Làm sao để phát triển năng lực tư duy?

  1. Giáo dục

  2. Xã hội

Lược dịch: Hương Alan Bắp

_________________________________

(tác giả trong bài là chỉ người viết cuốn sách “Suy nghĩ trong tích tắc”)

tác giả: warfalcon

Khi lên kế hoạch lâu dài mà có thể phát triển năng lực tư duy logic, bồi dưỡng thói quen đọc sách, viết lách và tư duy thì hoàn toàn tốt nhưng vấn đề là thời gian để nhìn thấy được hiệu quả của nó phải chờ rất lâu, hơn thế nữa khó xác định được số lượng công việc, chỉ có số ít người mới có thể kiên trì được, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một phương pháp luyện tập có thể đo lường một cách chuẩn xác khối lượng công việc của bản thân, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 10 – 20 phút, kiên trì đến 100 ngày thì tư duy logic sẽ tăng lên không ít, điều đó giúp bạn giải quyết các vấn đề công việc, ngay lập tức nắm được mấu chốt, học được cách biểu đạt rõ ràng, và đưa ra quyết định chuẩn xác.

Cách làm cơ bản:

Đặt giấy A4 nằm ngang, mỗi tờ viết một chủ đề, mỗi trang viết từ 4 đến 6 hàng, mỗi hàng viết 20 đến 30 chữ. Thời gian viết mỗi trang là 1 phút, mỗi ngày viết 10 trang. Nói cách khác, chính là mỗi ngày dùng 10 – 20 phút ghi chép lại.

- Tác dụng và hiệu quả:

Trong quá trình làm thì bộ não và cảm xúc sẽ nhanh chóng xử lí, gạt bỏ cảm xúc trong đầu.

Một khi đã kiên trì ghi chép được 3 tuần hoặc một tháng thì ngôn từ trong suy nghĩ của bản thân sẽ muôn màu muôn vẻ, thậm chí trước khi ghi chép đã nghĩ được nên biểu đạt ra sao rồi.

Một tháng trước vẫn còn mông lung, không biết làm sao để có thể trần thuật được sự việc, hiện tại có thể dùng biểu đạt rõ ràng được rồi, ý tưởng cũng không ngừng lóe lên, cuối cùng dùng tốc độ của tay viết đã có thể đuổi kịp được tốc độ xoay chuyển của bộ não.

Kiên trì thêm vài tháng nữa, có thể trong một lúc nhìn nhận vấn đề từ tầm nhìn vĩ mô, dần dần tiến đến “suy nghĩ trong tích tắc”. Có thể dựa vào các tình huống khác nhau mà có lúc sẽ nắm bắt được điểm mấu chốt, cùng lúc tiến hành xử lí thông tin.

- Nguyên tắc:

  • Trong lúc viết tiêu đề, đừng có suy nghĩ nhiều, bất luận là chuyện gì, cứ viết ra trước đã.

  • Nghiêm khắc và kiên trì viết mỗi trang trong một phút, một khi nghĩ đến điều gì thì lập tức viết ra, như vậy sẽ không làm bạn kéo dài thời gian.

  • Đừng dùng sách ghi chép, quyển nhật kí, word; dùng giấy A4 là cách thuận tiện nhất và nhanh nhất rồi.

  • Bên người luôn chuẩn bị sẵn giấy A4 hoặc bìa, để dù cho ở đâu đều có thể viết được, hoặc có thể chia giấy A4 thành 3 phần.

  • Có thể có thể sử dụng bản ghi chép tốt nhất, lấy nội dung đó làm một bài viết hoàn chỉnh, sử dụng để viết được tiếp.

  • Đối với các tiêu đề giống nhau thì có thể đứng ở những góc nhìn khác nhau mà viết thành nhiều trang, xử lí vấn đề và tầm nhìn đều được mở rộng.

  • Sau khi viết rất nhiều trang có thể đóng thành một xếp để viết.

  • Khi có cách nghĩ mới thì tiếp tục bổ xung và xử lí tiếp vấn đề.

Với cách ghi chép như vậy thì có thể giúp điểu khiển tốt cảm xúc và tư duy, bản thân trở nên tự tin và sống tích cực, tâm trạng thoải mái.

Muốn viết như thế nào thì viết như thế đó, đưa những trải nghiệm ban đầu viết hết ra là được, không cần quá phức tạp, cũng không cần suy nghĩ xem phải thiết kế bản ghi chép, cấu trúc, cấu tạo câu, mọi lúc mọi nơi khi đột nhiên lóe lên suy nghĩ gì đều có thể đào sâu và mở rộng trong bản ghi chép đó.

- Ví dụ:

Tiêu đề: sắp xếp ước mơ của bản thân

• 1 năm sau, bản thân muốn làm gì?

• 1 năm sau, bản thân trở thành người như thế nào mới cảm thấy vừa ý?

• Ước mơ của 3 năm sau là gì?

• 3 năm sau, bản thân trở thành người như thế nào mới cảm thấy vừa ý?

• Do đó, trong vòng nửa năm nên làm gì?

• Vì để thực hiện được ước mơ thì nên học những gì?

• Sở trường của bản thân là gì?

• Liên quan đến ước mơ thì nên cùng với ai bàn bạc?

• rốt cuộc ước mơ đối với bản thân mà nói là gì?

- Điểu chỉnh khi ghi chép:

Tác giả “suy nghĩ trong tích tắc” gợi ý với các bạn là nên sử dụng các tệp văn kiện trong suốt để xử lí thống nhất, phân chia theo tên tiêu đề, cứ 3 tháng lại sắp xếp lại, đọc lại một lần nữa.

Cá nhân tôi kiến nghị các bạn có thể trực tiếp dùng hình ảnh ( kí hiệu), đây là một cách lưu trữ dữ liệu ghi chép, chụp ảnh lại, ghi thêm đầu đề, lúc sử dụng thì có thể kiểm tra, như vậy thì hiệu quả sẽ rất cao, mà như vậy có thể tùy lúc mở ra đọc.

Chú ý là lúc các bạn ghi chép thì nhất định viết bằng tay, đừng dùng ứng dụng trên điện thoại hay máy tính. Mọi người bây giờ có thể tìm một tờ giấy A4, dành 1 phút để thử nghiệm một chút. Lúc mới bắt đầu thì có chút khó khăn, nhưng viết nhiều lần thì tư duy sẽ cải thiện không ít.

o Vấn đề 1: trong một phút viết 4-6 hàng trong một trang, mỗi hàng viết 20-30 chữ, viết không xong thì sao đây?

Cái này khi sử dụng chữ viết hoặc chữ số bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Trung thì không thể viết như kia được.tôi đã cố ý sử dụng chúng trong một khoảng thời gian để đưa ra kết luận Điều này nên thay đổi là”mỗi trang viết 4-6 hàng, mỗi hàng 8-12 chữ.”
Luyện tập rất nhiều lần thì phát hiện hầu hết mọi người trong 1 phút đề có thể viết được 40 chữ, lúc mới bắt đầu, viết được 4 hàng, mỗi hàng viết được 10 chữ hoặc 6 hàng, mỗi hàng 7-8 chữ. Có ít người thì viết được 50-60 chữ trong một phút nhưng chữ rất khó nhìn.

o Vấn đề 2: có thể sử dụng bản ghi chép tốt nhất, lấy nội dung 4-6 hàng làm một bài viết hoàn chỉnh ( chính là lấy mỗi hàng làm một tiêu đề riêng), liệu có thể viết được tiếp?

Vấn đề này cũng có rất nhiều người hỏi, trên thực tế chính là đưa nội dung của hàng này viết thành một tiêu đề khác sau đó sử dụng tờ A4 khác viết tiếp được.
Với cả, cùng một tiêu đề cũng có thể lặp lại cách viết nhiều lần, trước lúc viết không cần ngó xem nội dung lần trước ra sao, có thể mượn hình ảnh bên ngoài để viết, trong 1 phút mà viết không hết thì dùng tờ A4 khác viết tiếp.

o Vấn đề 3: tại sao lại dùng giấy A4, không thể dùng kiểu ghi chép hoặc loại giấy khác được sao?

Đúng vậy, lúc đầu tôi cũng nghi ngờ điều này, vì sao nhất định phải là giấy A4, có được đổi sang dùng loại giấy khác? Sau khi viết được vài ngày, tôi muốn chia sẻ với mọi người vài điều:
Phương pháp này là ứng dụng lên các nhân viên văn phòng, giấy A4 là rất dễ tìm thấy trong văn phòng làm việc. Đương nhiên nếu là học sinh, giấy A4 rất khó nhìn thấy, bạn có thể thử tìm loại giấy khác để thay thế.
Dùng 1 trang A4 chỉ để viết 1 vấn đề, cách này rất tốn giấy lại lãng phí, ngoài sử dụng mặt trước cũng có thể sử dụng mặt sau, nếu như gấp đôi, thì một tờ có thể viết 4 lần, 10 phút có thể viết được 3 trang giấy.

Nhưng mà tính ưu việt của giấy A4 nhiều vô cùng, dễ lấy, thuận tay lấy một tờ rồi viết ra, nếu như muốn ghi chú hay lật trên sổ tay thì nhất định phải dùng tay đè, chữ cũng không ngay ngắn, có to có nhỏ, nếu như phải nghĩ nhiều điều như vậy, trong một phút cũng chẳng viết được nhiều, nhưng nếu sử dụng trên một tờ giấy A4 trống không thì lại khác, đầu tiên đặt nằm ngang, chỉ viết 4- 6 hàng, chữ có thể viết lớn hoặc nhỏ, trong một hàng chắc chắn viết được rất nhiều, viết chữ như vậy sẽ tăng tốc độ lên, lấy tiếp giấy hoàn thành xong một vấn đề, nghỉ ngơi một chút, suy nghĩ chút, sau đó đổi giấy, tiếp tục viết vấn đề tiếp theo, viết lách có thể giảm bớt được sự phiền toái đến mức nhỏ nhất.

o Vấn đề 4: tại sao lại để ngang, để dọc không được sao?

Tác giả có nói là đã thử qua nhiều cách khác nhau, cuối cùng rút ra kết luận là lúc đặt tờ giấy nằm ngang là thuận tiện nhất, có thể bây giờ tôi viết không nhiều, vẫn không cảm nhận được sự khác biệt giữa viết ngang và viết dọc.

o Vấn đề 5: tại sao lại là 1 phút thôi? Có thể đặt thời gian là 2 phút không?

Chúng ta đặt điện thoại lên trên tờ giấy, dùng đồng hồ đếm để tính thời gian, trong thời gian ghi chép, thời gian rất nhanh bị rút gọn, bị hạn chế về mặt thời gian thì sẽ kích thích tư duy trong bạn, 1 phút là thời gian vô cùng mẫn cảm.

Nếu như không có hạn chế về mặt thời gian, thời gian rất nhanh cũng không còn, 3 hay 5 phút cũng không đủ. Tôi từng dành mấy phút để nhìn tờ giấy ngay trước mặt, lúc đó không biết viết gì hoặc viết được 2 đến 3 hàng lại cảm thấy không vừa ý, liền làm lại. Những viết được hơn 10 ngày, tôi cũng thường hay vượt 10 đến 20 giây, nhưng sẽ viết từ trọng điểm, cố gắng cụ thể chút, sau khi làm quen có thể nghĩ ra được và viết ngay, cơ bản đó chính là phản ứng đầu tiên.

Nếu như trong 1 phút không đủ thời gian bạn viết thì cũng có thể nới lỏng thời gian sang 2 phút, nhưng tốt nhất nên hạn chế kéo dài thời gian.

o Vấn đề 6: ví dụ 1 bản ghi chép

Phương pháp ghi chép

  • Dòng đầu bên trái ghi tiêu đề

  • Cứ như vậy viết 4-6 hàng

  • Mỗi trang viết cong trong 1 phút

  • Bản thân có thể nhìn thấy được chữ của mình

  • Nội dung ghi chú chiếm nửa trang giấy, viết về trình độ nào đó thì viết cẩn thận.

Từ khóa: 

giáo dục

,

xã hội

Nghe lí tưởng vậy mà không biết mình có duy trì được ko 😥

Trả lời

Nghe lí tưởng vậy mà không biết mình có duy trì được ko 😥