Làm thế nào để phát hiện được tin giả, tin không đúng sự thật (fake news) trên mạng xã hội?

  1. Trí tuệ nhân tạo

Mạng xã hội cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin nhưng trong nhiều trường hợp thật khó để xác định 1 tin tức có phản ảnh đúng sự thật hay không ?

Từ khóa: 

sáng kiến ý tưởng 2018

,

trí tuệ nhân tạo

Để phân biệt tin giả, theo tôi có 3 hướng:


1. Các yếu tố trong bản thân bài viết:

Tít bài, URL, dẫn nguồn, văn phạm, ảnh bài viết, ngày tháng của tin giả thường có các đặc điểm:

- Tít bài tin tức giả mạo thường rất “kêu” và chứa nhiều ký tự viết hoa, từ cảm thán.

- URL ít phổ biến, có đuôi không phù hợp, hoặc được đặt gần giống các trang nổi tiếng.

- Không dẫn nguồn tin hoặc nguồn tin không kiểm chứng được

- Lỗi ngữ pháp, chính tả, bố cục trong bài viết.

- Tin giả mạo thường chứa các ảnh/video đã được chỉnh sửa, hoặc là ảnh thật nhưng được đặt không đúng bối cảnh.

- Kiểm tra ngày tháng: Tin giả mạo có thể chứa các mốc thời gian vô nghĩa hoặc ngày tháng sai, bị chỉnh sửa.


2. Các yếu tố trong tương quan với các trang khác:

- Các trang uy tín có đưa ra thông tin giống/tương tự với tin được đưa hay không?

- Các số liệu được đưa ra trong bài có thể được tìm thấy ở đâu?

- Với các vấn đề gây tranh luận, nên đọc bài từ 3 nguồn tin: Bên ủng hộ, bên phản đối, bên trung lập.


3. Tác giả:

- Tác giả có được biết đến rộng rãi hay không, có chuyên môn cao trong lĩnh vực đang nói đến hay không?

- Tác giả có động cơ lợi ích để đưa thông tin sai sự thật hay không?

Trả lời

Để phân biệt tin giả, theo tôi có 3 hướng:


1. Các yếu tố trong bản thân bài viết:

Tít bài, URL, dẫn nguồn, văn phạm, ảnh bài viết, ngày tháng của tin giả thường có các đặc điểm:

- Tít bài tin tức giả mạo thường rất “kêu” và chứa nhiều ký tự viết hoa, từ cảm thán.

- URL ít phổ biến, có đuôi không phù hợp, hoặc được đặt gần giống các trang nổi tiếng.

- Không dẫn nguồn tin hoặc nguồn tin không kiểm chứng được

- Lỗi ngữ pháp, chính tả, bố cục trong bài viết.

- Tin giả mạo thường chứa các ảnh/video đã được chỉnh sửa, hoặc là ảnh thật nhưng được đặt không đúng bối cảnh.

- Kiểm tra ngày tháng: Tin giả mạo có thể chứa các mốc thời gian vô nghĩa hoặc ngày tháng sai, bị chỉnh sửa.


2. Các yếu tố trong tương quan với các trang khác:

- Các trang uy tín có đưa ra thông tin giống/tương tự với tin được đưa hay không?

- Các số liệu được đưa ra trong bài có thể được tìm thấy ở đâu?

- Với các vấn đề gây tranh luận, nên đọc bài từ 3 nguồn tin: Bên ủng hộ, bên phản đối, bên trung lập.


3. Tác giả:

- Tác giả có được biết đến rộng rãi hay không, có chuyên môn cao trong lĩnh vực đang nói đến hay không?

- Tác giả có động cơ lợi ích để đưa thông tin sai sự thật hay không?

Tự nhiên tui cảm thấy thời đại này chúng ta toàn bị dắt mũi thôi, quan trọng là ai và phe nào dắt. Dạo này tui cũng sợ mấy tin tức, không biết đâu mới là đúng. Như hồi vụ Thủ Thiêm cũng có nhiều ý kiến trái chiều, đọc đâu cũng thấy có lý ( có bài viết nói là giải tỏa gần 15,000 căn nhà và phần lớn người ta đồng ý,....)

Theo em trong trường hợp đủ tài nguyên/dễ lấy thông tin như forum thì mình có thể lập profile cho user. Kiểm tra tính xác thực của các comment, bình luận của họ với báo chính thống. Nếu các thông tin trước của họ đưa ra đúng nhiều thì mình có thể 'tin' họ hơn. Còn ko thì ko có thông tin gì thì ko có gì làm căn cứ cả :|

10 tips

  1. The Source Is Known to Be Shady
  2. Other Stories From This Source Are Incredulous
  3. Reputable News Sites Aren't Carrying It
  4. It Predicts a Future Disaster
  5. It Reveals a Cure for a Major Illness
  6. The Website Carries a Disclaimer
  7. The Story Is a Little Too Funny or Interesting
  8. A Poll is Featured
  9. The Website Has an Odd Domain Name
  10. The Story Makes You Angry

(Source: Internet)

Em nghĩ thì mình nên dựa vào nguồn đọc thôi anh.

Mình nên lựa chọn những báo chính thông để đọc. Tránh đọc những tin rác về báo lá cải.

Quay ngược lại mình cố gắng hiểu bản chất của fake news & các nguồn thường sinh ra fake news là để làm gì?

Theo mình được biết thì ở VN từ lâu rất lâu rồi các publisher, các bạn MMO thường chơi Adsense kiến tiền, vì vậy họ thường lập các website tin tức, nội dung và sử dụng các tin fake news ăn theo trending để hút traffic về trang. Sau này facebook phát triển, các bạn tận dung tiếp các kẽ hở , xây dựng hệ thống fanpage, push fan & push viral các tin fake news, giật gân để đấy traffic tiếp về các trang của mình. Song song với đó là các group, các fanpage đẩy các thông tin đó ra càng lúc càng nhiều để thu hút, câu kéo người dùng click. Các bạn này lun dùng các trending, tạo fake news ăn theo để thu hút người dùng click tốt nhất.

Quay ngược trở lại làm thế nào để phân biệt các tin fake news thì mình nghĩ là tìm cách nhận diện các loại nguồn tin dựa trên các mục đích của họ:

  • Các nguồn báo chí chính thống, trang tin điện tử có đăng ký , có giấy phép, có pháp nhân: nguồn đáng tin vì họ phải chịu trách nhiệm về nội dung của mình, nên lên tin gì cũng phải hết sức cân nhắc (nhưng do đó có thể có độ trễ cao)
  • Các website cá nhân, blog cá nhân/ tổ chức: các nguồn này mình nghĩ có tính chính danh; nội dung & nguồn tin được khai thác phục vụ xây dựng thương hiệu cá nhân/ công ty.. : nguồn tin này thường nhanh nhạy mà vẫn có tính xác thực tương đối cao
  • Các nguồn phục vụ cho các mục tiêu giật tít, câu view, kéo traffic để kiếm tiền từ Adsense (MMO): nội dung các nguồn này vô cùng nhiều, nhưng nhiễu và thường khai thác fake news nên có thể filter bớt các nguồn như thế này.

Mình nghĩ phân loại & đánh giá các nguồn tin, để tự động filter, gắn điểm tin cậy cho các nguồn là 1 cách. Còn lại xác thực được tin tức có phản ánh đúng sự thật hay ko thì nó còn thêm nhiều yếu tố khác nữa; ví dụ như bối cảnh (context) hay human sense :D