Lửa thiêu Bạch Đằng?

  1. Lịch sử

Nếu có 100 triệu USD tôi sẽ làm phim bom tấn lịch sử Việt Nam như thế nào? :’( (Phần cuối)

Link phần đầu: 

https://goo.gl/ENWSDY

Trần Quốc Tuấn đã thất bại, nhưng đó chưa phải là kết thúc. Trong các bộ phim thì khi người anh hùng gặp phải thời khắc chết người nhất, anh ta sẽ lật được kèo, giết được trùm cuối, lạnh lùng bỏ đi, phía sau lưng là một tòa nhà phát nổ, anh ấy còn không thèm quay đầu nhìn lại. Thật lãng mạn và thật menly.

Đặc điểm chung của các thiên tài quân sự như Hưng Đạo và Quang Trung là họ rất bình tĩnh khi gặp bất lợi. Bộ não như một CPU tốc độ cao xử lý tình huống cực bén, đôi mắt như chiếc máy scan quét qua chiến trường, quyết định khi nào đánh, khi nào lui, đặt quân chỗ nào. Kỵ sĩ bắn cung trên thế giới không phải là hiếm, nhưng để đạt được tới đẳng cấp vừa chạy như trâu điên mà vừa bắn phát chết luôn như kỵ binh Mông Cổ thì chắc độc nhất vô nhị cmnr. Từ trước tới nay chỉ có mỗi chiến binh Mamluk của Ai Cập là khuất phục được bước tiến của đội kỵ sĩ thần thánh này, chứ bọn hiệp sĩ giáp trụ đầy mình của châu Âu cũng đều phải quỳ hết.

Nhận thấy để đối đầu với bọn “người ngoài hành tinh” này, bọn nó quá “dị” thì mình cũng phải “dị” để trị nó. Bọn nó có ngựa, và ngựa chỉ mạnh trên đồng bằng. Và thế là quân đội du kích đầu tiên trên thế giới ra đời. Từ các căn cứ trong rừng thẳm, quân Việt xuất hiện như những bóng ma len lỏi đi khắp nơi và biến mất vào hư không khi xong nhiệm vụ. Quân Mông Cổ thấy kho lương, doanh trại của mình bị tấn công trước khi kịp phản ứng: "Chời má, đánh nhau kiểu gì dị quá zậy???"

Mỗi khi quân Mông Cổ sắp tiến đến một ngôi làng, Trần Quốc Tuấn ra lệnh di tản. Mọi người hãy đốt hết mọi thứ đừng để cho chúng lấy, quẩy lên đi bà con. Quân Mông Cổ thực sự ức chế vì khi chúng đến đâu cũng chỉ thấy làng mạc tiêu điều, không có nhà cũng chẳng có lương thực. Rồi ta câu kéo dẫn dụ chúng vào các đầm lầy để làm cho bầy ngựa trở thành phế vật. Chiến thuật du kích này thật sự trở thành nỗi ám ảnh của đội quân hùng bá này. Nên biết đây là thế kỷ thứ 13, khi chưa có hệ thống định vị toàn cầu GPS và nỏ vẫn được xem là thứ công nghệ hiện đại tiên tiến. 

Vừa cáu, vừa đói, vừa mắc bệnh dịch tả, quân Mông Cổ không còn cách nào khác đành chửi thề, rồi bắt đầu một cuộc rút lui toàn diện khỏi vùng đất phương nam đáng sợ này, như cái cách mà Napoleon tháo chạy khỏi nước Nga mấy trăm năm sau. Đến lúc này thì Trần Quốc Tuấn phản công. Con đường quay lại Bắc Kinh của quân Mông Cổ là một cơn ác mộng tồi tệ thật sự, mỗi bước đi là mỗi bước gần hơn tới quỷ môn quan khi quân ta xuất hiện đột ngột như ma quỷ, chém giết rồi lại biến mất.

Hốt Tất Liệt thấy đoàn quân uy dũng của mình trở về theo một phong cách không thể thảm hại hơn thì giận đến tím tái mặt mày. Hắn đạp đổ cái án, quát tháo ầm ĩ: “Dm lũ ngu! Làm nhục mặt ông tổ Thành Cát Tư Hãn của tao”. *nhạc nổi lên nghiêm trọng*

Phim bắt đầu tua nhanh đến quá trình Trần Quốc Tuấn chiếm lại được Thăng Long, cùng mọi người mở tiệc mừng chiến thắng. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, lúc này camera lại trở về bến cảng của nhà Nguyên. Flycam bay dọc theo bờ biển quay rõ 500 chiến thuyền khổng lồ hoành tráng đậu dọc một vùng. Hốt Tất Liệt nhận ra thất bại nằm ở đầm lầy và rừng rậm, thủy quân sẽ giải quyết đám khỉ rừng Đại Việt.

Thời nhà Nguyên thì người Mông Cổ vốn ít nên gọi người Hồi giáo vào cai quản Trung Quốc chung. Chia class ra thì đứng đầu là gia tộc của Khan, sau đó đến người Mông, tiếp sẽ là các sắc dân khác, bét mới là người Hán. 

Omar là một người Ba Tư, gốc xa tít tắp bên tận Uzbekistan, Đại Việt sử ký toàn thư phiên âm ông này là Ô Mã Nhi. Nguyễn Trãi có viết:

"Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã"

Omar là con trai của Nasr al-Din, cháu nội tổng đốc Vân Nam Sayyid Ajall (hậu duệ 26 đời của nhà tiên tri Muhammad). Omar phá hoại lăng tẩm nhà Trần nên dù bị bắt sống sau trận Bạch Đằng, Trần Nhân Tông và Hưng Đại Vương vẫn tìm cách ám sát. 

Nhà Nguyên và Champa là hai triều đại Hồi giáo mạnh nhất từng đập nhau với người Việt (theo Phật giáo). Kết quả là team Hồi bị team Phật đánh tung nóc. 

Quay lại, Trần Quốc Tuấn ở Thăng Long biết được Mông Cổ lần này sẽ chơi tất tay với mình một trận sống mái. Diễn biến lúc này được tua nhanh đến những ngày cuối của cuộc kháng chiến, sau khi Trần Khánh Dư đã đốt hết thuyền lương của Trương Văn Hổ, buộc đại quân nhà Nguyên phải rút về. Sông Bạch Đằng hiện ra, hùng vĩ và dậy sóng. Trần Quốc Tuấn đi bộ dọc theo bờ sông quan sát:

-Đã chuẩn bị xong cọc chưa? Vót cho thật nhọn nhé. Ngươi cho quân cắm xuống theo sơ đồ ta đã vẽ sẵn ở đây.

Trần Quốc Tuấn trải rộng bản đồ ra tảng đá khô ráo, Yết Kiêu trầm ngâm:

-Chúa công, đóng cọc xuống lòng sông rất nguy hiểm, nước sâu mà lại chảy xiết. Chúa công có chắc kế này sẽ thành công không?

Trần Quốc Tuấn mỉm cười bảo:

-Ngươi đi hỏi ông Ngô Quyền sẽ có câu trả lời. Bà già bán nước ở bến sông này chỉ cho ta toàn bộ chế độ thủy văn của nó rồi.

Yết Kiêu hiểu ra, vâng dạ rối rít rồi ông quay đi, giơ cánh tay rắn chắc đầy sẹo lên hô lớn:

-Anh em, chúng ta bắt tay vào việc. Đội thứ nhất chuyển 100 cọc ra sông Rút, cắm thành từng cụm rải rác. Đội thứ hai rẽ vào sông Chanh, làm tương tự như trên. Đội cuối cùng di chuyển số cọc còn lại ra sông Kênh, cắm thật chặt xuống!

Gió thổi càng lúc càng mạnh, hai bên bờ sông cỏ cây kêu xào xạc, đàn quạ nháo nhác bay, dường như chúng cũng có linh cảm rằng nơi đây sẽ xảy ra trận huyết chiến cuối cùng.

-Đã đến lúc ta bố trí mai phục rồi.

Trần Quốc Tuấn nhảy lên ngựa rồi thúc chạy dọc bờ sông. Ông nhanh chóng sắp xếp đầy đủ quân phục kích vào các nhánh sông nhỏ. Rồi mọi thứ trở nên im lìm như chưa có gì xảy ra. Gió sông vẫn thổi ào ào...

Thời gian chậm chạp trôi qua, những người phục kích vẫn căng thẳng đợi chờ. Vài ánh đèn chập chờn trên những con thuyền nhỏ có trách nhiệm dụ địch. Trần Quốc Tuấn hết ngắm nghía lá cờ soái đang bay phần phật, rồi lại yên lặng dõi đôi mắt vào cõi xa xăm. 

Thỉnh thoảng mấy tay liên lạc chạy đến, mọi người vội vàng xô lại nghe ngóng, nhưng vẫn chưa có tin tức gì. Loáng thoáng nổi lên vài tiếng nóng nảy cự cãi nhau, rồi tất cả lại chìm trong thinh lặng. Đêm tối dần, ngoài chiến trường im phăng phắc. Bấy giờ gió nổi lên đùng đùng, trên mặt Bạch Đằng giang sóng tung nước vọt dữ dội. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt nước lấp loáng nhấp nhô, tựa hồ hàng vạn con rắn vàng bơi lội ngoằn ngoèo. Trần Quốc Tuấn cố nhướn đôi mắt nặng nề nhìn ra bóng đêm, rồi ông dặn Nguyễn Khoái:

-Hãy gọi ta dậy khi thấy quân Nguyên.

Nguyễn Khoái vâng lệnh. Trần Quốc Tuấn gối đầu lên tấm khiên. Khi đôi mắt khép lại, ông vẫn thấy bầu trời đầy sao thanh bình. Giấc mơ sau đó đầy hình ảnh lũ man di mọi rợ hiện ra, và ông nghe tiếng hô: “Giặc đến!”. Ông giật mình tỉnh dậy khi Nguyễn Khoái đánh thức.

Các chiến binh Đại Việt gồng mình nắm chặt vũ khí. Tất cả bất động, nín thở. 500 chiến thuyền khổng lồ của Ô Mã Nhi xuất hiện ở đường chân trời, rẽ sóng lướt băng băng. Nguyễn Khoái lập tức dẫn quân ra khiêu chiến và nhử đội thuyền Nguyên vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, nơi đó cổng địa ngục đang chờ chúng. Tướng Nguyên Phàn Tiếp nhận thấy điều bất thường, liền la lên:

-Đừng, đừng có đuổi theo! Mắc mưu bây giờ!

Khi hắn vừa dứt lời thì hiện tượng lạ xảy ra. Thủy triều đột ngột hạ xuống. Từng dãy từng dãy chông lớn hiên ngang vươn mình lên cao như hồi chuông báo tử cho quân Nguyên, lần này và cũng là lần cuối cùng. Ô Mã Nhi đứng chôn chân tại trận:

-Cái quái gì…

Cọc nhọn từ đáy sông xé nước vọt lên xiên thủng đáy thuyền. Hơn 400 chiếc bị đâm túi bụi từ bên dưới. Các chiến hạm mông đồng nhà Trần chặn đầu, chặn đuôi để khóa đường chạy của chúng. Trần Quốc Tuấn vung kiếm gầm lớn:

-Sát Thát!

Tức thì những thuyền nhỏ nhà Trần nhất tề nổi lửa bùng lên. Lửa nhờ oai gió, gió giúp sức lửa, phút chốc hàng chục hỏa thuyền biến thành những mũi tên lửa khổng lồ bắn thẳng vào hạm đội nhà Nguyên, khói bốc mù mịt, ánh sáng rực trời. Bao nhiêu mảng thuyền lớn nặng nề như cá nằm trên thớt, đành trơ ra làm mồi cho thần hỏa. Thuyền Mông Nguyên bị xiên rất chặt, không nhúc nhích được, cứ lần lượt bốc cháy rần rần. Bóng ma của trận Bạch Đằng 3 thế kỷ trước đã sống lại ngay đêm nay, trong chính giờ phút này!

Thế là trên mặt Bạch Đằng giang, gió cuộn đùng đùng, tàn lửa tung ngùn ngụt, trên trời dưới nước đỏ rực liền nhau, ánh sáng chói lòa chân mây lẫn mặt đất! Ô Mã Nhi bị lửa vây khốn đốn dưới nước, quay đầu nhìn lại trên bờ thì thấy Trần Quốc Tuấn ung dung đứng trên mỏm đá, cây sáo trên môi tấu bài “Đại Việt khải hoàn ca”. Hắn phẫn uất:

-Nhà ngươi...

Rồi thuyền đột ngột chao mạnh một cái, Ô Mã Nhi rú lên một tiếng rồi ngã xuống sông, bị quân Trần bắt được. 

Trận đánh này đã biến tham vọng xâm lược bằng đường thủy lớn nhất thời trung cổ thành một hỏa ngục với những xác chết và xác thuyền bùng cháy. Chỉ trong một đêm Mông Cổ mất 400 chiến thuyền và 80000 người, và 4000 chiến sĩ Đại Việt vĩnh viễn an nghỉ cùng dòng sông. Người Mông Cổ sau trận đánh này đã ra đi, mãi mãi không còn trở lại Việt Nam.

"Tiếng thét vang trời, núi non tưởng chừng sạt đỉnh,

Thây trôi đầy biển, tôm cá được dịp đầy nang!

Thế ta bừng bừng, trận Xích Bích nào sánh kịp; 

Cảnh giặc hoảng loạn, gió Hoài, Phì nọ truyền sang."

Vì chiến công vĩ đại của mình, Trần Quốc Tuấn không những trở thành anh hùng dân tộc, mà ông còn là một vị thánh sống. Ông được thờ trên khắp đất nước và cuốn "Binh thư yếu lược" do ông viết vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Cảnh cuối phim là vào năm 1300, khi Trần Quốc Tuấn nằm trên giường bệnh và trăn trối với vị vua trẻ Trần Anh Tông. Một chiếc lá rơi xuống, Hưng Đạo Đại Vương trút hơi thở cuối cùng. Cảnh vật chiếu từ giường nhà ra sân vườn của ông rồi hướng lên mặt trời và mờ dần đi. Bộ phim kết thúc.

---

https://goo.gl/uj0hZA

---

Nếu bạn thấy hay, hãy bấm vào đây để ủng hộ Lộc: 

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfCcdauYrZq66bcZ2LR8vyYoYDllFdVpJ8sSC_MFmQHyNa7-g/viewform
 

Từ khóa: 

bạch đằng

,

trần hưng đạo

,

ô mã nhi

,

xích bích

,

nhà trần

,

lịch sử