Kinh tế Thái Lan

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xuất Khẩu Xuất khẩu đã là một trong những động lực chủ yếu dẫn tới sự phục hưng về kinh tế của Thái Lan trong năm 2002, bất kể những mối quan ngại gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu đang biến động. Hoạt động xuất khẩu khởi sắc là nhờ sự gia tăng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính và chính sách của nhà nước chủ trương mở rộng những thị trường xuất khẩu phi truyền thống. Những sản phẩm hàng đầu xuất khẩu sang Mỹ bao gồm máy tính và linh kiện, hàng may mặc, mạch điện, ngọc, nữ trang và tôm đông lạnh. Trong lĩnh vực nghe nhìn, đầu video và linh kiện tăng số lượng xuất khẩu thêm 108%, đạt 293 triệu USD, trong khi ti vi và linh kiện tăng 50%, đạt mức 630 triệu USD, do những nhà đầu tư Malaysia chuyển các cơ sở sản xuất sang. Thái Lan. Trong khi đó ở thị trường Nhật Bản, thị trường lớn hàng thứ hai trên thế giới, tình hình lại bị trì trệ. Thị trường EU cũng bị thu hẹp 7,2%. Gà và tôm xuất khẩu sang thị trường này bị hạn chế do sự quan ngại về an toàn thực phẩm. Những sự giám định ngặt nghèo hơn đã ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh nông nghiệp như Charoen Pokphand Foods và GFPT Plc. Trong số các thị trường truyền thống, hàng xuất sang Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore gia tăng 6%, đạt mức 10 tỉ USD. Mậu dịch trong khốl ASEAN gia tăng đáng kể trong những năm gần đây chủ yếu nhờ vào chính sách miễn thuế trong khu vực mậu - dịch tự do. Sở Xúc tiến Xuất khẩu đặt mục tiêu đưa thị phần trong khu vực này lên tỉ trọng 40% trong tổng lượng xuất khẩu cúa Thái Lan. Những thị trường mới đang được nhắm đến là các nước Đông Dương, các nước Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Đông Âu, Nam Á và Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tăng trướng lớn nhất cho xuất khẩu của Thái Lan với mức gia tăng 12,9% trong 9 tháng đầu năm 2002 vđi trị giá 2,3 tỉ USD so với 2,1 tỉ USD của cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng xuất khẩu hàng đầu đã tăng trưởng gấp đôi, trong đó có mấy vi tính và linh kiện, hạt nhựa, hóa chất, thép và căc sản phẩm từ thép. Một số hàng xuất khẩu gia tăng hơn 100%, bao gồm xe máy, máy phát điện, da sống và da thuộc Sở Xúc tiến xuất khẩu đã chi ra khoảng 1 tỉ bạt mỗi năm để giới thiệu những sản phẩm của Thái trên thị trường thế giới, cụ thể là các thị trường phi truyền thống. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nừớc đã theo đuổi những thồa thuận mậu dịch tự do song phương với mục đích đẩy mạnh các hoạt động mua bán. Những nước nằm trong mục tiêu bao gồm Bahrain, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Úc và Mỹ. Mặc dù những nhân tố bên ngoài không mấy thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu, những nhân tố nội địa lại hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Thái Lan. Đồng bạt của Thái giữ mức ổn định với tỉ giá từ 43 đến 44 bạt đổi một đô la Mỹ và lạm phát chỉ chung quanh mức 0,8%. Cả hai nhân tố đó đã góp phần cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Thái Lan. Mặc dù đôi lúc đồng bạt có mạnh hơn đôi chút nhưng cũng không có sự tác động đáng kể đến xuất khẩu vì việc tăng giá này đi đôi với các loại tiền tệ khác ở châu Á. Một sự kiện tốt cho hoạt động xuất khẩu là giá cả không bị giảm nhiều. Vào nửa cuối năm 2002, giá của một số mặt hàng xuất khẩu thậm chí còn tăng lên, chủ yếu các sản phẩm có giá trị gia tăng như nữ trang, tôm chế biến, rau chế biến và đóng hộp, sản phẩm nhựa và hạt nhựa, kính xây dựng, thiết bị y khoa, thép và sản phẩm từ thép. Những sản phẩm bị sụt giá có máy điều hòa không khí và linh kiện, gà đông lạnh, rau đông lạnh, đồ chơi, sản phẩm từ da, mỹ phẩm và tân dược.
Trả lời
Xuất Khẩu Xuất khẩu đã là một trong những động lực chủ yếu dẫn tới sự phục hưng về kinh tế của Thái Lan trong năm 2002, bất kể những mối quan ngại gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu đang biến động. Hoạt động xuất khẩu khởi sắc là nhờ sự gia tăng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính và chính sách của nhà nước chủ trương mở rộng những thị trường xuất khẩu phi truyền thống. Những sản phẩm hàng đầu xuất khẩu sang Mỹ bao gồm máy tính và linh kiện, hàng may mặc, mạch điện, ngọc, nữ trang và tôm đông lạnh. Trong lĩnh vực nghe nhìn, đầu video và linh kiện tăng số lượng xuất khẩu thêm 108%, đạt 293 triệu USD, trong khi ti vi và linh kiện tăng 50%, đạt mức 630 triệu USD, do những nhà đầu tư Malaysia chuyển các cơ sở sản xuất sang. Thái Lan. Trong khi đó ở thị trường Nhật Bản, thị trường lớn hàng thứ hai trên thế giới, tình hình lại bị trì trệ. Thị trường EU cũng bị thu hẹp 7,2%. Gà và tôm xuất khẩu sang thị trường này bị hạn chế do sự quan ngại về an toàn thực phẩm. Những sự giám định ngặt nghèo hơn đã ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh nông nghiệp như Charoen Pokphand Foods và GFPT Plc. Trong số các thị trường truyền thống, hàng xuất sang Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore gia tăng 6%, đạt mức 10 tỉ USD. Mậu dịch trong khốl ASEAN gia tăng đáng kể trong những năm gần đây chủ yếu nhờ vào chính sách miễn thuế trong khu vực mậu - dịch tự do. Sở Xúc tiến Xuất khẩu đặt mục tiêu đưa thị phần trong khu vực này lên tỉ trọng 40% trong tổng lượng xuất khẩu cúa Thái Lan. Những thị trường mới đang được nhắm đến là các nước Đông Dương, các nước Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Đông Âu, Nam Á và Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tăng trướng lớn nhất cho xuất khẩu của Thái Lan với mức gia tăng 12,9% trong 9 tháng đầu năm 2002 vđi trị giá 2,3 tỉ USD so với 2,1 tỉ USD của cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng xuất khẩu hàng đầu đã tăng trưởng gấp đôi, trong đó có mấy vi tính và linh kiện, hạt nhựa, hóa chất, thép và căc sản phẩm từ thép. Một số hàng xuất khẩu gia tăng hơn 100%, bao gồm xe máy, máy phát điện, da sống và da thuộc Sở Xúc tiến xuất khẩu đã chi ra khoảng 1 tỉ bạt mỗi năm để giới thiệu những sản phẩm của Thái trên thị trường thế giới, cụ thể là các thị trường phi truyền thống. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nừớc đã theo đuổi những thồa thuận mậu dịch tự do song phương với mục đích đẩy mạnh các hoạt động mua bán. Những nước nằm trong mục tiêu bao gồm Bahrain, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Úc và Mỹ. Mặc dù những nhân tố bên ngoài không mấy thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu, những nhân tố nội địa lại hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Thái Lan. Đồng bạt của Thái giữ mức ổn định với tỉ giá từ 43 đến 44 bạt đổi một đô la Mỹ và lạm phát chỉ chung quanh mức 0,8%. Cả hai nhân tố đó đã góp phần cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Thái Lan. Mặc dù đôi lúc đồng bạt có mạnh hơn đôi chút nhưng cũng không có sự tác động đáng kể đến xuất khẩu vì việc tăng giá này đi đôi với các loại tiền tệ khác ở châu Á. Một sự kiện tốt cho hoạt động xuất khẩu là giá cả không bị giảm nhiều. Vào nửa cuối năm 2002, giá của một số mặt hàng xuất khẩu thậm chí còn tăng lên, chủ yếu các sản phẩm có giá trị gia tăng như nữ trang, tôm chế biến, rau chế biến và đóng hộp, sản phẩm nhựa và hạt nhựa, kính xây dựng, thiết bị y khoa, thép và sản phẩm từ thép. Những sản phẩm bị sụt giá có máy điều hòa không khí và linh kiện, gà đông lạnh, rau đông lạnh, đồ chơi, sản phẩm từ da, mỹ phẩm và tân dược.