để từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro và nguy cơ khủng hoảng có thể lây lan ra toàn cầu do sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Còn trong hiện tại, đối với các nước tùy vào tình hình cụ thể cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng để các chính phủ và các doanh nghiệp phải tìm được hướng đổi mới trong chính sách quản lý cũng như chính bản thân doanh nghiệp để thích nghi và vượt qua khủng hoảng. Đặc biệt là những chính sách quản lý của chính phủ vì hơn ai hết, trong tất cả các cuộc khủng hoảng, vai trò điều tiết của nhà nước với những chính sách kinh tế đúng đắn sẽ tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ về sản xuất, kinh tế, hình thành động lực phát triển cho các doanh nghiệp – yếu tố mấu chốt của nền kinh tế thị trường. Trong khoảng thời gian vừa qua, trên cơ sở ý thức rõ vai trò như trên, chính phủ Việt Nam đã liên tiếp đưa ra nhiều nhóm giải pháp tập trung vào một số nhóm vấn đề chính nhằm ngăn chặn ảnh hưởng tức thời của khủng hoảng : đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng, kiểm soát lãi suất và cả hệ thống tài chính chứng khoán của nước ta một cách chặt chẽ hơn, thậm chí chính phủ còn tung ra một gói kích cầu kinh tế 1 tỷ USD vào thị trường (2009), cải cách các thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, tạo môi trường thu hút đối với vốn đầu tư nước ngoài và cả trong nước,...Nhìn chung các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô nói trên phần nào đó đã có ảnh hưởng khá là tích cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cụ thể hơn qua các số liệu thực tế như: Lạm phát dần được kiểm soát, giảm từ mức hai con số xuống một con số và duy trì từ năm 2012 cho đến nay, lãi suất cho vay và gửi tiết kiệm sau một thời gian dài tăng mạnh đã quay trở lại dưới 10% và đạt được sự ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng đầu tư vào sản xuất,...Tuy nhiên, song song với những thành công đã đạt được, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều những vấn đề bất cập cần phải giải quyết để ổn định nền kinh tế trong dài hạn và tăng trưởng trở lại như kỳ vọng của đa số người dân. Đó là vấn đề tạo thêm việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác tối đa thị trưởng trong nước và kích cầu tiêu dùng bởi vì đây chính là những giải pháp lâu dài để thay đổi sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, những yếu tố không chỉ giúp thoát khỏi khủng hoảng mà còn là đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong môi trường hội nhập như hiện nay của thế giới. Đối với vấn đề giải quyết việc làm, giải pháp có thể đưa ra là song song thực hiện đổi mới chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và các kỹ năng mềm cho lực lượng lao động vì theo như đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước điểm yếu của lực lượng lao động đất nước ta chính là ở chất lượng. Song song với những biện pháp nâng cao chất lượng người lao động, chính phủ cần giải quyết được bài toán thu hút nguồn lực đổi mới và phát triển các doanh nghiệp trong nước vì nếu không có sự tăng trưởng của các doanh nghiệp thì sẽ không thể hình thành nhu cầu về nhân lực và việc làm cho xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, điều các doanh nghiệp cần thay đổi từ phía chính sách nhà nước chính là xóa bỏ những rào cản về thủ tục hành chính trong mọi khâu từ sản xuất, tiêu thụ, cung ứng sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước cũng như chuyển giao khoa học công nghệ mới trên thế giới-điều kiện sống còn để phát triển của mọi doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ về công nghệ hay còn gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là các giải pháp kích cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng của thị trường trong nước, một điều vốn chưa được các doanh nghiệp và chính phủ đánh giá đúng mức trong những năm qua. Một nền kinh tế ổn định và bền vững phải là một nền kinh tế đáp ứng được tất cả những nhu cầu có thể của thị trường trong nước rồi mới tính đến các yếu tố xuất khẩu nhưng nhìn lại thị trường Việt Nam ai cũng dễ dàng nhận ra, hàng hóa từ Trung Quốc và nước ngoài đang chiếm một thị phần quá lớn trong nước mà các doanh nghiệp Việt nam, với ưu thế" sân nhà" lại hoàn toàn yếu thế. Lý giải cho vấn đề này có thể nhắc đến nhược điểm của sản phẩm sản xuất trong nước như giá thành chưa cạnh tranh, mẫu mã chủng loại chưa phong phú đa dạng nhưng không thể không kể đến vai trò của nhà nước với những chính sách chưa thu hút được doanh nghiệp chú trọng vào thị trường này. Trên một khía cạnh khác hãy nhìn vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được chúng ta kêu gọi những năm qua đã thu về rất nhiều kết quả tích cực, nâng cao được doanh số của sản phẩm trong nước, vừa kích cầu lại tạo điều kiện mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng chỉ với những thay đổi và cách nhìn nhận trong chính sách của nhà nước sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả để thay đổi được đất nước và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển qua thời kỳ khủng hoảng không chỉ là hiện tại mà còn là trong tương lai. Tóm lại, qua những luận cứ đã nêu trên, chúng ta đã có được một góc nhìn mới và cụ thể hơn về những phương hướng, chính sách mà chính phủ có thể áp dụng để giải quyết khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.Và tôi hy vọng rằng, với những biện pháp đã đang và sẽ áp dụng này, nền kinh tế của chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục những mặt tiêu cực của khủng hoảng, biến khủng hoảng thành cơ hội để hoàn thiện bản thân, vươn lên phát triển cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.