Làm thế nào để bớt ngây thơ trong giao tiếp đây ạ ?

  1. Kỹ năng mềm

Chào các bác, em năm nay 21 tuổi vừa mới ra trường, em học về giáo dục nhưng lại theo đuổi kinh doanh nội thất

Chuyện là em đi đâu cũng bị mọi người nói là em ngu ngơ khù khờ, thiếu tế nhị, nói chuyện chưa biết suy nghĩ, thi thoảng hơi vô duyên 1 chút.

Em thật sự buồn và đã cố gắng thay đổi nhưng chẳng bù lại được bao nhiêu, đó dường như là cái tính của em rồi, em cứ bị vô tư hồn nhiên quá. :( lại thẳng tính bộp chộp. Cac bác có cách nào mách giúp em em sửa với ạ. Miệng em nv nhưng cái tâm em tốt, như ông và ta nói “ người Đức dày sống như 1 đứa trẻ “ vậy hic

Từ khóa: 

kỹ năng giao tiếp

,

kỹ năng mềm

Thà im lặng để người ta nghĩ mình ngu, còn hơn là nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa.

Câu này hơi cay nghiệt, nhưng đúng, và mình vẫn áp dụng. Mình va vấp sớm nên cũng toàn chơi với các anh lớn tuổi, thậm chí là tuổi chú. Mà mình thì không phải dạng giỏi ăn nói, đầu óc xử lý chậm lắm, nên mình cứ dạ vâng, rồi xử lý dần dần. Chỉ mở miệng nói khi tin chắc rằng cái mình nói ra có giá trị. Rồi khi nói ra, cũng mở đường lui cho phát biểu của mình luôn. Tức là thêm nghi vấn ở cuối câu, hoặc nói rõ đó chỉ là thắc mắc trong đầu chứ mình không quả quyết.

Biết được nhược điểm trong tính cách của mình rồi, thì cất đi, luyện lúc nào dùng được rồi mới đem ra dùng.

Trả lời

Thà im lặng để người ta nghĩ mình ngu, còn hơn là nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa.

Câu này hơi cay nghiệt, nhưng đúng, và mình vẫn áp dụng. Mình va vấp sớm nên cũng toàn chơi với các anh lớn tuổi, thậm chí là tuổi chú. Mà mình thì không phải dạng giỏi ăn nói, đầu óc xử lý chậm lắm, nên mình cứ dạ vâng, rồi xử lý dần dần. Chỉ mở miệng nói khi tin chắc rằng cái mình nói ra có giá trị. Rồi khi nói ra, cũng mở đường lui cho phát biểu của mình luôn. Tức là thêm nghi vấn ở cuối câu, hoặc nói rõ đó chỉ là thắc mắc trong đầu chứ mình không quả quyết.

Biết được nhược điểm trong tính cách của mình rồi, thì cất đi, luyện lúc nào dùng được rồi mới đem ra dùng.

Để tránh bị hớ thì bạn hãy học cách im lặng và quan sát trước. Giờ thì ngta đề cao sự hoạt bát nắm bắt nhanh trong tình huống giao tiếp; mau mồm mau miệng được đánh giá là hoà đồng với xởi lởi. Tuy nhiên nói nhiều ko bằng nói chất. Im lặng quan sát xung quanh sẽ cho biết được ý tứ và câu chuyện giao tiếp có chiều sâu hơn, hiểu mọi ng sâu hơn. À mà cũng có cách này bạn cứ nói theo bản năng ko phải thận trọng xong đến khi chính cách nói chuyện ấy làm bạn gặp phải trouble gì đó thì tự nhiên bạn sẽ biết cách cân nhắc nên nói chuyện như thế nào. Thực chất có va vấp thật đau thật đớn thì người ta mới sáng ra ấy mà. Ai cũng vậy í.

Bên cạnh những lời khuyên bên dưới, mình có một quan điểm khác là mình cảm thấy những người đưa ra lời phê bình cho bạn không là những mối quan hệ tốt/ mối quan hệ bạn cần duy trì.

Căn bản, người ta có cái nhìn phiến diện, dám buông ra lời nhận xét bạn thay vì đánh giá bạn dựa trên những gì bạn làm được. Đánh giá công việc một cách công tâm vẫn là đánh giá trên những việc bạn làm. 

Không sao, nếu như "cá tính" là một nét riêng của người khác thì "ngây thơ" (thực ra mình không thích dùng từ này, chính xác là "có sao nói vậy" hay làm đúng lương tâm đúng hơn) cũng là một nét riêng của bạn. Bạn cứ hãy là chính mình và rồi sẽ nơi phù hợp hơn với những con người có cùng quan điểm giống bạn sẽ công nhận điều đó. 

Mình còn thấy bạn có chia sẻ "đi đâu cũng bị nhận xét như vậy", bạn có từng nghĩ những công việc bạn chọn phù hợp bạn chưa? Đúng là nếu bạn bị nhận xét nhiều lẫn nghĩa là hoặc bạn có vấn đề hoặc môi trường bạn làm việc có vấn đề. 

Thì giao tiếp nhiều hơn thôi bạn, sau khi nhận những bài học đau thương thì dần dần bạn sẽ khá lên thôi XD.

Ngoài ra thì theo mình nghĩ có thể là bạn bớt nói lại 1 chút, nghe nhiều hơn, nghĩ kĩ cái gì ko quá cần thiết phải nói thì ko nói.

Theo mình nghĩ, không nên nói quá nhiều cái mình biết. Nhưng cần phải biết chính xác cái mình nói. Vì vậy, tốt nhất mình nói càng ít thì sẽ càng bớt sai. Và khi nói thì phải suy nghĩ kỹ trước khi nói như vậy sẽ không hớ miệng

Với cả thường thì người ta sẽ thích được lắng nghe hơn là bị lắng nghe