Làm thế nào để ngăn một người có ý định tự sát?

  1. Tâm lý học

Bạn mình đang gặp nhiều khó khăn và cậu ấy tâm sự rằng một lúc nào đấy "việc đó" xảy ra thì cậu ấy cũng sẽ đi theo luôn. Mình lại đang không ở bên cạnh mà chỉ có thể nhắn tin qua điện thoại. Mình thực sự không biết phải làm sao, phải nói gì để giữ cậu ấy ở lại đây.

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm lý học

Chào bạn, với câu hỏi này thì mình có mời Chuyên gia tâm lý

Hank Lê
, bạn
Ngọc Mai
, anh
Nguyễn Quang Vinh
và bạn
Kiet Tí Tởn
tư vấn, mong bạn lắng nghe câu trả lời từ mọi người nhé.

Cá nhân mình gần đây cũng có trải nghiệm về việc này, và may mắn là mình đã thành công trong việc giúp đỡ một người bạn từ bỏ ý định tự sát để suy nghĩ tích cực hơn, nên cũng muốn chia sẻ đôi chút. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép, nên tìm đến chuyên gia trị liệu càng sớm càng tốt để được tư vấn kịp thời, bạn nhé.

Trước hết, bạn cần hiểu nguyên nhân tại sao bạn ấy lại muốn tự sát (thay vì lao vào ngăn cản một cách quyết liệt). Sự sống vốn rất đáng quý, nhưng nếu ai đó muốn từ bỏ, thì chứng tỏ họ đang hoàn toàn bị bế tắc và đang rất lo sợ, tuyệt vọng. Nếu không thấu hiểu nguyên nhân và cảm nhận của họ trong thời điểm đó, thì bạn sẽ không thể giúp đỡ và đưa ra lời khuyên sáng suốt cho họ được.

Đầu tiên, lắng nghe thật kỹ và tìm hiểu nguyên nhân, cảm nhận của họ, để họ giải tỏa hết tâm sự trong lòng.

Sau khi được lắng nghe tâm sự và trò chuyện, khuyên giải, bạn hãy từ từ phân tích nhưng đừng ép người bạn ấy phải bình phục ngay. Họ cần thời gian để nguôi ngoai và bình tâm lại. Hãy gợi ý họ làm những việc họ thích (đọc, viết, vẽ, ghép tranh, làm đồ thủ công thì càng tốt) khéo léo đưa các câu chuyện thuở nhỏ, những kỷ niệm đẹp và thú vị về bản thân họ và niềm tự hào của các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân đối với họ. Song song với việc ấy, hãy liên hệ với những người xung quanh bạn ấy để nhắc nhở họ quan tâm, chú ý đến biểu hiện hàng ngày của bạn ấy hơn.

Thứ hai, là cần bình tĩnh, kiên nhẫn, trò chuyện và nhờ người thân, bạn bè của họ cùng phối hợp.

Mình biết toàn bộ những việc này nói dễ, nhưng làm thì không hề đơn giản. Nhưng "cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp", nếu bạn ấy đang không thể trông cậy vào ai, thì bạn đang là nguồn hi vọng duy nhất của bạn ấy.

Mong bạn kiên nhẫn, sáng suốt và thành công.

Trả lời

Chào bạn, với câu hỏi này thì mình có mời Chuyên gia tâm lý

Hank Lê
, bạn
Ngọc Mai
, anh
Nguyễn Quang Vinh
và bạn
Kiet Tí Tởn
tư vấn, mong bạn lắng nghe câu trả lời từ mọi người nhé.

Cá nhân mình gần đây cũng có trải nghiệm về việc này, và may mắn là mình đã thành công trong việc giúp đỡ một người bạn từ bỏ ý định tự sát để suy nghĩ tích cực hơn, nên cũng muốn chia sẻ đôi chút. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép, nên tìm đến chuyên gia trị liệu càng sớm càng tốt để được tư vấn kịp thời, bạn nhé.

Trước hết, bạn cần hiểu nguyên nhân tại sao bạn ấy lại muốn tự sát (thay vì lao vào ngăn cản một cách quyết liệt). Sự sống vốn rất đáng quý, nhưng nếu ai đó muốn từ bỏ, thì chứng tỏ họ đang hoàn toàn bị bế tắc và đang rất lo sợ, tuyệt vọng. Nếu không thấu hiểu nguyên nhân và cảm nhận của họ trong thời điểm đó, thì bạn sẽ không thể giúp đỡ và đưa ra lời khuyên sáng suốt cho họ được.

Đầu tiên, lắng nghe thật kỹ và tìm hiểu nguyên nhân, cảm nhận của họ, để họ giải tỏa hết tâm sự trong lòng.

Sau khi được lắng nghe tâm sự và trò chuyện, khuyên giải, bạn hãy từ từ phân tích nhưng đừng ép người bạn ấy phải bình phục ngay. Họ cần thời gian để nguôi ngoai và bình tâm lại. Hãy gợi ý họ làm những việc họ thích (đọc, viết, vẽ, ghép tranh, làm đồ thủ công thì càng tốt) khéo léo đưa các câu chuyện thuở nhỏ, những kỷ niệm đẹp và thú vị về bản thân họ và niềm tự hào của các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân đối với họ. Song song với việc ấy, hãy liên hệ với những người xung quanh bạn ấy để nhắc nhở họ quan tâm, chú ý đến biểu hiện hàng ngày của bạn ấy hơn.

Thứ hai, là cần bình tĩnh, kiên nhẫn, trò chuyện và nhờ người thân, bạn bè của họ cùng phối hợp.

Mình biết toàn bộ những việc này nói dễ, nhưng làm thì không hề đơn giản. Nhưng "cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp", nếu bạn ấy đang không thể trông cậy vào ai, thì bạn đang là nguồn hi vọng duy nhất của bạn ấy.

Mong bạn kiên nhẫn, sáng suốt và thành công.

Mình định không trả lời câu hỏi này, vì tự thấy kiến thức của bản thân còn hạn hẹp để chia sẻ cùng cậu trong tình huống nhạy cảm thế này. Nhưng mình ở đây để nói rằng cậu là một người bạn rất tuyệt vời. Cảm ơn cậu vì đã ở bên bạn ấy nhé. Sự đồng hành của cậu trong những phút giây thế này đáng giá hơn bất cứ thứ gì. Thay mặt bạn ấy, mình muốn cảm ơn cậu thật nhiều; và xin lỗi nếu trong lúc bất ổn, bạn ấy lỡ nói ra những lời làm cậu buồn và bối rối nhé. Mong rằng cậu đừng từ bỏ bạn ấy, mặc dù nếu mệt, cậu có thể dừng lại một chút để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Những điều mình chia sẻ dưới đây dựa trên cuốn Mental Health Care: An Introduction for Health Professionals của Catherine Hungerford, Donna Hodgson, Tony Jones. Đây là một tài liệu rất hay, nếu cậu muốn tìm hiểu và hỗ trợ bạn ấy, dựa theo những kiến thức khoa học. Mình hiểu rằng lý thuyết có thể khác với thực tế, nhưng hy vọng có thể giới thiệu với cậu một vài cách mà các chuyên gia tâm lý, chuyên gia y tế đã và đang sử dụng để hỗ trợ những người gặp khó khăn tinh thần.

1. Đầu tiên, cậu nên hỏi thẳng bạn ấy vẫn có ý định tự tử phải không. Mình hiểu rằng điều này rất khó khăn, nhưng khi cậu mở lời, bạn ấy sẽ thấy được cảm thông, ủng hộ, tin tưởng để chia sẻ cùng cậu hơn. Nếu cậu tránh né điều ấy, bạn có thể cảm thấy cô đơn và thấy mình là gánh nặng của cậu.

2. Tiếp đó, cậu có thể hỏi bạn ấy:

  • Đã nghĩ đến cái chết từ khi nào, và cho bạn ấy thấy rằng bạn không cô đơn. Dù bạn ấy có quyết định ra sao, cậu cũng sẽ tôn trọng và ủng hộ.

  • Đã có kế hoạch cho cái chết của mình chưa, hay chỉ đang là những ý nghĩ. Mình hiểu rằng điều này rất khó khăn, nhưng cậu có thể hỏi xem bạn ấy muốn một cái chết như thế nào, ở đâu, khi nào.

2a. Nếu bạn ấy đã có kế hoạch cụ thể, thì nhờ cậu hãy chú tâm đến bạn hơn, nhé.

Cậu nên nói chuyện với bạn ấy về việc tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, hoặc đường dây hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Hiện tại mình thấy

Đường dây nóng Ngày Mai
là một địa chỉ an toàn nếu cậu cần sự hỗ trợ khẩn cấp. Hoặc cậu cũng có thể gọi điện cho người thân hay bất cứ ai đang sống chung với bạn ấy, nói rằng bạn đang ốm và nhờ họ hỏi thăm. Mình hiểu rằng điều này có thể khiến bạn ấy tức giận, xấu hổ, không tin tưởng cậu nữa. Nhưng mà, trong tình huống bạn ấy chuẩn bị kết thúc cuộc sống, thì đó là điều bất đắc dĩ phải làm. Sau đó, cậu có thể nói xin lỗi bạn thật chân thành, và cho bạn biết rằng bạn quan trọng với cậu thế nào, rằng cậu không muốn mất đi một người đáng quý như bạn.

2b. Nếu bạn ấy chưa có kế hoạch cụ thể, cậu cũng cố gắng ở bên và hỏi thăm bạn nhé. Kể cả giây phút trước bạn ấy nghĩ về cái chết, nhưng lúc sau lại vui vẻ trở lại, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về việc tự tử.

3. Những điều cậu không nên nói:

Mình hiểu rằng sẽ có lúc cậu thấy không ổn, khi ấy hãy im lặng lắng nghe. Đừng cố đổi chủ đề, hay nói những lời kiểu “Tại sao cậu lại muốn chết”, “Tớ cũng từng như thế mà”, “Chắc cậu nhạy cảm quá thôi”, “Chuyện này bình thường mà”, “Cậu muốn chết là bởi vì…”,...

4. Những lúc bạn ổn định lại, nếu có thể, cậu hãy mở lời với bạn về việc tạo một kế hoạch bảo vệ bạn nhé. Cậu có thể nói là muốn hiểu rõ hơn, để lần sau có thể giúp bạn thật tốt.

Kế hoạch bảo vệ một người khỏi tự tử gồm có các bước:

  • Xác định những dấu hiệu cảnh báo về ý định tự tử

  • Tìm ra lý do để tiếp tục sống

  • Tạo một không gian an toàn để tránh việc tự tử

  • Những việc cậu có thể làm để giúp bạn ấy

  • Những ai/tổ chức nào cậu có thể tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp

  • Cậu có thể chia sẻ chuyện này với ai

  • Cậu có thể tìm kiếm chuyên gia tâm lý nào

Cậu có thể đọc thêm

tại đây
nhé. Đường dây nóng Ngày Mai hiện cũng sắp có chuỗi
bài viết về phòng chống tự tử
.

Cuối cùng, mình muốn cảm ơn cậu thật nhiều vì đã ở bên bạn ấy lúc này. Mình hiểu rằng để nói chuyện về việc tự tử là điều không hề dễ dàng. Nhưng cậu đã cố gắng hết sức. Cậu đã rất mạnh mẽ và tốt bụng. Mặc dù cái chết là điều mà cậu, mình, và mọi người đều không mong muốn; nhưng giả sử, giả sử thôi nhé, nếu điều đó có xảy ra, mình mong cậu đừng tự trách bản thân. Cậu đã làm mọi việc cậu có thể làm. Và cậu đã luôn tôn trọng quyết định riêng của bạn ấy. Mình tin là dù bạn ấy có lựa chọn thế nào, thì cũng sẽ rất biết ơn và hạnh phúc vì đã có một người bạn tuyệt vời như cậu ở bên cạnh. Ôm cậu.

Chào bạn với lời giới thiệu và tư vấn của bác nam rồi thì mình cũng chia sẽ 1 chút về việc trải nghiệm tự tử của mình vài lần nhưng rồi cuối cùng mình cũng tìm thấy được lại ánh sáng sau những đêm tối của linh hồn mình..... Có lẽ trong cuộc đời ai cũng có lúc bế tắc và nghĩ đến việc tự tữ và nếu 1 người mạnh mẽ thì có lẽ họ sẽ vượt qua những bế tắc giống kiểu như chấp nhận buông xuống hết tất cả quá khứ tương lai vv.... Và rồi giết chết cái phiên bản cũ để lột xác thành 1 phiên bản mới và thành 1 con người mới hoàn toàn không chỉ riêng con người đâu bạn ạ động vật cũng thế thôi ví như con sâu chấp nhận chết đau đớn chết đi để hóa thành 1 con bướm xinh đẹp lộng lẫy.... Bạn nên tư vấn bạn của bạn nên tìm hiểu về Phật pháp và nghe thuyết giảng của thầy ajancha. Mình tin rằng bạn của bạn sẽ có 1 cái nhìn khác đi và 1 suy nghĩ khác đi. Chữa lành lại trái tim và những vết thương từ quá khứ. Hãy khuyên bạn ấy đặt câu hỏi? Với chính mình như thế này? " Tôi là ai, mục đích sống của tôi là gì? Sáng trưa chiều cứ hỏi như vậy và đi tìm câu trả lời cho chính mình" sau đau khổ thì yêu thương và hạnh phúc đang chờ đón bạn...... Sau cơn mưa trời lại sáng....."

Suy nghĩ về cái chết là suy nghĩ nguyên thủy nhất của con người, vậy nên khi cuộc sống cho chúng ta những thách thức, những điều khiến chúng ta nghĩ rằng không còn một phương pháp nào nữa ngoài việc tự tử để giải giải thoát!

Nếu nhìn vào sự "được - mất", hãy thử liên tưởng xem, sự sống là thứ duy nhất mình có mà chưa ai lấy đi được, vậy thì bạn ấy vẫn chưa bị mất tất cả đúng không nào?

"việc ấy" có xảy ra thì bạn ấy vẫn còn sự sống là "của mình". Quyền lựa chọn là của bạn ấy!

Nếu khó khăn quá bạn các bạn có thể liên lạc với mình qua tin nhắn trên Noron hoặc liên hệ với đường dây tư vấn người trầm cảm Ngày mai (096 306 1414) nhé:

Gởi cho hắn ta 1 số link dẫn chứng về nhiều người khuyết tật bẩm sinh, thậm chí k tay k chân vẫn phấn đấu sống, và tồn tại. Thậm chí nổi tiếng và có cuộc sống ổn định, có ích cho đời (google)
Báo cho gia đình (nếu còn) và cơ quan địa phương nơi hắn ta ở, để người lớn có hướng xử lý. 
Gởi thêm các link về tội tự tử, sát nhân bản thân
Nhờ 1 chuyên gia tâm lý có tâm, cho số đt và gọi tư vấn.
Cứu 1 mạng người như xây 7 tòa tháp. Vấn đề còn lại là do chính hắn ngộ ra và quyết định cuộc đời mình. Tự chịu trách nhiệm trước hành vi. Con giun con kiến còn biết tìm đường sống, chã nhẽ 1 người lành lặn lại chối bỏ sự tồn tại của mình

Chúng ta luôn không biết sau khi chết “chúng ta” sẽ về đâu
Nó là điều bí ẩn nhất trên thế giới này mà
Và đó là lí do mình cố gắng sống trọn vẹn
Bởi mình rất sợ khi chết đi, chết đi khi chưa sống trọn vẹn, mình sẽ trở thành một linh hồn và phải chứng kiến mọi người xung quanh tiếc thương cho cái chết của mình, chứng kiến những ước mơ mình chưa thực hiện được.
Nó kinh khủng lắm.
Còn nếu đứng ở góc nhìn người khuyên 
Hãy nói với họ bạn là một phù thuỷ
Oki nghe hoang đường phải không 
Thì dù sao mình cũng chỉ là một phù thuỷ tập sự thôi mà
Và mình đã phù phép, tạo ra câu thần chú giúp bạn vượt qua khó khăn hiện tại
Nhưng do là phù thuỷ tập sự nên câu thần chú của mình chưa ứng nghiệm ngay. 
Nhưng vì mình là phù thuỷ, nên bạn phải tin, rằng rồi một ngày nào đó trong tương lai gần, câu thần chú sẽ ứng nghiệm. Và bạn sẽ thôi không đau khổ nữa, bạn sẽ cười lại thôi
P/s mình hay dùng để an ủi con nít hơn nên không biết nó ổn với trường hợp này không 
Mỗi ngày gửi cho cậu ấy một tin nhắn " hôm nay bạn cậu có ổn không"
Gỡ nút thắt "việc đó" của bạn đó đi

Bạn ấy ổn chưa? Những người đã từng có "ý định" như vậy đáng sợ lắm.