Lược sử loài Chó, Cẩu quyền, văn minh và... thịt chó mắm tôm?!

  1. Văn hóa

Trước khi vào chủ đề chính, mình sẽ lướt qua một chút về lịch sử câu chuyện giữa loài người và động vật để chúng ta nắm được sơ bộ những khái niệm niệm mà mình sắp nhắc đến trong bài viết.

Tổ tiên loài người xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 4 triệu năm, nhưng bắt đầu biết thuần dưỡng, thuần hóa động vật thì khoảng 11 nghìn năm trước (trước cả biết trồng trọt), và chó là một trong những loài đầu tiên “được” con người thuần dưỡng, sau đó thuần hóa. Đến ngày nay, chó mà chúng ta hay nuôi trong nhà là một loài rất khác so với tổ tiên của chúng ban đầu vì chúng đã biến đổi rất nhiều để thích nghi với việc sống chung với con người (ngày xưa thì chó và chó sói có họ hàng rất gần nhau, còn bây giờ gần như là 2 loài riêng biệt).

Không phải gần đây, mà con người đã nhận ra (tự cho rằng) mình là sinh vật bậc cao từ rất lâu rồi. Họ cho rằng tất cả các thứ khác sinh ra là để phục vụ mình. Câu chuyện của loài người là sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả nhất, sự phát khác biệt và phát triển vượt bậc của loài người bắt đầu từ đây.

Qua hàng ngàn năm, họ nhận ra (đúc kết được): Heo là loài có tốc độ tăng trọng khối lượng cao, nuôi ít tốn công nên quyết định nuôi heo để lấy thịt, Ngựa là loài chạy nhanh và bền nên quyết định thuần dưỡng và thuần hóa nó để làm phương tiện đi lại, v.v... Tương tự đến chó cũng thế, con người nhận ra chó có khứu giác và thính giác khá tốt, nên quyết định nuôi nó để làm bạn đồng hành cùng đi săn, sau này là canh giữ nhà cửa, tài sản.

Cứ như vậy, từ sự thông minh của loài người họ biến tất cả mọi thứ xung quanh mình trở thành công cụ để đạt được mục đích, nhu cầu. Các nhu cầu thì ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng (mà ngày nay thì chúng ta biết đến nó với cái tên là tháp nhu cầu Maslow). Ban đầu, với nhu cầu sinh tồn, họ sử dụng chó làm công cụ để săn bắn, tự vệ; sau này dùng heo làm thực phẩm; dùng ngựa để đi lại; dù bò, trâu để kéo xe; dùng cừu để lấy lông làm áo ấm, v.v... Sau này, nhu cầu sinh tồn trở nên quá dễ dàng (lẽ đương nhiên), con người bắt đầu cần những nhu cầu cao cấp hơn như ăn phải ngon, mặc phải đẹp, ngủ phải ngon. Con người bắt đầu tư duy, với sự thông minh, "quyền lực" và dư giả, bây giờ họ bắt đầu đánh giá và tối ưu lại một lần nữa cách sử dụng công cụ của mình để đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh.

Ăn thì phải ngon, khi này bắt đầu hình văn hóa ẩm thực, no không còn quan trọng nữa, quan trọng là phải ngon. Ăn ngon xong, thì sống phải sướng, tinh thần phải thoải mái, thú cưng sinh ra một phần là để đáp ứng nhu cầu này.

Cứ thế, tất cả đều xuất phát từ sự thông mình và "thượng đẳng" của loài người mà ra. Hàng ngàn năm trôi qua, cái "tháp nhu cầu" của ngon người đã phình to ra cả về số lượng và chất lượng. Đến một ngày sự giao thoa văn hóa đủ sâu và rộng để tạo ra những lát cắt rõ rệt từ sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Có bao giờ bạn nghe ai bảo bọn Ấn Độ bị điên khi thờ cúng mấy con bò, lũ Indonesia thật ngu ngốc khi không ăn cá, bọn Nhật và bắc Âu thật man rợ và quái dị khi ăn thịt cá voi, cá heo, v.v...?

Điều này chẳng thể hiện gì, nó là một mặt rất nhỏ thể hiện đặc trưng của từng nền văn hóa. Điều quan trọng là loài người ở đâu cũng thế, họ cho rằng mình thượng đẳng, nên đương nhiên có quyền quyết định đến số phận và "công dụng" của các loài vật (tao không ăn mày vì lòng thương cảm, hay tao ăn mày là do vốn mày sinh ra phải thế).

Sự thượng đẳng đến mức độ nào thì quyết định đến suy nghĩ và hành động của họ ở mức dộ đấy. Một trong những thú nuôi vật cảnh đầu tiên của Hoàng Gia Anh chính là chó, mà trong lịch sử, có giai đoạn 1/4 thế giới là thuộc địa của Anh (trong đó có Mỹ). Dễ hiểu tại sao chó lại được "thờ phụng" như vậy tại các nước này, và nó chính là văn hóa.

"Đệ nhất khuyển" của Nữ Hoàng Anh

Trở lại với Việt Nam, chó gắn liền với sự khốn khổ, nghèo đói (đừng bảo bạn chưa từng nghe "nghèo như chó", "đói như chó", thậm chí nó còn gắn liền với sự ngu dốt - "ngu như chó"), có ai ở đây không biết mối quan hệ biện chứng giữa Lão Hạc và con chó không?

Lão hạc và Cậu Vàng

Cuộc sống của con người là chuỗi những hành động chứng minh sự thượng đẳng của mình. Và cách dễ nhất để chứng minh sự thượng đẵng của mình là bắt chước sự thượng đẵng của người mà mình cho rằng họ thượng đẳng. Tâm lý sính ngoại bắt đầu từ đây, và nó lại càng dễ hơn với sự bùng nổ nhanh chóng của Internet và mạng xã hội.

Con người bắt đầu với nhu cầu sinh tồn, sau đó đến ăn ngon, mặc đẹp, hạnh phúc,... và dân chủ. Và hiện tại thì chó có vẻ cũng đang đi trên hành trình này. Nói đùa một chút là không biết sau này nước ngoài đòi Cẩu quyền, Cẩu chủ thì dân mình có đòi cho chó đi bỏ phiếu, bầu cử Quốc hội không?

Nói một chút về vấn đề nổi cộm gần đây là Hà Nội "khuyến khích" người dân không ăn thịt chó và từng bước cấm bán thịt chó vào năm 2021, để tạo thiện cảm với du khách nước ngoài. Cơ bản thì cá nhân mình thấy thông điệp này có vấn đề, "du khách nước ngoài" ở đây là ai?

Thống kê của tổng cục du lịch
chỉ ra rằng hơn 70% khách du lịch đến Việt Nam là người ở những nước cũng ăn thịt chó giống Việt Nam (thậm chí còn nhiều hơn Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc). Còn "tạo thiện cảm" thì rõ ràng chẳng có cái thống kê nào chứng minh quan điểm này cả (cá nhân mình nghĩ sự thiện cảm với du khách nước ngoài đến từ nhiều yếu tố khác chứ vụ thịt chó thì nghe không thuyết phục lắm).

Đấy là quan điểm của mình về việc khách du lịch và thịt chó, còn nếu bảo mục đích là hạn chế người dân ăn thịt chó thì lại càng không thuyết phục, tại sao lại cần hạn chế thịt chó? Và cứ cho lo lý do này thuyết phục đi, thì cách làm này mình thấy không hợp lý chút nào! Cách hợp lý hơn để đáp ứng "cẩu quyền" chính là tạo sự bình đẳng với mọi con vật khác. Tại sao thịt heo, gà, vịt, v.v... mỗi loại có hàng chục chỉ tiêu kiểm dịch trong suốt quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, và chế biến trong khi chó thì lại không thấy có mấy cái đó. Chính việc quá dễ dãi và thiếu "bình đẳng" trong khâu quản lý nuôi và giết mổ chó tạo điều kiện cho thịt chó ngày càng nhiều và tiếp cận ngày càng nhiều người. Vậy phải thiết lập hành lang pháp lý cho thịt chó như tất cả các loài khác thì mới mong hạn chế sự "lan tỏa" của thịt chó. Như kiểu muốn hạn chế thuốc lá, nhưng lại không thể cấm (vì thuốc lá chẳng phạm pháp gì cả) thì phải đánh thuế cao thuốc lá cao lên, bắt buộc giá thuốc lá phải tăng, như vậy sẽ làm hạn chế lại tập người sử dụng.

Đấy là mình đang nói về cách để hạn chế thịt chó. Còn quan điểm của mình là nếu đã khuyến khích thì nên khuyến khích người dân nên hạn chế ăn thịt, nâng cao khẩu phần rau trong bữa ăn, thì đó mới gọi văn minh, còn việc không ăn thịt chó đối mình chẳng chứng minh Việt Nam văn minh hơn chút nào cả.

Ghi chú: Mình là người hoàn toàn không ăn thịt chó, không nuôi chó, không thích chó, và cũng không nuôi, không thích bất cứ con vật nào cả.
Từ khóa: 

thịt chó

,

văn hóa