Lợi ích của sự không chắc chắn

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Tôi có một anh bạn thân. Nó là một người khá bảo thủ và thường rất tin tưởng vào thành kiến của bản thân mình. Có lần, trong lúc tôi với anh này đang ngồi uống cafe với nhau trong một buổi tối mát mẻ, một cô nàng cũng mát mẻ không kém đi ngang qua, chúng tôi thoáng nhìn vòng 3 của cô ấy.

Anh bạn tôi bảo:

- Quả mông kia chắc chắn là bơm thổi, dao kéo phẫu thuật gì rồi mày ạ !

Tôi nghĩ ngợi một lúc rồi đáp:

- Sao mày biết ? Tao với mày còn chưa gặp cô ấy, cũng chẳng biết cô ấy là ai, sao mày dám chắc thế ?

Nó quả quyết:

- Không sai được ! Theo kinh nghiệm của tao nhìn thấy mấy đứa phẫu thuật vòng 3 thì nó phải là như vậy !

Tôi phản đối ngay:

- Kinh nghiệm quá khứ của mày và sự việc hiện tại chẳng có mối liên hệ gì với nhau cả. Chẳng có cơ sở hay bằng chứng nào để bảo cô ta bơm mông cả ! Có thể cô ta có phẫu thuật, cũng có thể không, chẳng ai biết được, trừ khi mày ra hỏi thì tao còn tạm tin. Chứ còn cái thành kiến kiểu như vậy sẽ rất không tốt khi mày gặp gỡ hay làm quen một ai đó mới.

Đúng vậy, là con người, chúng ta thường thích tin vào những thành kiến hết sức vô lý và củ chuối của bản thân.

Một vài người cho rằng xăm mình là biểu hiện của bặm trợn, thất học. Một vài người nghĩ rằng lòng tốt và sự tử tế của người khác chỉ là diễn kịch, chỉ vì lợi ích nào đó. Hoặc điển hình là mấy cô nàng thất tình vẫn luôn nói:"Đàn ông là những niềm đau !"

Vấn đề là, về mặt tâm lý học, bộ não của chúng ta là một cỗ máy thâm hiểm. Nó hoạt động dựa trên sự hiệu quả nhiều hơn là sự chính xác. Do đó, nó hoàn toàn không đáng tin cậy chút nào.

Ngày hôm nay bạn trải qua một câu chuyện. Vài ngày sau bạn nhớ về nó hơi khác khác một chút. Rồi vài tuần sau khi bạn kể lại câu chuyện ấy, bạn quên mất một vài chi tiết nhỏ, nên bạn đã "thêm thắt" đôi chút cho nó hợp lý và thú vị hơn. Sau đó bạn cũng tin vào những chỗ thêm thắt đó luôn. Rồi cứ như vậy, 1 năm sau đó, khi đang nhậu nhẹt, thì câu chuyện có thật của bạn chỉ còn có khoảng 2/3 hay một nửa gì đó.

Hoặc bạn cũng có thể có một người bạn. Hôm qua khi còn đang thân thiết, bạn cho rằng những khuyết điểm của họ là rất dễ thương, những sai lầm của họ chỉ là vô tình vô ý. Nhưng hôm nay khi hai người trở mặt, thì những khuyết điểm ấy lại trở nên không thể chấp nhận được, là vô đạo đức, vô kỷ luật; những lỗi vô tình vô ý thì lại trở thành sự vô duyên vô dáng nhất trên đời.

Ơ, nói thế nào cũng được !

Bạn sẽ chẳng bao giờ biết chắc được điều gì cả. Bạn chẳng biết được một trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực, một mối quan hệ là đẹp hay xấu. Bạn càng chẳng bao giờ biết người khác nghĩ gì về mình. Cái "sự thật" mà ta tin vào chẳng qua chỉ là những cảm xúc và suy nghĩ của chính chúng ta về vấn đề ấy, vào thời điểm ấy, chứ nó không hề đại diện cho "sự thật". Mà như ta biết: những suy nghĩ và cảm xúc của con người thì chả đáng tin chút nào cả.

Chẳng hạn, những khó khăn thách thức ngày hôm nay bạn gặp phải, bạn cho rằng nó thật tồi tệ, thật tiêu cực. Nhưng khi đã vượt qua mọi thứ, bạn lại thấy đó là những phút giây ý nghĩa nhất cuộc đời bạn, giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều. Hoặc bạn có nhớ về những lúc cha mẹ nhiếc mắng bạn, bạn thấy thật tồi tệ và cho rằng họ chẳng hiểu gì cả. Nhưng rồi sau này khi lớn lên, bạn mới biết họ

yêu thương
và quan tâm bạn biết nhường nào

Bạn thấy đấy, con người luôn trưởng thành và thay đổi. Nếu như ta luôn đúng đắn, luôn tin chắc vào một điều gì đó, thì làm sao chúng ta có sự trưởng thành và thay đổi ?

Sự không chắc chắn vào bản thân sẽ giúp bạn loại bỏ được những thành kiến vô căn cứ, lối suy nghĩ võ đoán nguy hiểm về bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nó giúp bạn tự biết nhìn nhận lại bản thân để thấy được những thiếu sót, sai lầm, từ đó dần cải thiện bản thân để trưởng thành hơn.

Càng cố gắng theo đuổi sự biết chắc thì bạn chỉ càng cảm thấy thiếu an toàn và chênh vênh về những điều mà bạn không thể biết được, chẳng hạn như suy nghĩ hay tình cảm của người khác dành cho bạn.

Ngược lại, sự không chắc chắn khiến bạn thoải mái hơn khi đón nhận những điều mà bạn không biết, cởi mở hơn với những cơ hội mới mẻ và không bó buộc bản thân ở một vị trí cố định nào đó. Bạn sẽ ngừng việc cho rằng mình thật

đặc biệt
và sẽ học được cách tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, sống thật với khát khao và đam mê thực sự của mình.

Sự thiếu quyết đoán và thiếu tự tin thường đến từ việc ta cứ tin chắc rằng ta biết được kết quả của câu chuyện sẽ ra sao. Ta cho rằng: mình sẽ bị cô gái/chàng trai ấy từ chối, mình sẽ không thể đạt được điều gì đâu, mình sẽ thất bại khi thử công việc mới này,...

Nhưng sự thật là, chúng ta chẳng biết trước cái gì cả. Bạn chẳng biết được bạn có bị từ chối hay không, bạn không biết khả năng thành công của bạn tới đâu. Vậy thì tại sao không thử sức và hành động một lần ? Có thể bạn sẽ bị người kia từ chối thật, nhưng biết đâu đó sẽ lại là một đêm thăng hoa thì sao ?

Nếu bạn yêu thích bài viết của tôi, hãy ghé thăm fanpage:

phandanganh.com
nhé !

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Tương tự bài lợi ích của stress. Áp lực vừa phải tạo ra động lực để người ta cố gắng.
Trả lời
Tương tự bài lợi ích của stress. Áp lực vừa phải tạo ra động lực để người ta cố gắng.

Mặt trái của không chắc chắn liệu có phải là thiếu trách nhiệm?

Bài viết của bạn khá thú vị, phải chăng bạn đang theo học hay đã tốt nghiệp ngành tâm lý học?