Làm sao để chữa ngọng cho trẻ nhỏ?

  1. Giáo dục

Bé nhà mình 4,5 tuổi, đã nói được rất nhiều (câu dài, hoạt ngôn, lý luận) nhưng bị ngọng. Mình mình quan sát thì do cách bé đưa lưỡi và nhả chữ chưa đúng. Cảm nhận là giọng bị đớt, lưỡi cứng giữ nguyên.

Mình đang tìm cách chỉnh lại cho bé phát âm đúng. Rất mong được sự tư vấn của các chuyên gia.

Từ khóa: 

mầm non

,

giáo dục

Bị ngọng có thể là do cấu tạo lưỡi, lưỡi ngắn khi nói sẽ khiến chữ bị đớt, lười dài sẽ khiến tiếng bị lùng bùng nghe không rõ. Bên cạnh việc cố gắng sàng lọc ngữ âm mà bé tiếp xúc hằng ngày thì nên cho bé tập luyện phát âm trước gương để nhìn khẩu hình miệng. Ngoài ra, có một cách hơi khô khan đối với trẻ con đó là cho chúng nghe thời sự :))

Bạn cũng không nên lo lắng quá, thường trẻ con ở tuổi này chưa đứa nào nói chuẩn và tròn tiếng hẳn đâu, cứ chú ý luyện tập và chỉnh sửa mỗi khi sai là được.

Trả lời

Bị ngọng có thể là do cấu tạo lưỡi, lưỡi ngắn khi nói sẽ khiến chữ bị đớt, lười dài sẽ khiến tiếng bị lùng bùng nghe không rõ. Bên cạnh việc cố gắng sàng lọc ngữ âm mà bé tiếp xúc hằng ngày thì nên cho bé tập luyện phát âm trước gương để nhìn khẩu hình miệng. Ngoài ra, có một cách hơi khô khan đối với trẻ con đó là cho chúng nghe thời sự :))

Bạn cũng không nên lo lắng quá, thường trẻ con ở tuổi này chưa đứa nào nói chuẩn và tròn tiếng hẳn đâu, cứ chú ý luyện tập và chỉnh sửa mỗi khi sai là được.

Chào bạn!

Trước câu hỏi của bạn mình nhận thấy em bé trộm vía khá nhanh nhẹn, ngôn ngữ tư duy tốt do nói các câu dài, cụm từ… loại bỏ khả năng chậm nói, hỉ có 1 số từ ngữ là ngọng. Cả hai bạn nhà mình giai đoạn 3-6 tuổi cũng từng nói ngọng, thậm chí mỗi bạn một kiểu ngọng khác nhau. Và trong quá trình làm việc với trẻ em, các cha mẹ thì mình xin có những chia sẻ như sau:

Nói ngọng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng bị mắc chứng này.

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 - 4 tuổi nói ngọng là hoàn toàn bình thường nhưng nếu quá 4 tuổi mà bé vẫn chưa sửa được hiện tượng nói ngọng thì cha mẹ cần xem bé có bất thường gì không, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa

Mình biết khi đọc các bố mẹ sẽ vô cùng sốt ruột mà chỉ muốn kéo ngay đến phần giải pháp để tìm biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý đến tất cả các yếu tố khác vì nếu tìm đúng nguyên nhân, lý do, hoàn cảnh, hiểu đúng vấn đề thì giải quyết việc này cũng sẽ đơn giản thôi.

Vậy chúng ta sẽ đến với các phần để hiểu cho đúng:

1. Vậy nói ngọng là gì?

Về lý thuyết Ngôn ngữ của trẻ hình thành dựa trên cơ sở các phản xạ có điều kiện. Ngôn ngữ được hình thành từ những tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài kích thích vào thính giác. Nghe như nào thì nói lại như thế.

Hình dung 1 cách dễ hiểu cùng là đứa con của bạn cu Bin bé Nhím, nhưng sinh ra ở Việt Nam thì nói tiếng Việt, sinh ra ở châu Âu thì nói tiếng Anh, sinh ra ở trong rừng thì hú tiếng như sói. Và nếu 1 đứa trẻ sinh ra mà ở trong 1 môi trường không có tiếng động gì suốt 3 năm đầu đời thì nó thậm chí còn bị câm không nói được.

2. Biểu hiện của nói ngọng là gì?

Nếu bạn thấy con mình có một số các biểu hiện như sau khi phát âm: nói chuyện không rõ ràng, các âm tiết có thể bị mất âm, sai lệch âm.

- Nói nhanh nhưng âm ngữ phát ra khó nghe, khó hiểu.

- Một số trường hợp có biểu hiện nói chậm, nói khó, nói từng chữ không rõ âm.

- Cách cử động môi, lưỡi, hàm dưới,… khó khăn, chậm hoặc không đúng cách.

- Hơi thở ngắn, nhịp thở không đều khi cố gắng phát âm.

Thì có khả năng là con bạn bị nói ngọng.

3- Nói ngọng có nguy hiểm không/Tác hại của nói ngọng?

Trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng khiến người khác không hiểu hết điều trẻ muốn nói, đặc biệt là khi trẻ gặp người lạ. Trẻ có thể có cảm giác thất vọng và dẫn đến việc ngại giao tiếp. Ngoài ra việc nói ngọng có thể làm ảnh hưởng đến việc học đọc – viết, khó khăn trong việc học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ và khi lớn lên cũng sẽ là cản trở với những công việc cần đến giao tiếp.

4- Vậy nguyên nhân dẫn đến nói ngọng và cách chữa là gì?

Cách chữa nói ngọng cho trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Chính vì vậy quan trọng nhất khi chữa nói ngọng cho trẻ là tìm ra lý do gây ra tình trạng này. Và từ đó chúng ta “soi” xem, nguyên nhân ấy thì chữa như thế nào?

1. Do ngậm núm vú giả nhiều và lâu lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, khó phát âm.

2. Do thói quen: khi con nói ngọng thì không dạy đúng, còn hùa theo vì thấy dễ thương. ở VN chuyện này rất phổ biến, kiểu: Ôi con tó ton của mẹ, tục tưng tục tưng. Lâu dần con quen và khó sửa. Thói quen ở đây còn là việc mút tay, ngoáy mũi, cho tay vào miệng…

3. Rối loạn hành vi: do Trẻ chơi game, xem TV, sử đụng điện thoại Ipad quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe - nói mà qua nhìn - nói, Trẻ này còn hay cáu giận.

4. Bắt chước: Do ảnh hưởng từ người chăm sóc: ông bà, bố mẹ ít chơi, ít giao tiếp với trẻ Cũng có thể người lớn (gia đình, ông bà, thầy cô…) nói ngọng, nói giọng địa phương trẻ học theo.

5. Do có bệnh lý: các bệnh tai mũi họng xoang mũi, viêm VA khiến có những chữ đáng lẽ ra miệng phải kín nhưng trẻ khó thở nên há mồm, dẫn tới phát âm sai.

6. Bị chê cười: Khi trẻ nói sai, nếu bị cười chê trẻ sẽ có xu hướng trở nên rụt rè hơn, không dám nói hoặc cố gắng phát âm, việc này càng khiến trẻ dễ bị nói ngọng.

7. Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị khiếm khuyết, dị tật môi, nghe kém

6- Ứng xử/cách chữa khi con nói ngọng

Nhiều phụ huynh khi gặp mình và thấy con bị tình trạng nọ kia thì có nhiều người khá hoảng hốt, hoặc trách móc bản thân. Theo mình điều này là không nên mà ta nên tập trung vào tìm giải pháp thay vì oán trách. Bên cạnh đó trẻ cũng dễ cảm nhận được những năng lượng này đôi khi khiến việc sửa chữa thành áp lực lại kéo dài thời gian và stress cả bố mẹ và con. Vậy nên gia đình anh cứ bình tĩnh và nhẹ nhàng.

Việc học nói không phải chuyện một ngày một bữa mà cần có thời gian luyên tập, thực hành việc học nói ngày này qua ngày khác, cũng giống như việc người lớn chúng ta học ngoại ngữ, cần chúng ta kiên trì, tính bằng tháng, bằng năm..

Phụ huynh cần kiên trì. Trước mình dạy Sâu và Minh, mỗi bạn sửa cũng mất 2-4 tháng đó, thậm chí có 1 số từ thì cả năm sau mới nói được chính xác.

Cần lưu ý khi chữa nói ngọng cho trẻ:

· Giữ cho bé một tinh thần thoải mái, không gây căng thẳng, gây áp lực cho bé, và thật bình tĩnh trước khi nói.

· Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…

· Từ từ hướng dẫn bé cách đặt lưỡi, cách lấy hơi, làm mẫu cho bé để bé có thể học theo.

· Sàng lọc những người bé hay tiếp xúc: Chú ý cách phát âm của bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng.

· Tạo cho trẻ môi trường rộng như ở công viên nơi có đông người, cho bé tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người.

· Khi nói chuyện, hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ bắt chước được theo những gì bạn nói, hát.

· Với những từ bé bị nói ngọng, bạn cần ghi nhớ lại và nhắc lại nhiều lần sao cho chuẩn, cho bé nhắc lại lời bạn nói.

· Khi trẻ bị nói ngọng bạn chỉ nói đúng, không nhắc lỗi sai, không nhại lại câu nói ngọng khiến bé không ý thức được rằng bé đã phát âm sai, khiến cho việc nói ngọng của bé nặng hơn.

7- Giúp con sửa nói ngọng thông qua trò chơi

Nguyên tắc là Luyện tập thời gian ngắn nhưng thường xuyên: chỉ nên khoảng 2-3 phút/ bài tập hoặc trò chơi. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).

1- Cho nghe nhạc, các bài hát

Lựa chọn cho trẻ nghe các bài hát tròn vành rõ chữ, tiết tấu vừa phải hợp lứa tuổi của con và nên chọn ca sĩ hát theo giọng đúng nơi miền mình sinh sống. Vd: Ngoaì Bắc nên chọn nghe giọng Bắc.

2- Đọc sách

Đọc sách là cách giúp các bố mẹ cung cấp thêm cho con nhiều từ ngữ trong ngữ cảnh, vì đôi khi hàng ngày mình cố “nặn” cũng không ra được nhiều từ, và qua các câu trong sqacsh truyện trẻ dễ nhớ theo cụm câu.

3- Trò: Dỏng tai nghe ngóng: Nghe kỹ để phát hiện con hay ngọng những âm, dấu như thế nào?

4- Trò đố vui:

Chọn 1 hình ảnh (thiên về những từ con phát âm chưa đúng) để con nghe xem đâu là từ đúng

Ví dụ: Hình ảnh con chim.

Các từ bố mẹ phát âm: tim – chim- ghim

5- Trò tìm đồ vật rồi gọi tên đồ vật

Bố mẹ để ý những chữ cái con hay nói ngọng, rồi tìm các từ chỉ đồ vật tương ứng để con gọi tên

6- Tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần.

Trên đây là một số những điều mình xin gửi đến bạn. Hy vọng giúp bạn thoả mãn. Nếu các phương pháp thông thường không đem lại hiệu quả cần cần cho trẻ đi thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

Chúc gia đình bạn (không cần sớm) sẽ có tin vui nha!