Làm thế nào để "bật" sếp nhưng vẫn được sếp quý?

  1. Kỹ năng mềm

Mình có một ý tưởng về việc phát triển chiến dịch mới để phát triển sản phẩm cho công ty. Đó là ý tưởng mà mình vô cùng tâm tắc và dồn hết công sức và nhiệt huyết để hoàn thiện. Nhưng khi trình bày với sếp thì lại bị sếp bác bỏ không có lý do cụ thể.

Các bác Noron cho em xin tips "Bật" sếp mà không mất việc với a :)))

Mong là sếp em không đọc được những dòng tâm sự từ tận đáy lòng này🙂

Từ khóa: 

bật sếp

,

kỹ năng mềm

Thứ nhất sếp không quan tâm lắm đến việc bạn thích sếp hay không họ chỉ quan tâm đến được mất. Thành ra lấy lòng sếp đối vs mình không quá quan trọng. Sếp trả lương cho bạn thì bạn phải sinh ra lợi nhuận lớn hơn đồng lương được trả. 
Thứ hai. Kinh tế khác với các cuộc chơi chính trị.  Nếu như bạn tham gia vào đoàn thể có yếu tố chính trị khi đó mọi thứ sẽ rất khác. Khi đó bạn sẽ phải cân nhắc đến thái độ của cấp trên , cấp dưới... Còn nếu đi làm công ăn lương mà không phải tham dự vào những thứ như cổ đông, cổ phần. Thì mình nghĩ làm hết trách nhiệm vs đồng lương được trả. Thế là ổn. Lương cao thì việc sẽ khó , áp lực sẽ nhiều. Còn nếu bạn thấy sức mình bỏ ra bạc bẽo thì bạn nên cân nhắc việc lật bàn. Nói thật mình là 1 thành phần khá rắn trong công việc. Còn khi tan giờ làm thì mọi thứ đều thoải mái. 
Trả lời
Thứ nhất sếp không quan tâm lắm đến việc bạn thích sếp hay không họ chỉ quan tâm đến được mất. Thành ra lấy lòng sếp đối vs mình không quá quan trọng. Sếp trả lương cho bạn thì bạn phải sinh ra lợi nhuận lớn hơn đồng lương được trả. 
Thứ hai. Kinh tế khác với các cuộc chơi chính trị.  Nếu như bạn tham gia vào đoàn thể có yếu tố chính trị khi đó mọi thứ sẽ rất khác. Khi đó bạn sẽ phải cân nhắc đến thái độ của cấp trên , cấp dưới... Còn nếu đi làm công ăn lương mà không phải tham dự vào những thứ như cổ đông, cổ phần. Thì mình nghĩ làm hết trách nhiệm vs đồng lương được trả. Thế là ổn. Lương cao thì việc sẽ khó , áp lực sẽ nhiều. Còn nếu bạn thấy sức mình bỏ ra bạc bẽo thì bạn nên cân nhắc việc lật bàn. Nói thật mình là 1 thành phần khá rắn trong công việc. Còn khi tan giờ làm thì mọi thứ đều thoải mái. 

Mình cho rằng “bật” lại sếp cũng là một kỹ năng mềm và rất cần mọi người đánh giá đúng về nó.

Như chúng ta cũng đã biết thì trong bất kỳ một công ty, doanh nghiệp hay chỉ là một tổ chức nhỏ thì mâu thuẫn giữa leader với thành viên hay sếp với nhân viên luôn là điều khó tránh khỏi. Và chúng ta cần nhận thức rằng, mâu thuẫn không phải lúc nào cũng xấu và đôi khi đó chính là động lực cho sự phát triển.

Nhưng là một nhân viên hẳn chắc hẳn bạn sẽ có những lúc không biết có nên phản bác hay tranh luận lại sếp hay không, ngay cả khi bạn biết sếp nhầm lẫn hay lý do sếp từ chối kế hoạch của bạn là không hề rõ ràng. Bế tắc là đây.

Nếu im lặng, bản kế hoạch biết bao công sức của bạn đổ sông đổ bể không rõ lý do, hiệu quả làm việc cũng theo đó mà đi xuống. Bạn đang thiếu đi sự tự tin và bản lĩnh. Bạn cũng không biết đấu tranh cho lợi ích của mình, vì thế nên bạn mới chịu thiệt thòi như vậy.

Còn trường hợp thứ hai, nếu bạn phản kháng thì không thể nào không tính đến con đường bị xếp “tẩn” lại cho một trận hay xấu hơn nữa là bị kỷ luật, thậm chí là mất việc như chơi.

Theo Joseph Grenny “Với những kỹ năng phù hợp, bạn có thể bày tỏ sự không đồng tình với sếp một cách lễ phép mà không lo làm tổn hại mối quan hệ và cũng không lo sẽ bị mất việc”. Và bạn có thể “bật” lại sếp với những lưu ý như sau:

Hãy chắc chắn rằng đề xuất của bạn đáng để sếp quan tâm

Để có thể quyết định nội dung cần trình bày với cấp trên, bạn cần xác định rõ sếp mình có phải là người sẵn sàng lắng nghe nhân viên hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp, vì rất nhiều người không thực sự quan tâm đến các lựa chọn và giải pháp của cấp dưới và khi đã không quan tâm thì dù bạn có trình bày nhiệt tình như thế nào thì cũng chỉ là vô ích.

Nhất là trong mô hình doanh nghiệp lớn chia ra nhiều ban, bộ phận khác nhau. Và thực tế, cũng có khá nhiều người tuy có vẻ dễ gần và cởi mở nhưng trong công việc lại khá độc tôn ý kiến. Do đó việc xác định rõ rằng bạn có “cửa” trình bày không là khá quan trọng. Nếu là trường hợp sếp sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu (thường bắt gặp ở các công ty quy mô nhỏ hoặc startup), thì đây chính là cơ hội để bạn trình bày ý tưởng của mình.

Chuẩn bị chu đáo

Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có “bật” sếp để thỏa mãn sự tức giận, bức xúc, mà là ở việc bạn “bật” như thế nào và “bật” để làm gì. Hầu hết trong mọi trường hợp, Sếp luôn muốn nghe những góp ý, chiến lược logic và có tính xây dựng. Do đó thông tin mà bạn trình bày cần phải hết sức chặt chẽ và đủ sức nặng để đi ngược lại những tính toán của người nhiều năm kinh nghiệm. Quá trình này đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo và bài bản rõ ràng. Bạn có lợi thế của một nhân viên trực tiếp làm việc và thấu hiểu vấn đề, hãy kết hợp điều này với những số liệu cụ thể, những hạng mục tăng trưởng rõ ràng để tăng sức thuyết phục cho buổi trình bày.

Bạn cũng cần nhớ rằng, nếu góp ý của bạn thật sự có giá trị, cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá cao bạn hơn ở hai điểm, thứ nhất là ở chuyên môn, và thứ hai là tinh thần làm việc cao. Bạn có đủ bản lĩnh công việc để trình bày những gì bản thân cho là đúng. Tuy nhiên nếu những góp ý trên không mang lại giá trị hoặc bạn chỉ “bật” vì muốn thể hiện, có thể bạn sẽ đối diện với các hình thức kỷ luật hoặc tệ hơn là sự đánh giá thấp từ nhiều người.

“Bật” khéo léo và kín đáo

Nếu có chuyện gì đó không đồng tình với sếp thì tuyệt đối đừng bao giờ oang oang nó ra trước mặt những người khác hoặc gửi một email đầy giận dữ tới sếp. Nên nhớ, giận quá thì mất khôn. Cần phải đảm bảo bạn chọn đúng thời điểm. Andrea Kay - nhà tư vấn hướng nghiệp cũng đã từng nói: “Việc đấu khẩu với sếp trong một cuộc họp không phải là ý hay”.

Đừng bao giờ nổi đóa trong phòng làm việc của sếp. Hãy đề xuất hẹn gặp ở một chỗ nào đó kín đáo bởi “những cuộc đối thoại trực diện luôn tốt hơn. Và nếu có nhiều bức xúc thì email cũng không phải cách tốt để chuyển tải”.

Lắng nghe ý kiến của sếp 1 cách chân thành

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Bởi vậy học cách chấp nhận và lắng nghe sẽ khiến bạn ngày càng hoàn thiện hơn. Mỗi người có một quan điểm, một ý kiến riêng cho cùng một vấn đề. Vì vậy đừng vội nóng nảy bực mình hay tỏ thái độ không vừa lòng khi không đồng ý với sếp. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe, nghe xem sếp góp ý như thế nào bởi nhiều khi những ý kiến trái chiều lại giúp cho sếp và bạn thêm hiểu cũng như tôn trọng lẫn nhau.

Nếu như sếp bạn trả lời thấu tình đạt lý và bạn nhận thấy những điểm mình còn thiếu, còn yếu thì lúc đó bạn nên chấp nhận, rút ra bài học cho mình và cố gắng lần sau. Cơ hội luôn tồn tại và việc của bạn là nắm bắt lấy nó. Song nếu sếp trả lời không đúng hoặc không công tâm, bạn nên nghĩ tới một con đường mới cho tương lai. Với những gì bạn từng thể hiện, tôi nghĩ bạn sẽ không khó để tìm thấy một môi trường mới, ở đó người ta sẽ trọng dụng bạn hơn. Quan trọng nhất, bạn nhìn thấy năng lực thực sự của mình ở nơi làm việc mới, từ đó bạn sẽ nâng tầm của mình lên rất nhiều.

Chỉ cần mình không làm ông 3f kia mất sỹ, thế là đủ. Dân học thuật (debate vn) có thừa kiến thức, kỹ năng nhưng thái độ thì rất kém. Đừng hỏi cách bật sếp mà vẫn được quý, bạn hãy hỏi rằng: "Cách phản hồi ý kiến của sếp 1 cách khéo léo"  theo thời gian từng đi làm chính của mình (1 start up, 2 local company) cứ muốn "thắng" thì bạn sẽ khó làm việc và sống trong cty, còn gì bằng nếu ý kiến được sếp áp dụng và triển khai sau đó sẽ là khen thưởng (quý mến 😍😍) còn chiến thắng sẽ là rất đau nếu bạn thắng sếp 😑

Xem mình đủ "trình" hay chưa?

Việc cãi sếp để làm gì? Nếu chị em thắng trong một cuộc cãi vã, có chắc là chúng ta có thể làm công việc được giao theo ý của mình, còn nếu thua, chắc chắn chị em vẫn phải thực hiện nó theo ý của sếp. Chẳng có phương án nào có lợi cho chúng ta cả.

Trong trường hợp may mắn gặp được một người sếp từng trải và thấu hiểu, có thể những lỗi lầm mà chị em đã gây ra sẽ mau chóng nhoà đi trong ký ức của sếp; tuy nhiên, có những tổn thương (nhất là bằng lời nói) sẽ rất khó có thể quên đi, đặc biệt đối với những người nhỏ nhen hay để bụng.

Chưa kể, việc xung đột với sếp hay đơn giản hơn là gay gắt với đồng nghiệp chưa bao giờ mang đến cho chị em cảm giác dễ chịu cả. Việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng công việc của chính chúng ta.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/photo-3-1568802231527880328961-1652599836.jpg

Do đó, trước khi muốn cãi sếp, hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình là ai, mình đang ở đâu và mình đã làm được những gì. Sau khi đã cân nhắc nhưng chị em vẫn muốn "bật" một cách bất chấp thì nên chuẩn bị trước tinh thần cho tình huống xấu nhất đó chính là mình buộc phải rời khỏi công ty.

Tuy nhiên, hơn hết, hãy biết tự kiềm chế và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bởi hầu hết những mâu thuẫn thường xuất phát từ việc người ta không điều khiển được bản thân mình. Và dù có "nóng máu" đến đâu cũng đừng buông những lời lẽ nghiệt ngã và xúc phạm bởi nó sẽ để lại những vết thương khó phai mờ trong tâm trí đối phương.

Cuối cùng, muốn "bật" vì thấy sếp quá "chướng" và "vô lý", sao không thử lên làm sếp đôi ba ngày xem tình hình sẽ như thế nào. Đôi khi áp lực từ nhiều phía khiến sếp có những quyết định cũng như lời nói chưa hợp tai cho lắm. Tuy nhiên, càng vì thế, chị em càng phải đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu và thông cảm.

Tuy nhiên tôi không khuyên bạn nên bật lại sếp[đặt biệt là mấy ông sếp hay cục súc, ổng đuổi việc như chơi chứ đùa].

Tôi sẽ chỉ bạn vài phương pháp ứng xử khôn ngoan trước khi muốn bật lại cấp trên mà không bị "GHIM":

1. Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Để có thể quyết định nội dung cần trình bày với cấp trên, bạn cần xác định rõ sếp mình có phải là người sẵn sàng lắng nghe nhân viên hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp, vì rất nhiều người (không phải toàn bộ) không thực sự quan tâm đến các lựa chọn và giải pháp của cấp dưới. Nhất là trong mô hình doanh nghiệp lớn chia ra nhiều ban, bộ phận khác nhau. Và thực tế, cũng có khá nhiều người tuy có vẻ dễ gần và cởi mở nhưng trong công việc lại khá độc tôn ý kiến. Do đó việc xác định rõ rằng bạn có “cửa” trình bày không là khá quan trọng. Nếu là trường hợp sếp sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu (thường bắt gặp ở các công ty quy mô nhỏ hoặc startup), thì đây chính là cơ hội để bạn trình bày ý tưởng tuyệt vời của mình đấy.

2. Chuẩn bị chu đáo TẤT CẢ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA

Trong rất nhiều trường hợp, vấn đề không nằm ở chỗ bạn có “bật” sếp hay không, mà là ở việc bạn “bật” như thế nào và “bật” để làm gì. Trong mọi trường hợp, cấp trên luôn muốn nghe những góp ý, chiến lược logic và có tính xây dựng. Do đó thông tin mà bạn trình bày cần phải hết sức chặt chẽ và đủ sức nặng để đi ngược lại những tính toán của người nhiều năm kinh nghiệm. Quá trình này đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo và bài bản rõ ràng. Bạn có lợi thế của một nhân viên trực tiếp làm việc và thấu hiểu vấn đề, hãy kết hợp điều này với những số liệu cụ thể, những hạng mục tăng trưởng rõ ràng để tăng sức thuyết phục cho buổi trình bày.

Bạn cũng cần nhớ rằng, nếu góp ý của bạn thật sự có giá trị, cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá cao bạn hơn ở hai điểm, thứ nhất là ở chuyên môn, và thứ hai là tinh thần làm việc cao. Bạn có đủ bản lĩnh công việc để trình bày những gì bản thân cho là đúng. Tuy nhiên nếu những góp ý trên không mang lại giá trị hoặc bạn chỉ “bật” vì muốn thể hiện, có thể bạn sẽ đối diện với các hình thức kỷ luật hoặc tệ hơn là sự đánh giá thấp từ nhiều người.

3. Chọn thời điểm thích hợp

Cũng tương tự như quá trình giải quyết các mâu thuẫn nói chung, việc lựa chọn thời điểm thích hợp quyết định rất lớn đến khả năng thành công của bạn. Bạn cần xem xét các yếu tố liên quan như tâm trạng, thời gian, áp lực công việc… của cấp trên để ra thời điểm phù hợp. Tốt nhất bạn đừng nên đề cập khi cấp trên đang bực bội hay đang quá bận rộn, vì những lúc như vậy không có ai đủ bình tĩnh để lắng nghe thêm một ý kiến đối lập nào đâu.

Bạn cũng cần lưu ý, nếu bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một cuộc họp quan trọng, bạn chỉ nên góp ý nếu vấn đề ở mức tương đối nhỏ và/hoặc có nhiều sự lựa chọn. đừng nên phán xét cả một kế hoạch lớn hay mục tiêu kinh doanh của cấp trên, điều này là rất bất lịch sự và rất thiếu tôn trọng công sức của người khác. Hãy chọn một thời điểm khác phù hợp, tìm cách tiếp cận và đưa ra một số điều chỉnh của mình, tuyệt đối không phủ nhận lập luận của cấp trên hoặc đánh giá/nhận xét về lập luận của họ. Bạn cứ hãy đưa ra gợi ý của mình và nói thêm rằng có thể đây là một ý tưởng tốt bổ sung vào chiến lược hiện tại.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/ky-nang-chuyen-nghiep-de-bat-sep-ma-van-duoc-ton-trong-hinh-anh-2-1652600129.jpg
Nếu bối cảnh câu chuyện diễn ra trong một cuộc họp quan trọng, bạn chỉ nên góp ý nếu vấn đề ở mức tương đối nhỏ

4. Trình bày rõ ràng, tự tin

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Hãy trình bày thẳng thắn, rõ ràng và chính xác các chính kiến của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và cùng phát triển. Đồng thời bạn nên nói rõ sếp chưa đúng ở điểm nào với những thông tin xác thực và có cơ sở. Tốt nhất là nên tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp mới khi ý kiến của bạn không được chấp nhận bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

5. Lắng nghe ý kiến của sếp chân thành

Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Mỗi người có một quan điểm, một ý kiến riêng cho cùng một vấn đề. Vì vậy đừng vội nóng nảy bực mình hay tỏ thái độ không vừa lòng khi không đồng ý với sếp. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe, nghe xem sếp góp ý như thế nào bởi nhiều khi những ý kiến trái chiều lại giúp cho sếp và bạn thêm hiểu cũng như tôn trọng lẫn nhau.

6. Chuẩn bị những gợi ý cho sếp

Chắc chắn sau khi nghe bạn chia sẻ, sếp rất muốn nghe những biện pháp để khắc phục sai lầm và cải thiện tình hình. Và khi đó, với tư cách là người góp ý với sếp, bạn sẽ được “chọn mặt gửi vàng” đầu tiên để cùng sếp tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn hãy cân nhắc cho kỹ trước khi trò chuyện với sếp những kế hoạch hành động cụ thể một cách hiệu quả. Khi đó, sếp sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Kỹ năng góp ý với cấp trên trên thực tế là một canh bạc nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ phù hợp. Để có thể đảm bảo cho một buổi tranh luận cởi mở và mang tính xây dựng, ngoài sự chuẩn bị chu đáo nội dung, bạn cũng chú ý đừng nên hướng cuộc tranh luận theo hơi hướng cá nhân. Hãy cố gắng đặt mục tiêu công việc lên trên hết và cho sếp thấy rằng bản chỉ đang góp ý vì công việc chung chứ không phải vì vấn đề cá nhân nào cả. Cách làm này sẽ tăng khả năng thông tin của bạn được tiếp nhận.

Ái chà, câu hỏi khó thế:)))

Nhiều lần muốn bật lại sếp lắm nhưng có gan dám nghĩ nhưng không có gan dám bật. Nên là lót dép ở đây hóng các cao nhân chỉ giáo:)))

Đầu tiên hãy xem lại mục tiêu bạn làm dự án là gì, ý tưởng ấy đã đúng mục tiêu với sếp nêu ra chưa.
Hai, hãy xem lại kế hoạch của bạn, đủ chi tiết chưa, ai làm gì, ở đâu, khi nào, ngân sách bao nhiêu... 
Ba, sếp bạn được gì khi thực hiện ý tưởng bạn đưa ra, hãy trình bày trên vai người nghe, như vậy họ sẽ dễ đồng cảm với bạn.

Với mình thì hãy để công việc dẫn lối cho thái độ và tinh thần của bạn thay vì lo lắng sếp ghét hay yêu mình. Hãy cứ nói ra việc bạn muốn làm tốt cho công ty như nào? Và học cách hiểu những nỗi khổ của sếp về tài chính, con người bạn à. 

ĐÔI KHI, kế hoạch của bạn CÓ VẺ "rất tốt", nhưng nguồn lực tài chính, con người không đủ về cả số lượng và chất lượng để thực hiện điều đó nên sếp chỉ đọc, để đấy mà không nói gì. Việc xây dựng kế hoạch dựa trên việc hiểu biết về tình trạng thực tại của công ty và nhân tố năng lực con người là vô cùng quan trọng, nhiều khi các bạn cứ mơ mộng xây dựng cho thật hay, thật lạ mà quên mất, con người thực hiện điều đó không đủ năng lực để triển khai. Fail. Nên sếp bạn không nói gì và để đấy là vậy đó.

Chốt, thay vì hỏi về việc bật sếp nhưng vẫn được quý thì bạn hãy đặt câu hỏi làm thế nào để tốt cho công việc của mình, giải quyết được vấn đề đang tồn đọng của công ty là bằng cách sử dụng các-nguồn-lực-đang-có.

Mến bạn!