Làm thế nào để hạn chế xung đột gia đình?

  1. Giáo dục

  2. Tâm sự cuộc sống

Gia đình em thường xuyên cãi nhau. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng cũng như là việc học của em. Lắm lúc chỉ muốn chạy đi tìm chỗ nào cho yên tĩnh. Làm sao để gia đình gắn bó hơn và bớt tranh cãi vậy nhau vậy ạ:(((

Từ khóa: 

xung đột gia đình

,

giáo dục

,

tâm sự cuộc sống

Muốn không ảnh hưởng thì cứ chạy chỗ khác mà học trước đã. Theo bạn thì bạn gần với bố hơn hay với mẹ hơn? Gần với ai hơn thì nên nói chuyện riêng với người ấy, cái khâu giao tiếp này tôi thấy phần lớn các bạn trẻ VN này rất khó giao tiếp với nhau, nhưng nếu muốn giải quyết thì hãy ngồi xuống và thử nch với người bố/mẹ. Giao tiếp nhẹ nhàng, thoải mái để hiểu lý do tại sao lại xảy ra những cuộc xung đột, cách giải quyết. Tâm sự với người mẹ trước rồi thi sau cùng là người bố, người bố trước thì sau cùng là người mẹ. Khi đã giải quyết qua suy nghĩ rồi thì mình tin rằng bố mẹ cũng sẽ hiểu trách nhiệm của mình, trách nhiệm với con cái hơn thì sẽ bớt cãi vã hơn thôi. Mình tin là cách này sẽ hiệu quả! 

Trả lời

Muốn không ảnh hưởng thì cứ chạy chỗ khác mà học trước đã. Theo bạn thì bạn gần với bố hơn hay với mẹ hơn? Gần với ai hơn thì nên nói chuyện riêng với người ấy, cái khâu giao tiếp này tôi thấy phần lớn các bạn trẻ VN này rất khó giao tiếp với nhau, nhưng nếu muốn giải quyết thì hãy ngồi xuống và thử nch với người bố/mẹ. Giao tiếp nhẹ nhàng, thoải mái để hiểu lý do tại sao lại xảy ra những cuộc xung đột, cách giải quyết. Tâm sự với người mẹ trước rồi thi sau cùng là người bố, người bố trước thì sau cùng là người mẹ. Khi đã giải quyết qua suy nghĩ rồi thì mình tin rằng bố mẹ cũng sẽ hiểu trách nhiệm của mình, trách nhiệm với con cái hơn thì sẽ bớt cãi vã hơn thôi. Mình tin là cách này sẽ hiệu quả! 

Gia đình cãi nhau xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là mọi người chưa thực sự hiểu nhau. Vì nếu thực sự hiểu nhau thì mình nghĩ chúng ta có thể thấu hiểu và thông cảm cho nhau, mỗi khi xảy ra xung đột. 

Mình thấy xung đột gia đình là một điều hết sức bình thường, không có gia đình nào là không xung đột, nhưng quan trọng là sau đó, chuyện gì sẽ xảy ra. Bố mẹ mình cũng hay cãi nhau, vì những chuyện vụn vặt nhưng sau đó lại làm lành rất nhanh như chưa có chuyện gì xảy ra luôn đó. Vì mọi người ai cũng hiểu nhau cả. 

Vậy nên là, mình nghĩ mỗi thành viên trong gia đình nên cố gắng hiểu nhau trước thì mọi xung đột đều có thể giải quyết được. 

Chị nghĩ em có 1 lợi thế để hoà giải là em là con và bố mẹ em sẽ lắng nghe em hơn là nghe người kia trong cuộc cãi vã. Em có thể nói chuyện với riêng bố mẹ hoặc trước mặt cả hai (khi đã bình tĩnh) về cảm xúc của em khi nghe bố mẹ em cãi nhau và quan điểm của em về chuyện gây ra tranh cãi để bố mẹ em hiểu rằng em ko thích và kiềm chế, bình tĩnh lại trc khi xảy ra xung đột.
Còn khi đang xảy ra xung đột thì em có thể bảo là bố mẹ bình tĩnh lại có gì ngồi xuống nói chuyện từ từ với nhau, kiểu vậy.
Ở nhà chị chị nhận ra là từ khi chị bắt đầu nêu quan điểm của mình v/v là bố thế này mẹ thế kia thì bố mẹ chị có vẻ nghe hơn là khi nghe người kia nói mình 🥲

Mình là con thì cách giải tỏa căng thẳng duy nhất thì bảo bố mẹ có gì bình tĩnh thì ngồi xuống nói chuyện. Bạn ngồi ở giữa đóng vai trò như một nhà trị liệu tâm lý vậy, để cho 2 người cùng phát biểu và tôn trọng ý kiến của nhau. Cách này khá hay bạn nên thử!