Lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết để khi tiên phòng cúm cho trẻ

  1. Mẹ và Bé

Trẻ em là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh cúm mùa. Tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Và tiêm phòng cúm là điều mà cha mẹ cần thực hiện cho con hàng năm. 
Cha mẹ không nên lơ là việc tiêm phòng cúm cho trẻ vì những biến chứng của bệnh cúm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động tiêm vắc-xin cúm cho trẻ theo đúng lịch, đúng độ tuổi và thời điểm được khuyến cáo để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Trên đây là một vài lưu ý mà cha mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm phòng.

Vắc xin cúm là gì?

https://cdn.noron.vn/2022/11/25/flu-shot-1custom-bba61b7baacformat-jpegjpegquality-75-1669386002.jpg

Vắc xin cúm

Vắc xin cúm là loại vắc xin phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm. Tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong docúm.

Vắc xin cúm bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm, các kháng thể này sẽ có sau khi chủng ngừa khoảng 2-3 tuần. Các kháng thể đặc hiệu này sẽ giúp tiêu diệt virus (trung hòa virus) khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh cúm nhằm giúp giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm mức độ nặng của bệnh nếu có bị mắc…

Tuy nhiên, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, và các chủng virus cúm thay đổi liên tục từ năm này sang năm khác, đó là lý do tại sao công thức vắc xin phòng cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với chủng virus hiện đang lưu hành và việctiêm nhắc lại vắc xin cúmhằng năm là rất cần thiết để duy trì sự bảo vệ cao nhất.

Vì sao cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ mỗi năm?

Cúm là bệnh truyền nhiễm rất dễ mắc, đặc biệt ở những đối tượng có đề kháng kém như trẻ em. Việc tiêm phòng cúm cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ nên quan tâm hàng đầu khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.

https://cdn.noron.vn/2022/11/25/tiem-phong-cum-cho-tre-2-1669386152.jpg

Tiêm phòng cúm là một trong những biện pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe của trẻ

Bệnh cúm thường diễn ra theo mùa, đặc biệt phát triển mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Đặc biệt, cúm thường biến đổi, tạo thành những chủng virus mới, dễ lây lan hơn, mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ cần được tiến hành mỗi năm một lần để đảm bảo sức khỏe cho các bé. Nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng còn có thể dẫn tới tử vong.

Tiêm vắc xin cúm phòng cúm hàng năm giúp trẻ:

– Đề kháng tốt hơn với các chủng virus cúm mới.

– Tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm xuất phát từ cúm, ảnh hưởng đếnhệ hô hấpnhư tổn thương phổi, nhiễm trùng máu,…

– Vắc xin được cải tiến hàng năm để phù hợp với các chủng virus cúm mới. Khi tiêm nhắc lại hàng năm, cơ thể bé sẽ tạo ra kháng thể tốt hơn, đủ khả năng chống lại đủ 4 chủng virus.

Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho bé

1. Một số loại vắc xin cúm có thể tiêm cho trẻ

Hiện nay, vắc xin cúm có thể tiêm được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên có:

– Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp): Là loại vắc xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh cúm mùa. Vắc xin Vaxigrip Tetra có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn với liều lượng khác nhau. Vắc xin Vaxigrip được tiêm tại vùng bắp hoặc dưới da.

– Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan): Đây là loại vắc xin được chỉ định sử dụng cho cúm A (chủng H1N1, chủng H3N2) và cúm B (chủng Yamagata, chủng Victoria). Vắc xin Influvac Tetra được tiêm tại bắp hoặc sâu dưới da.

2. Nên tiêm phòng cúm cho bé vào thời điểm nào

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thế giới CDC, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng cúm vào tháng 10 hằng năm. Đây là thời điểm cúm bắt đầu lây lan. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng cúm muộn hơn (đến tháng 1 năm sau).

CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin vào mỗi mùa cúm. Cha mẹ cần cho trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi cần chích 2 mũi vắc-xin phòng ngừa cúm trong mỗi mùa bệnh. Tất cả những trẻ khác chỉ cần chích 1 mũi cho mỗi mùa cúm.

Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: tiêm liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần

3. Một số trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

  • Trẻ em chưa đủ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin.
  • Trẻ đang có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.

4. Liều tiêm, thời điểm tiêm vắc-xin cúm an toàn cho trẻ

Hiện có 2 loại vắc-xin phòng ngừa cúm được sử dụng tại Việt Nam gồmVaxigripcủa Pháp và Influvac của Hà Lan. Lịch tiêm phòng cúm chi tiết cho trẻ như sau:

  • Trẻ 6 tháng - 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó, tiêm nhắc lại 1 mũi vắc-xin cúm hàng năm;
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml, sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Với phụ nữ, việc tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và thai nhi. Không chỉ vậy, việc chủng ngừa cúm cho mẹ còn giúp tạo hệ miễn dịch thụ động cho trẻ ngay từ khi chào đời tới khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu vào lúc 6 tháng tuổi.

Ở nước ta, dịch cúm xuất hiện quanh năm nhưng thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 3 - 4 và tháng 10 hàng năm. Do đó, để chủ động phòng cúm thì cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc-xin cúm trước khi vào mùa cúm của từng năm khoảng 2 - 4 tuần (vì cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh ra các kháng thể cần thiết).

5. Các phản ứng có phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ em cũng khá nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày là khỏi:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu.
  • Biếng ăn.
  • Đau ở bắp tay nơi tiêm phòng.
Trên đây là một vài lưu ý cha mẹ cần biết để tiên phòng cúm an toàn cho trẻ. Vắc xin cúm giúp xây dựng “hàng rào” bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công của virus cúm, giảm nguy cơ mắc, nhập viện và tỷ lệ tử vong do cúm. Vì sức khỏe của con yêu, cha mẹ hãy lưu ý tiêm phòng cho con đầy đủ và an toàn nhất nhé!
Cha mẹ có thể đọc thêm bài viết của mình về dinh dưỡng cho bé tại đây nhé.
Từ khóa: 

mẹ và bé