Làm KCN hay làm bên ngoài?

  1. Hướng nghiệp

Lại là em với những câu hỏi của sinh viên mới ra trường ạ. Chẳng là em mới tốt nghiệp chuyên ngành CNTT và cũng đang làm tại một công ty bên ngoài với công việc liên quan đến chuyên ngành. Cụ thể là em làm UI, UX Các bạn em đứa thì vô KCN đứa thì cũng làm ở ngoài như em tại các vị trí lập trình viên. Tuy nhiên những bạn vào KCN thì lương khởi điểm có vẻ nhỉnh hơn là làm bên ngoài. Các anh chị có kinh nghiệm cho em hỏi rằng mới ra trường mình nên làm cho KCN nước ngoài hay là làm ở các công ty nhỏ và vừa ở bên ngoài theo chuyên ngành. Những được, mất trong hai môi trường này ạ. Em cảm ơn nhiều ạ

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Chị đưa ra vài dòng nhận định như sau nhé

- KCN nước ngoài: ưu điểm là lương khởi điểm nhỉnh hơn như em đã nhận thấy. Ưu điểm khác nữa là mô tả công việc rõ ràng, quy trình làm việc rõ ràng, giờ giấc, xe đưa đón rõ ràng, chế độ cũng rõ ràng. Và ổn định.

Nhược điểm là do loại hình công việc cố định, nên chỉ biết đúng loại công việc đó thôi, kỹ năng, kiến thức nói chung không tăng lên. Nếu làm quá lâu (>2 năm) sẽ cảm thấy bản thân trì trệ, chậm tiến hơn so với bên ngoài, thấy bản thân giống như con gà Công nghiệp. Ai ưa ổn định thì sẽ thấy rất ổn, ai ưa sự phát triển sẽ cảm thấy rất bí bách, nếu làm quá lâu cũng rất khó chuyển việc bởi các kỹ năng, kiến thức bị giới hạn, bị đóng khung trong công việc rất cụ thể đã làm. Ngoài ra, sẽ bị rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình. Nghĩa là mức lương cứ bình bình như thế, không cao hơn hẳn, cũng ko thấp hơn hẳn. Nguyên nhân do lương khởi điểm nhỉnh hơn, nhưng tăng lương kiểu cào bằng, không có đột biến, tốc độ tăng lương chậm. Không có lý do thật sự thuyết phúc để dứt áo ra đi, nhưng tiếp tục ở lại làm thì lại rơi vào cảm giác chán chán

- Các công ty vừa và nhỏ: ưu điểm là không biến nhân viên thành gà công nghiệp, nếu có năng lực sẽ phát huy được, sếp dễ nhìn ra năng lực do có đất diễn. Nếu tài năng, có thể deal về việc tăng lương đột biến với sếp, ko bị dính ràng buộc quy trình, quy định chung. Rèn luyện đc nhiều kỹ năng, kiến thức. Khi chuyển việc, công ty tuyển thông thường sẽ thích những người này hơn là làm ở khu CN.

Nhược điểm là quy trình lộn xộn, nhiều khi công việc vướng mắc không biết ai sẽ là người có trách nhiệm giải quyết, nếu ko phải là người chủ động sẽ thấy công việc mãi không trôi, trì trệ, chán nản.

Trả lời

Chị đưa ra vài dòng nhận định như sau nhé

- KCN nước ngoài: ưu điểm là lương khởi điểm nhỉnh hơn như em đã nhận thấy. Ưu điểm khác nữa là mô tả công việc rõ ràng, quy trình làm việc rõ ràng, giờ giấc, xe đưa đón rõ ràng, chế độ cũng rõ ràng. Và ổn định.

Nhược điểm là do loại hình công việc cố định, nên chỉ biết đúng loại công việc đó thôi, kỹ năng, kiến thức nói chung không tăng lên. Nếu làm quá lâu (>2 năm) sẽ cảm thấy bản thân trì trệ, chậm tiến hơn so với bên ngoài, thấy bản thân giống như con gà Công nghiệp. Ai ưa ổn định thì sẽ thấy rất ổn, ai ưa sự phát triển sẽ cảm thấy rất bí bách, nếu làm quá lâu cũng rất khó chuyển việc bởi các kỹ năng, kiến thức bị giới hạn, bị đóng khung trong công việc rất cụ thể đã làm. Ngoài ra, sẽ bị rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình. Nghĩa là mức lương cứ bình bình như thế, không cao hơn hẳn, cũng ko thấp hơn hẳn. Nguyên nhân do lương khởi điểm nhỉnh hơn, nhưng tăng lương kiểu cào bằng, không có đột biến, tốc độ tăng lương chậm. Không có lý do thật sự thuyết phúc để dứt áo ra đi, nhưng tiếp tục ở lại làm thì lại rơi vào cảm giác chán chán

- Các công ty vừa và nhỏ: ưu điểm là không biến nhân viên thành gà công nghiệp, nếu có năng lực sẽ phát huy được, sếp dễ nhìn ra năng lực do có đất diễn. Nếu tài năng, có thể deal về việc tăng lương đột biến với sếp, ko bị dính ràng buộc quy trình, quy định chung. Rèn luyện đc nhiều kỹ năng, kiến thức. Khi chuyển việc, công ty tuyển thông thường sẽ thích những người này hơn là làm ở khu CN.

Nhược điểm là quy trình lộn xộn, nhiều khi công việc vướng mắc không biết ai sẽ là người có trách nhiệm giải quyết, nếu ko phải là người chủ động sẽ thấy công việc mãi không trôi, trì trệ, chán nản.

Để làm rõ hơn, cũng như nhận được chia sẻ từ mọi người, bạn có thể cung cấp thêm thông tin được k?

Ví dụ: ngành, nghề mà bạn đang theo đuổi? Địa phương bạn đang sống? Những câu hỏi này sẽ giúp mọi người so sánh cái được mất ở 2 công việc.

Mong muốn hiện tại của bạn đối với 1 công việc (k đề cập đến nơi làm việc)? Liệu tiền lương có phải là tiêu chí quan trọng nhất của bạn khi lựa chọn công việc, hay khả năng tài chính hiện tại cần 1 mức lương để trang trải? Những câu hỏi này sẽ giúp mọi người đưa thêm quan điểm phát triển bản thân để bạn tham khảo

Chào bạn

Leelee
,

Câu hỏi của bạn đặt ra là, liệu có nên làm ở KCN, có lương tốt, được đào tạo bài bản, theo quy trình, hay làm ở công ty nhỏ nhưng đúng chuyên ngành, môi trường tốt, việc nhiều hơn, lương thấp hơn, nhưng được làm đa dạng, được thử nhiều thứ.

Bạn có thể tham khảo thêm câu trả lời tại câu hỏi:

Theo quan điểm của mình thì các bạn nên có từ 3-5 năm làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, để có cái nhìn tổng quát. Ở đây bạn sẽ học được rất nhiều thứ qua công việc. Trong tầm 5 năm đầu này bạn sẽ học được rất nhiều, điều chỉ có ở các doanh nghiệp nhỏ nhưng có hệ thống đào tạo tốt.

Thường với các doanh nghiệp lớn, bạn sẽ cảm thấy học được rất nhiều sau 6 tháng - 1 năm đầu vì họ có quy trình đào tạo nhân viên mới rất tốt. Nhưng sau đó thì gần như sẽ không học được gì mới vì mọi thứ sẽ được vận hành theo quy trình.

Giai đoạn mới bước vào cuộc sống thì tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng.

việc đầu tiên cần làm đó là ngồi lại hỏi bản thân mình là ai mình muốn trở thành ai và vẽ ra 1 bức tranh và thực hiện từng bước nhỏ.và rồi bạn sẽ thành công trong việc bạn đam mê theo đuổi.