Làm thế nào để vượt qua được nỗi sợ của bản thân (dù chỉ 1 chút)?

  1. Tâm lý học

Càng trưởng thành mk càng nhận ra mk có nhiều nỗi sợ. Mk sợ giao tiếp vì mk ít chủ đề để bắt chuyện, mk sợ gặp gỡ mn, mk sợ phát biểu ý kiến vì mk luôn tự tạo cho bản thân 1 suy nghĩ tiêu cực mn đang soi xét, đánh giá mk, mk rất áp lực khi gặp gỡ và nch vs ng khác. Mk cx bt rằng ng khác ko có liên quan j đến cuộc đời của mk, việc sống sao là việc của mk miễn sao mk ko làm sao trái lương tâm của mk là đc. Mk đã tự tìm rất nhiều hướng giải quyết cho bản thân, nhưng dường như nỗi sợ của bản thân mk ko đỡ hơn đc 1 chút nào.

Từ khóa: 

nỗi sợ

,

tâm lý học

Đơn giản thôi bạn ạ. Nếu sợ thì đừng sợ nữa hãy mạnh dạn lên, không ai đẩy bạn ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của bản thân ngoại trừ bạn đâu.

Mình hiểu và đồng cảm vì những điều này trước đây mình đã trải qua và giờ thì không còn thấy sợ nữa. Có thể vì trước còn nhỏ, còn chưa va vấp và trải nghiệm nhiều. Nhưng nếu chưa trải nghiệm nhiều thì cứ trải nghiệm dần dần, cứ hồn nhiên như đúng độ tuổi của bạn, những điều trong tương lai không biết có đáng sợ hay không nhưng cứ trong tâm thế sẵn sàng đón nhận.

Ngay bây giờ, bạn thử bắt chuyện với người bên cạnh bạn xem. Bắt đầu bằng một câu hỏi về bài tập, công việc hay về bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra. Nếu sợ phát biểu ý kiến, hãy tập nói trước gương, nói ra mọi điều bạn suy nghĩ khi đối diện với chính mình. Không thử sẽ không biết con người bạn thực sự như thế nào. Nghe những lời khuyên cũng không giúp ích nhiều mà phải là tự chính bạn phải dừng ngay nỗi sợ đi, thử mạnh dạn 1 lần xem

Trả lời

Đơn giản thôi bạn ạ. Nếu sợ thì đừng sợ nữa hãy mạnh dạn lên, không ai đẩy bạn ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của bản thân ngoại trừ bạn đâu.

Mình hiểu và đồng cảm vì những điều này trước đây mình đã trải qua và giờ thì không còn thấy sợ nữa. Có thể vì trước còn nhỏ, còn chưa va vấp và trải nghiệm nhiều. Nhưng nếu chưa trải nghiệm nhiều thì cứ trải nghiệm dần dần, cứ hồn nhiên như đúng độ tuổi của bạn, những điều trong tương lai không biết có đáng sợ hay không nhưng cứ trong tâm thế sẵn sàng đón nhận.

Ngay bây giờ, bạn thử bắt chuyện với người bên cạnh bạn xem. Bắt đầu bằng một câu hỏi về bài tập, công việc hay về bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra. Nếu sợ phát biểu ý kiến, hãy tập nói trước gương, nói ra mọi điều bạn suy nghĩ khi đối diện với chính mình. Không thử sẽ không biết con người bạn thực sự như thế nào. Nghe những lời khuyên cũng không giúp ích nhiều mà phải là tự chính bạn phải dừng ngay nỗi sợ đi, thử mạnh dạn 1 lần xem

Chúng ta đều gặp nhiều lời khuyên rằng:''Hãy mạnh dạn lên, vượt qua nỗi sợ của bản thân đi, rồi bạn sẽ thành công''. Nhưng thực tế thì khó áp dụng vô cùng. Có thể chúng ta luôn trấn tĩnh bản thân trước lúc bước ra một nơi xa lạ, bước vào một chỗ đông người. Nó đúng, nhưng mà đó là bước sau cùng khi ta đã hòa một phần vào đấy và bắt đầu học cách thích nghi. Vì vậy hãy thử bước vào nỗi sợ với tâm lí sẵn có của mình, mình đưa mình vào hoàn cảnh đấy mà đừng có nghĩ là mình sẽ làm không tốt, bởi nhiều lần như thế thì nỗi sợ nó bớt một chút, chứ không tự nhiên có được một tâm thế tự tin đâu.

Có một cách duy nhất là đối mặt, tìm hiểu về nó và chiêm nghiệm nó dưới lăng kính minh triết , bạn sẽ k còn sợ nó nữa. Vì nó là một phần của bạn mà. Phải k ?
Với mình thì sẽ tuỳ vào mức độ và tác động của nỗi sợ vào đời sống cá nhân của mình và với những gì mình cho là quan trọng. Nếu nó ảnh hưởng tới những gì mình cho là quan trọng thì mình sẽ tìm cách vượt qua, còn nếu mình cho rằng điều đó chẳng sao cả thì mình sẽ... mặc kệ.
Ví dụ mình có nỗi sợ làm việc với con người. Ẩn sâu trong đó là lòng tự trọng thấp và nỗi sợ bị chỉ trích và mất mặt. Vì vậy nếu trong điều kiện ko có điều gì tác động thì mình sẽ chạy trốn cả thế giới ko muốn gặp hay tương tác với ai cả. Về mặt phát triển sự nghiệp, việc ko muốn giao tiếp là yếu kĩ năng mềm. Nó sẽ kìm hãm sự nghiệp của mình nên mình đã tìm cách cải thiện và thành công. Bây giờ mình có kĩ năng giao tiếp tốt ở mức độ mà mình cho rằng nó sẽ ko cản trở sự phát triển của mình.
Ngoài ra về góc độ đời sống cá nhân việc sợ hãi bị chỉ trích khiến mình ít bạn. Và mình cũng ko buồn mấy. Cảm thấy như vậy càng khoẻ, mình cũng ko phù hợp chơi vs nhóm lớn và nhây nhây. Nên mình thấy tính cách này cũng ko có gì phải sửa. Cứ để vậy. Đừng để nó ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và con đường thăng tiến của mình là được
Nếu sợ cái gì hãy nghĩ về nỗi sợ về nó nhiều lên. Nghĩ cho đến khi nào nhờn luôn cũng được😀. Lúc nghĩ bạn hãy nghĩ cách để bạn giải quyết cứ nghĩ đi nếu trường hợp xảy ra bạn sẽ đối mặt với nó như thế nào, ứng biến ra sao... Và nếu những tình huống bạn không có hướng giải quyết hãy đi tham khảo trên mạng và người thân, người bạn xung quanh để cùng tìm hướng giải quyết-đó cũng là cách bạn tập cách mở lòng với bản thân, chấp nhận khuyết điểm và tìm cách khắc phục nó😉. Cứ nghĩ nhiều lên là được và tập đối mặt với nó trong lúc nghĩ dần dần bạn sẽ tạo thành 1 tiềm thức và khi đối mặt với nỗi sợ thật sự ít nhiều bạn cũng có cho mình sự chuẩn bị rồi. Mặc dù lúc đầu sẽ sợ và áp lực nhưng nếu áp dụng 1,2 lần rồi nỗi sợ sẽ được cải thiện phần nào đó. Bạn hãy thử xem

Bạn có thể nghĩ về thành công cũng như những kết quả tốt đẹp khi mình thoát khỏi nỗi sợ của bản thân. Kết quả tốt đẹp bao giờ cũng khích lệ chúng ta dám làm hơn. 

Việc đấu với đối thủ khó nhằn như “NỖI SỢ” mà không có vũ khí và tư duy đúng, sẽ khiến mọi chuyện còn tệ hơn trước.
Món vũ khí mà chúng ta dùng để đối đầu với “NỖI SỢ” đó chính là câu nói “TÔI LÀM ĐƯỢC”. Câu nói này giúp bạn sau khi lấy lại bình tĩnh sẽ có đà để vượt qua nỗi sợ của mình.
https://cdn.noron.vn/2022/08/18/photo1605513333916-1605513334094114281082-1660809806.png
Nhưng lấy đà mà không tiến về phía trước thì cũng như không đúng không? Thế nên bạn hãy áp dụng nó cùng với lối tư duy “Hy sinh”
*Lối tư duy “hy sinh” là cái gì?
Mình từng nghe một ông bác kể về thời còn ở chiến trường ôm súng mà ngủ, khi ấy ông luôn chuẩn bị một tinh thần như thế này để sẵn sàng chiến đấu:
- “Hôm nay mình sẽ chiến đấu bằng tất cả những gì mình có, nếu thắng tổ quốc sẽ được hòa bình, giải phóng còn mất mạng thì cũng không sao, ít ra mình hy sinh vì tổ quốc kính yêu này”.
Điều mình rút ra được từ lối suy nghĩ của bác ấy là “nếu mình vượt qua được nỗi sợ của bản thân thì tốt, không thì mình cũng đâu mất gì đâu, thế thì ngại gì mà mình không thử một lần vượt qua nó chứ”.
Nói đơn giản tư duy “Hy sinh” là lối suy nghĩ “có cũng được, mất cũng chả sao”. khi kết hợp lối tư duy này cùng với món vũ khi mình nói bên trên nó sẽ giúp bạn có sức mạnh để đối đầu với kẻ địch hùng mạnh “NỖI SỢ” kia. 
Tóm lại để vượt qua nỗi sợ trong bất kỳ hoàn cảnh nào chỉ cần làm 3 điều:
- Hít thở sâu
- Ghim trong đầu câu nói “Tôi làm được”
- Sử dụng tư duy “HY SINH” (có cũng được mất cũng chẳng sao).
Nhưng nó sẽ mãi là lý thuyết nếu bạn không thực hành, hãy thử áp dụng nó để đối mặt với nỗi sợ hiện tại của bạn và quay lại đây cho mình biết kết quả đã tốt lên như nào nhé.
Chúc bạn vượt qua nỗi sợ của bản thân!

Làm theo nguyên tắc: Chủ động nói ra nỗi sợ với mọi người một cách nhẹ nhàng, liên tục đối đầu, tăng dần độ khó với liều lượng nhỏ, riết rồi bạn sẽ thành công!

Ví dụ nếu bạn sợ nói chuyện trước 1000 người, thì bước đầu bạn phải thừa nhận nỗi sợ với một người, liên tục nói chuyện với người đó, rồi tăng lên thành 2, rồi 3 người, dần dần khi đếm đủ 1000 người thì bạn sẽ hết sợ! :)

Thay đổi tư duy là cách duy nhất giúp em bước ra khỏi nỗi sợ. Hãy từ từ bước từng bước một, nếu em sợ gặp gỡ người lạ thay vì trước đây em nghĩ là ''Mình sẽ không bao giờ có thể thể đi gặp người'' thì bây giờ em hãy suy nghĩ là ''Mình sẽ có thể gặp được người lạ'' và tìm cách hành động cho nó.

Chẳng hạn nếu đi gặp 1 người lạ nào đấy em sợ không biết dẫn dắt câu chuyện và trò chuyện gì với họ như thế nào thì em có thể bắt đầu bằng việc gặp một nhóm người để câu chuyện luôn được xuyên suốt hoặc em có thể lựa chọn đi cùng một người quen đi gặp những người lạ đó. Sau khi dần quen rồi thì dần dần tách ra đi một mình. 

https://cdn.noron.vn/2022/08/18/12345238616347777467235398719518673717743662n-1660810343.jpg

Mình cũng sợ đứng trước đám đông. Nên mình khắc phục bằng cách triệt hạ nó bằng 1 nỗi sợ khác lớn hơn, trường hợp này là dư luận.

Kiểu muốn đứng lên trước đám đông để nói, nhưng ko dám. Lúc đó cứ nhắm mắt hô to, hoặc bước ra. Coi như "dô thế", lúc đó mà ko nói nữa thì "quê" 1 cục, sợ mọi người chê cười nên đành để tâm vào việc trình bày thôi, cũng ko quan tâm đến phía dưới nữa.

Đây cũng ko phải là cách vượt qua nỗi sợ bản thân, mà chỉ là thay thế 1 nỗi sợ khác. Nhưng dần dà, nỗi sợ này cũng có khắc phục đc 1 phần. Nhưng có nỗi sợ mấy bạn nữ xinh xinh là chưa biết khắc phục ra làm sao 😎😎