Lễ hội đền Cửa Ông có phần chính là tế lễ và rước kiệu bài vị của ai?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Lễ hội đền Cửa Ông rước kiệu bài vị của ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng (1252 - 1313) là một vị tướng quân nhà Trần, ông được biết đến là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa.

Tháng 12 âm lịch năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của quân Nguyên Mông và phải rút về Vạn Kiếp. Ông cùng Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Minh Hiến vương Trần Quốc Uất và Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hưng Đạo vương để chống quân Nguyên . Năm 1289, ông được phong làm Tiết độ sứ vì có công đánh giặc Nguyên.

Tuy nhiên, ông cũng là người từng đưa ra ý kiến với cha đẻ là nên cướp ngôi vua của nhà Trần khi đất nước lâm nguy, chính vì thế ông bị cha đẻ rút gươm định giết, may nhờ có Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy giờ Trần Quốc Tuấn mới tha.  

Năm 1297, ông được cử đem quân đi đánh sách Sầm Tử6 . Ông là người rất ghét Trần Khắc Chung, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: "Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?". Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.  

Ông mất tháng 3 âm lịch, năm Hưng Long thứ 2 (1313). Năm 1314, ông được truy tặng Thái úy.

Nguồn: Người Kể Sử

Trả lời

Lễ hội đền Cửa Ông rước kiệu bài vị của ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng (1252 - 1313) là một vị tướng quân nhà Trần, ông được biết đến là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa.

Tháng 12 âm lịch năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Được tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi trước thế mạnh như chẻ tre của quân Nguyên Mông và phải rút về Vạn Kiếp. Ông cùng Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Minh Hiến vương Trần Quốc Uất và Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hưng Đạo vương để chống quân Nguyên . Năm 1289, ông được phong làm Tiết độ sứ vì có công đánh giặc Nguyên.

Tuy nhiên, ông cũng là người từng đưa ra ý kiến với cha đẻ là nên cướp ngôi vua của nhà Trần khi đất nước lâm nguy, chính vì thế ông bị cha đẻ rút gươm định giết, may nhờ có Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy giờ Trần Quốc Tuấn mới tha.  

Năm 1297, ông được cử đem quân đi đánh sách Sầm Tử6 . Ông là người rất ghét Trần Khắc Chung, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: "Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?". Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.  

Ông mất tháng 3 âm lịch, năm Hưng Long thứ 2 (1313). Năm 1314, ông được truy tặng Thái úy.

Nguồn: Người Kể Sử