Làm thế nào để cải thiện khả năng diễn đạt đối với dân dev?

  1. Kỹ năng mềm

Nói cách khác, làm sao để dân dev như mình có thể luyện tập được cách nói, truyền đạt thông tin cho dễ hiểu nhỉ?

Mình thấy đây là vấn đề không chỉ của mình mà còn của kha khá các anh em đồng nghiệp nữa.

Ví dụ như khi PM hỏi về một bug, mình trình bày một hoài xong, PM lắc đầu ngao ngán không hiểu vấn đề là gì. Rõ ràng không phải do PM chậm hiểu, vậy thì chắc là do mình diễn đạt kém rồi?!

Đó mới là câu chuyện giữa những người cùng có kiến thức về lập trình, còn khi cần giải thích cho khách hàng về một bug nào nó thì thật sự là khách hàng thì không hiểu mà dev thì cũng rối theo luôn!?

Thật sự thì mình thấy có những anh dev nhiều năm, lập trình thì siêu đẳng mà khả năng diễn đạt lại khá là kém (nhận xét khách quan dưới góc độ người nghe). Mình không muốn bản thân mình nhiều năm sau này sẽ như vậy, bởi mình có định hướng phát triển bản thân theo hướng quản lý nên kỹ năng này lại càng rất cần thiết.

Mọi người ở đây có lời khuyên nào dành cho mình không?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Theo mình thì muốn cải thiện kỹ năng mềm không có cách nào khác ngoài thực hành cả, chỉ có thực hành thật nhiều và tự rút ra kinh nghiệm từ đó tăng khả năng diễn đạt của bản thân.

Đó là yếu tố quan trọng nhất, ngoài ra, bạn có thể rút kinh nghiệm từ những người xung quanh minh, khi các dev khác trình bày khá rườm rà, thì bạn có thể tự trình bày lại nội dung đó nhưng theo cách hiểu của bản thân. Hoặc, xem và học các khóa kỹ năng giao tiếp của các chuyên gia, đọc sách cũng là một nguồn tài liệu quý giá. Sau cùng, vấn đề vẫn là ở bạn, bạn phải thực sự hành động để cải thiện thay cho việc "muốn" cải thiện hay "ko muốn như thế".

Trả lời

Theo mình thì muốn cải thiện kỹ năng mềm không có cách nào khác ngoài thực hành cả, chỉ có thực hành thật nhiều và tự rút ra kinh nghiệm từ đó tăng khả năng diễn đạt của bản thân.

Đó là yếu tố quan trọng nhất, ngoài ra, bạn có thể rút kinh nghiệm từ những người xung quanh minh, khi các dev khác trình bày khá rườm rà, thì bạn có thể tự trình bày lại nội dung đó nhưng theo cách hiểu của bản thân. Hoặc, xem và học các khóa kỹ năng giao tiếp của các chuyên gia, đọc sách cũng là một nguồn tài liệu quý giá. Sau cùng, vấn đề vẫn là ở bạn, bạn phải thực sự hành động để cải thiện thay cho việc "muốn" cải thiện hay "ko muốn như thế".

Trước khi cải thiện vấn đề trình bày, diễn đat - bạn hãy cố gắng học cách tư duy vấn đề rõ ràng, mạch lạc. Bạn tư duy mạch lạc, rõ ràng, logic thì sau đó bạn sẽ dễ hơn trong việc diễn đạt nó cho người khác.

Thường các bạn mắc lỗi này thường là do thói quen khi các bạn trình bày, các bạn hay mô tả lại sự vật, hiện tượng khi xảy ra; mà vấn đề mô tả này nếu diễn đạt kém thì sẽ dễ kéo đến rất khó hiểu, vì bắt đầu từ đâu, kể chuyện mô tả như thế nào rất khó để mọi người hình dung được vấn đề của bạn.

Vì vậy, mình nghĩ có một vài kỹ thuật bạn có thể thử, để học cách tư duy vấn đề logic, sau đó thực hành cho chuyện diễn đạt. Mình đang suggest 1 bạn nhân viên của mình thử cách tư duy vấn đề bằng việc đặt & trả lời đc các câu hỏi:

  • What? Vấn đề là gì, mô tả thật ngắn gọn, súc tích
  • How? Nó đang xảy ra như thế nào (cách vận hành của nó)
  • Why? Tại sao nó lại xảy ra (hoặc tại sao lại làm chuyện đó, ý nghĩa , vai trò của nó... tùy cách tiếp cận) để khám phá ra bản chất của vấn đề là gì
  • What's next? Thứ bạn muốn/ bạn nghĩ/ bạn dự đoán/ bạn đề xuất tiếp theo ?

Sau đó với từng hoàn cảnh, cố gắng tư duy rõ ràng rồi trình bày mạch lạc. Thực hành nhiều thì dần dần mình nghĩ sẽ cải thiện được.

Mình không phải là chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của mình cũng đã từng rất rất tệ. Hiện nay khả năng giao tiếp của mình đã ở mức khá hơn trước rất nhiều. Mấu chốt của vấn đề theo mình đó là khi mình thấy sự cần thiết của việc giao tiếp.

Tại sao phải cải thiện kỹ năng giao tiếp vậy? (nghiêm túc). Bạn có thể áp dụng 5 why để tìm ra cốt lõi vấn đề. Nếu bạn xác lập đủ động cơ để thay đổi thì hãy bắt đầu ngay thôi.

Để cải thiện thực ra không khó đâu. Bạn hãy chú ý trong khi nói. Hãy nói ít lại 1 chút, chậm lại 1 chút, nói có chủ đích. Khi trình bày nên có (outline), mục tiêu rõ ràng. Làm tốt rồi thì thực hành nhiều, thường xuyên.

Có thể là dân dev sống trong thế giới kỹ thuật nên ngôn ngữ mang tính chi tiết ở cấp độ thấp, cộng thêm với công việc yêu cầu tập trung cao độ nên thường dành nhiều thời gian làm việc độc lập hơn là giao tiếp => khả năng giao tiếp kém và nói chuyện khiến cho người khác khó hiểu. Những người khác họ lại sử dụng ngôn ngữ đời thường, ngắn gọn và ở một cấp độ cao (tính trừu tượng cao hơn, ít chi tiết và dễ hiểu hơn) nên họ không hiểu dev nói gì, chưa kể nếu dev không đặt mình vào vị trí người nghe, nghĩ họ có chung hiểu biết suy nghĩ giống mình nên không giải thích, hoặc dùng từ ngữ chuyên môn họ không biết. Mình nghĩ vấn đề này có thể giải quyết bằng cách:

  • Quan sát người giao tiếp tốt xem họ nói như thế nào để học hỏi theo
  • Với người không làm kỹ thuật, dùng ngôn ngữ đời thường, đơn giản để giải thích cái phức tạp. Thay vì dùng thuật ngữ kỹ thuật, có thể lấy một ví dụ tương đương cho cái mình đang nói tới. Ví dụ để giải thích cho PM vấn đề 'framework này không hỗ trợ data binding 2 chiều giữa model và view nên cần load thêm một module mới vào' thì có thể nói 'khung phần mềm không hỗ trợ đồng bộ dữ liệu giữa giao diện và các giá trị bên trong nên cần dùng thêm thư viện'
  • Đọc sách văn học để lấy vốn từ vựng diễn tả
  • Nói chuyện với nhiều kiểu người khác nhau, không chỉ người làm kỹ thuật
  • Không giả định họ biết điều gì, khi nói chuyện giải thích từ nguyên nhân đến kết quả một cách mạch lạc

Chuyện không riêng gì trong giới lập trình. Cơ bản là chúng ta không cùng thế giới quan. Những điều với mình là hiển nhiên thì với người khác lại là một thứ xa lạ, kỳ quặc. 

Một người hiểu được thế giới quan của người khác lại không dễ gì có được kiến thức chuyên sâu để truyền đạt. Cho nên đòi hỏi rằng vừa giỏi chuyên môn, vừa giỏi truyền đạt là rất khó.

Đầu tiên phải công nhận là diễn đạt vấn đề với người cùng ngành dễ hơn rất nhiều.

Vì sao? Vì những khái niệm cơ bản nhất đã giống nhau rồi, nên hiểu được logic của nhau cũng đơn giản hơn.

Hai là, với những người có chuyên môn càng cao, khả năng giải quyết các vấn đề logic của họ cũng cao. Nhưng thường gói gọn trong chuyên môn của họ. Nói cách khác, họ biết cách trình bày một vấn đề logic. Nhưng chỉ những người cùng trình độ hay cùng chuyên môn của họ mới hiểu được họ.

Như vậy vấn đề có lẽ không nằm ở khả năng diễn đạt, mà nằm ở thế giới quan. Làm sao để hiểu được thế giới quan của người không có chuyên môn. Sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ của họ để giải thích vấn đề cho họ. Đây là một việc khó, nhưng phương pháp chỉ có như vậy thôi. Đó là cả một nghệ thuật, điều mà các nhà khoa học vẫn đang làm, đó là viết sách về các vấn đề chuyên sâu cho độc giả phổ thông.

Có lẽ bạn nên tìm đọc các dạng sách như vậy để tìm ra điều gì đó chăng.

Như comment của một bạn thì để diễn đạt đúng bạn cần phải có tư duy đúng, rõ ràng và mạch lạc đã.

Ví dụ trong khi kiểm thử một lỗi xảy ra làm crash phần mềm thì bạn cần trả lời được các câu hỏi

  • Lỗi này xảy ra khi nào (thao tác thực hiện là gì)?
  • Lỗi này xảy ra với phiên bản nào của phần mềm?
  • Lỗi này xảy ra với phiên bản nào của thiết bị sử dụng để test (firmware, kernel, chip, Os version, device model)
  • Lỗi này xảy ra với tần suất thế nào? 5 lần thử chỉ bị 1 lần thì là 1/5, nếu bị cả thì là 5/5
  • Phiên bản trước phiên bản hiện tại có hoạt động bình thường không....

Đây là cách tư duy để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và từ đó tìm cách xử lý.

Khi bạn đã luyện cách tư duy nhiều chiều như vậy, thì cách diễn đạt của bạn cũng sẽ tự nhiên hanh thông hơn. Về cơ bản, bạn chỉ cần diễn đạt đủ ý cho 5 câu hỏi: Tại sao? Ở đâu? Khi nào? Cái gì? Như thế nào? (Why, Where, When, What, How - 5W) là người nghe có thể nắm bắt được vấn đề. Các bạn thuyết trình hay hùng biện thì sẽ cần những kỹ năng khác hơn như body language, khả năng kể truyện..v...v....