Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?

  1. Sức khoẻ

Tôi rất sợ mình và người thân một ngày nào đó ra đi vì chứng đột quỵ bất ngờ. Không biết có thể phòng ngừa đột quỵ được không? Bằng cách nào?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Bạn có thể xem cách điều trị và phòng ngừa ở bài này
Trả lời
Bạn có thể xem cách điều trị và phòng ngừa ở bài này

tuyệt đối không nên châm kim vào đầu ngón tay hay tự ý lái xe đưa ng bị đột quỵ đi viện, đây nè


Mình cũng rất sợ đột quỵ, nhiều người đột quỵ khi còn trẻ nên bây giờ độ tuổi nào cũng cần phòng hết. Mình hay áp dụng những nguyên tắc dưới đây, tham khảo được từ nhiều người, và nhiều nguồn khác nhau, cũng xin được chia sẻ cho mọi người.

Đi bộ mỗi ngày

Tuy là phải đi làm, chăm sóc con, làm việc nhà, công việc… nhưng mình vẫn cố gắng để ra khoảng 20 phút mỗi ngày để đi bộ, nó rất tốt cho cơ thể. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng 40000 số phụ nữ trong khoảng 12 năm đã tiến hành đi bộ thì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về đột quỵ khoảng 30%. Nếu có thể thì bạn đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 40%.

Biết rõ sự khác nhau giữa buồn và buồn phiền

Nếu con người có nhiều phiền muộn hơn thì nguy cơ bị đột quỵ khả năng càng cao. Mỗi khi buồn phiền chuyện gì đó, suy nghĩ nhiều ngày, mình thường ăn nhiều hơn, dễ bị tăng cân và lười vận động. Nếu để chuyện này kéo dài con người ta sẽ bị tiểu đường, huyết áp cao. Nếu có các triệu chứng của bệnh phiền muộn thì hãy tìm phương pháp để chữa trị. Nhất là khi bạn có các biểu hiện như phiền muộn kéo dài, lo lắng, hay cáu kỉnh, cảm giác mệt mỏi, hay mất ngủ…

Nên ngủ 7 tiếng mỗi đêm

Ngủ nhiều quá hay ngủ ít quá cũng đều không tốt. Đã có kết quả nghiên cứu rằng nếu ngủ 10 tiếng mỗi đêm sẽ làm nguy cơ đột quỵ tăng hơn so với những người chỉ ngủ 7 tiếng 63%. Nếu bạn hay ngủ gáy sẽ làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch và biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ăn khoai lang

Mình hay ăn khoai lang, lâu lâu ăn thêm nho khô, chuối và cà chua. Đây là những thực phẩm sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 20%, bởi trong thành phần của các chất này có chứa nhiều chất Kali. Các nguồn thực phẩm tốt nhất cho những người bị mắc bệnh về tim mạch là rau, củ, quả, thịt cá, thịt gia cầm và các sản phẩm được làm từ sữa.

Hạn chế việc tức giận

Theo thống kê từ những bệnh nhân bị đột quỵ thì nguyên nhân những người hay tức giận và tính khí thì hung hăng sẽ tăng nguy cơ đột quỵ hơn so với những người không có hiện tượng đó. Nên nếu bạn hay tức giận và khó kiểm soát cơn giận, nên tập thiền tại nhà, hoặc tham gia các lớp thiền, yoga. Như vậy tinh thần ổn định, trái tim khoẻ mạnh, nguy cơ đột quỵ cũng giảm bớt nhé.

Hiểu về những triệu chứng có thể xảy ra, báo hiệu việc sẽ bị đột quỵ để khám chữa kịp thời cũng là một cách để phòng ngừa đột quỵ bạn nhé. Ví dụ như các triệu chứng sau đây là phải đi khám chữa ngay, để lâu là chết bất đắc kì tử luôn:

Chứng đau nửa đầu

Những cơ đau đầu thường diễn ra bất ngờ sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ của nữ giới. Những người bị chứng đau nửa đầu thường là do sự thay đổi của nội tiết tố và tác dụng phụ của thuốc. Khi mắc phải các triệu chứng này thì nên đi khám và để giảm tần suất của chứng bệnh này, hãy tới gặp bác sĩ để kê đơn thuốc.

Nhịp tim đập nhanh

Khi nhịp tim có dấu hiệu đập nhanh và cùng với triệu chứng như khó thở, đầu hơi đau và đặc biệt là vùng ngực đau. Đây là những dấu hiệu của nhịp tim bất thường và khả năng đột quỵ tăng gấp khoảng 5 lần.

Điều chỉnh cơ khó khăn

Cười bị méo miệng, cử động khó, thị lực bị rối loạn. Tay và chân khó cử động và bị tê liệt

Giọng nói bị líu lưỡi và không nói ra tiếng.

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn và người thân cần giảm thiểu những tác nhân gây ra đột quỵ bằng cách hạn chế không hút thuốc, ít uống rượu bia, tích cực ăn nhiều rau củ quả, thường xuyên đi khám sức khoẻ kiểm tra huyết áp, đường huyết thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ thấp đi nhé.