Làm sao để rèn tính kiên nhẫn?

  1. Kỹ năng mềm

Chào Noron,

Mình là một người khá sôi động vào náo nhiệt, làm việc cũng hăng hái và hết mình. Tuy nhiên khi gặp khó khăn mình lại dễ nản chí và từ bỏ. Từ những việc đơn giản hằng ngày như tập thể dục, detox đến chuyện đi làm, mình cực kỳ thiếu kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc. 

Dù rất muốn kiên nhẫn nhưng thường đi đến 3/4 đoạn đường mình lại bỏ cuộc.

Từ khóa: 

kiên nhẫn

,

kỹ năng

,

kiên trì

,

kỹ năng mềm

Mình nghĩ bạn nên rèn luyện nó từng bước một. Bạn cứ tưởng tượng sức mạnh ý chí (đc thể hiện qua tính kiên nhẫn) cũng giống như sức mạnh cơ bắp. Khi bạn tập thể hình, bạn không bao giờ nhảy vào phòng gym và nâng ngay mức tạ nặng kí nhất. Bạn phải bắt đầu từ các mức 5kg, 10kg, 20kg v.v...

Sức mạnh ý chí cũng vậy. Nếu bạn muốn một ngày đẹp trời, bạn thức dậy và ngay lập tức trở thành một người kiên nhẫn thì có thể nói là không thể. Bạn phải rèn luyện bản thân sao cho mỗi ngày kiên nhẫn thêm chút xíu.

Lấy ví dụ việc đọc sách (rất cần sự kiên nhẫn), nếu bạn là người ít khi đọc sách, thì khi mới bắt đầu, bạn có thể đặt ra mục tiêu đọc hết 5 trang mới nghỉ. Sau đó có thể nâng dần mức này lên, ví dụ: đọc hết 10, 15, 20 trang...mới nghỉ. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Mình nghĩ bạn nên rèn luyện nó từng bước một. Bạn cứ tưởng tượng sức mạnh ý chí (đc thể hiện qua tính kiên nhẫn) cũng giống như sức mạnh cơ bắp. Khi bạn tập thể hình, bạn không bao giờ nhảy vào phòng gym và nâng ngay mức tạ nặng kí nhất. Bạn phải bắt đầu từ các mức 5kg, 10kg, 20kg v.v...

Sức mạnh ý chí cũng vậy. Nếu bạn muốn một ngày đẹp trời, bạn thức dậy và ngay lập tức trở thành một người kiên nhẫn thì có thể nói là không thể. Bạn phải rèn luyện bản thân sao cho mỗi ngày kiên nhẫn thêm chút xíu.

Lấy ví dụ việc đọc sách (rất cần sự kiên nhẫn), nếu bạn là người ít khi đọc sách, thì khi mới bắt đầu, bạn có thể đặt ra mục tiêu đọc hết 5 trang mới nghỉ. Sau đó có thể nâng dần mức này lên, ví dụ: đọc hết 10, 15, 20 trang...mới nghỉ. Chúc bạn thành công.

Trường hợp của bạn nguyên nhân có thể là:

1. Bạn quên lý do mình bắt đầu.

2. Bạn nhớ lý do bắt đầu nhưng lý do đó không còn đủ mạnh để đẩy bạn hành động.

Giải pháp là:

1. Giữ cho mình luôn nhớ lý do (Viết ra, nhờ người thân nhắc nhở v.v...)

2. Tìm lý do khác mạnh mẽ hơn, nếu không tìm được thì đi hỏi người khác lý do của họ khi làm việc đó là gì. Họ sẽ tiếp sức cho bạn. Họ sẽ cho bạn những góc nhìn bạn không ngờ.

Mọi người chỉ thực sự thay đổi hay phát triển qua 3 cách sau:

1. Thay đổi nhỏ và liên tục (cần ý chí)

2. Có môi trường thúc ép

3. Biến cố lớn trong đời (cô người yêu bỏ vì quá gầy, quá đau nên quyết định đi tập gym để cô ấy phải tiếc nuối chẳng hạn) sự đau đó là nguồn động lực đủ mạnh để bạn thay đổi

Trước khi làm việc gì thì bạn cần trả lời 2 câu hỏi:

1. Phần thưởng khi làm việc này là gì?

2. Không làm có bị gì không?

Phần thưởng càng hấp dẫn, sự mất mát càng lớn thì bạn càng bước mạnh mẽ.

1. Không được lãng phí động lực vì nó tự hao hụt theo thời gian, lúc đang nhiều thì phải làm ngay, làm dứt khoát, làm máu lửa.

2. Liên tục nạp thêm bằng cách nghĩ về nỗi sợ nếu không đạt được và phần thưởng khi đạt được.