Lý Thái Tổ là ai?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lý thái tổ

,

lịch sử

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm.[1][2] Tuy nhiên, tên cha ông không được chép rõ, mà chỉ biết là sau khi ông lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương. Sách Đại Việt sử lược cũng chép ông có một người anh trai (sau được phong Vũ Uy vương) và một người em (sau phong Thánh Dực vương).[1] Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm Vũ Uy vương và một người chú (được phong Vũ Đạo vương).[3] Lúc 3 tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn.[4] Theo sách Việt sử tiêu án: Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau Lý Thái Tổ nương nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ.[5] Tướng nhà Tiền Lê[sửa | sửa mã nguồn] Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoàn ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.[6] Lên ngôi hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, thời vua Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Vị sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn.[7] Cũng theo Toàn thư, có lần Lê Long Đĩnh ăn quả khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, nhưng Lý Công Uẩn vẫn không bị hại. Lê Long Đĩnh chết năm 1009, vua nối còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi. Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng:Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết. Lý Công Uẩn nói: Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi. Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Lý Công Uẩn việc tiếm ngôi, Đào Cam Mộc bàn với Thái hậu, phò lập Lý Công Uẩn lên làm vua[8]. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu[9] (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ.[10] Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý. Trị vì[sửa | sửa mã nguồn] Dời đô về Thăng Long[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Chiếu dời đô Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở Thành Hoa Lư vốn là kinh đô dưới 2 triều đại nhà Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam[11]. Lúc lên ngôi Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường, nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ[12]. Nhà vua ra chiếu rằng:[13] “ Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau. ” — Chiếu dời đô Sử chép rằng các quan đều nhất trí với nhà vua: ""Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo".[13] Tháng 7 năm 1010 (tức năm Thuận Thiên thứ nhất) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lập nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.[13] Chính trị[sửa | sửa mã nguồn] Bản đồ Đại Việt thời nhà Lý Thời vua Lý Thái Tổ, Đại Tống và Đại Việt có mối quan hệ hòa bình. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. Năm 1010, Tống Chân Tông tặng Lý Thái Tổ chức Giao Chỉ quận vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017. Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp cũng thường sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ khá yên trị.[10] Tuy nhiên, năm 1020, Lý Thái Tổ phải sai Khai Thiên Đại vương Lý Phật Mã sang đánh Chiêm Thành. Các bộ chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Đại Việt sử lược chép là quân Việt thắng; song từ năm này đến khi Lý Thái Tông chinh phạt Chiêm Thành lần hai năm 1044, sử sách không ghi lại bất kỳ một lần nào sứ Chiêm sang cống. Năm 1044, Lý Thái Tông có nói với triều thần: "Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang cống".[10][14] Vua Lý Thái Tổ đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, chia nước làm hai phần là kinh và trại, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại; xứ từ Thanh Hóa trở ra là kinh. Sách Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ là: Thiên Trường lộ, Quốc Oai lộ, Hải Đông lộ, Kiến Xương, Khoái lộ, Hoàng Giang lộ, Long Hưng lộ, Bắc Giang lộ, Trường Yên lộ, Hồng lộ, Thanh Hóa lộ, Diễn Châu lộ. Theo sách Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ, 13 châu và 3 trại. Phủ là Phủ Đô hộ, phủ Đại Thông, phủ Thanh Hóa, phủ Phú Lương; châu là châu Vĩnh An, châu Vĩnh Thái, châu Vạn Xuân, châu Phong Đạo, châu Thái Bình, châu Thanh Hóa, châu Nghệ An, châu Già Phong, châu Trà Lô, châu Yên Phong, châu Tô, châu Mậu, châu Lạng; trại là trại Hòa Ninh, trại Đại Bàn, trại Tân Yên[15] Quan chế nhà Lý kế thừa quan chế nhà Tiền Lê, văn võ có 9 phẩm, lấy 3 chức thái:thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy, và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự làm chức trọng yếu của triều đình.[16] Ngoài quan ngoài triều đình có các chức tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và chức tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh.[17] Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả.[18] Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho nhân dân trong vòng 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4 thứ, 2 hạng khoan thu.[19] Quân sự[sửa | sửa mã nguồn] Tháng 2 năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ hai), vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long vốn rất lợi hại hai triều Đinh, Lê đều chưa dẹp yên được. Đến đây, Lý Thái Tổ tiêu diệt bộ lạc Cửu Long, bắt người cầm đầu giải về. Tháng 10 năm 1013, ông thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, lại thắng trận. Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định vùng đất Diễn Châu, khi về đến Vũng Biện thì trời tối đen, gió sấm rất lớn. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, trời đất quang đãng trở lại.[20] Năm ấy người Đại Lý (còn gọi là Nam Chiếu) lấn sang quá cột đồng do Mã Viện dựng làm biên giới giữa nước Tống và Đại Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Lý Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa.[21] Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long làm phản, hùa theo người Đại Lý. Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi.[21] Năm 1014, vua Đại Lý sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đánh bến Kim Hoa. Quân Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong Đại Việt Sử lược). Sau chiến thắng, Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần rất hậu. Cùng năm đó, Thái Tổ đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh.[10][22] Tháng 12 năm Canh Thân (năm 1020 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính, thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng Chiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa.[21] Năm 1022, thổ dân Đại Nguyên Lịch - một sắc dân Mán cư trú giữa trại Như Hồng và trấn Triều Dương (Đại Tống) - sang đánh phá biên ải Việt-Tống.[23] Lý Thái Tổ ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống, đốt kho tàng, bắt nhiều dân và gia súc rồi kéo về. Sử gia Trung Quốc gốc Việt Lê Tắc đã thuật lại sự việt này trong sách An Nam chí lược rằng:[21][24] "Tháng 12, Chuyển Vận Sứ Quảng Tây Cao Huệ Liên dâng thơ nói Giao Châu vào cướp trại Như Hồng thuộc châu Khâm, bắt người và súc vật rất nhiều. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu khiến Huệ Liên tư điệp văn cho Giao Châu và sai sứ theo đòi lại. Nguyên trước đây có dân Mường là Trương Phố, lánh tội chạy đến đầu ngụ, quan cai trị Khâm Châu là Mục Trọng vời vào, đi đến nửa đường lại ngăn không cho vào. Đô Tuần Kiểm Tàng Tự bèn khiến trại Như Hồng khao đãi trâu rượu. Giao Châu dò biết được việc ấy, bèn nhân đuổi bắt dân Mường, đánh cướp luôn trại Như Hồng. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu thư bảo các châu từ nay không được dụ vời quân mán rợ và khao đãi yến tiệc, đến đỗi sanh sự." Năm 1024, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Cùng năm đó, nhà vua tu sửa thành Thăng Long.[21][25] Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.[10] Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn] Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).[26] Tháng 12 năm Canh Tuất (năm 1010 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh kinh điển Phật giáo. Tống Thái Tông chấp thuận, trao cho vua Lý kinh Địa Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống viết.[24] Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (năm 1018 Dương lịch),[10] Lý Thái Tổ lại sai viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh đem về để vào kho Đại Hưng.[27][28] Tháng 9 năm Giáp Tý (năm 1024 Dương lịch), Thái Tổ sai dựng chùa Chân Giáo trong nội đô Thăng Long, để hoàng đế lui tới nghe kinh pháp.[29] Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét: ...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể Qua đời[sửa | sửa mã nguồn] Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An,[10] ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi. Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã[28] Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương. Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông. Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế. Gia đình[sửa | sửa mã nguồn] Cha: Hiển Khánh vương. Mẹ: Minh Đức thái hậu họ Phạm. Anh em: Vũ Uy vương. Dực Thánh vương. Có sách ghi là con trai.[30] Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu[31]: Trinh Minh hoàng hậu, tên là Lê Thị Phất Ngân, theo dã sử là con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã[32][33][34]. Tá Quốc hoàng hậu. Lập Nguyên hoàng hậu. Lập Giáo hoàng hậu. Còn lại đều không rõ tên họ. Con cái: Ít nhất 8 hoàng tử, 13 công chúa. Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên. Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018. Vũ Đức vương (? - 1028). Khởi đầu loạn Tam vương, bị Lê Phụng Hiểu chém chết. Uy Minh vương Lý Nhật Quang, còn có tên Lý Hoảng. Theo Việt Điện U Linh tập, mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Công chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc. Nhận định[sửa | sửa mã nguồn] Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế Sử gia Lê Văn Hưu bình trong Đại Việt sử ký: “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy? ” — sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt sử ký toàn thư.[20] “ Có người hỏi: Lê Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơn ư? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý. ” — sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt Sử ký Toàn thư,[35] Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “ Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém. ” — Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[20]. Sử thần Lê Tung, tác giả bài Đại Việt thông giám tổng luận thì nhận xét:[36] “ Lý Thái Tổ nhân Ngoạ Triều thất đức, hiệp điềm tốt sét đánh thành chữ, ứng mệnh trời, thuận lòng người, thừa thời mở vận; có đại độ khoan nhân, có quy mô xa rộng, dời đô định vạc, kính trời yêu dân, tô ruộng có lệnh tha, phú dịch có mức độ. Bắc Nam thông hiếu, thiên hạ bình yên. Song thánh học chẳng nghe, nho phong chưa thịnh, tăng ni chiếm nửa dân gian, chùa chiền dựng đầy thiên hạ, không phải là đạo sáng nghiệp truyền dòng vậy. ” — Lê Tung Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định: “ Nhà Lý được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai? ” — Khâm định Việt sử Thông giám cương mục [37]. Lời của sử thần chép trong sách Việt sử tiêu án: “ Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu ở trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc, đã sáng tạo nhiều chùa, cấp điện độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu muốn cho qui Phật, đến đời sau nhà Lý mới khởi lên ngôi chùa cao sát mây, lập nên cột chùa bằng đá cao vót, lấy sự thờ Phật làm việc thường phải có của một nước (lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng đến một vạn hai nghìn cân đồng). Khi khánh thành chùa thì mở hội, xá các tội nhân; một nhà sư tự thiêu, mà cũng tạ ơn Phật, bụt mọc ở chùa Pháp Vân, mà lập nên chùa tự dối mình và dối đến người khác, trên dưới như điên như dại, khiến cho ảo thuật của sư Đại Điên dám hoành hành ở trong cung vua, tà thai của Nguyễn Bông đầu thai làm con thừa tự của nước; đến nỗi vua Huệ Tôn bỏ nước cho con gái nhỏ mà xuất gia đầu Phật; Vì nhà sư mà hưng quốc, lại vì nhà sư mà mất nước, Phật cũng không đem chén nước công đức mà độ cho vua cho nước được, phải chăng tại vì vua Thái Tổ, cho nên đến nỗi thế ? ” — Việt sử tiêu án[38] Theo K.W Taylor: “ Lý Công Uẩn, một người được đỡ đầu bởi các thế lực tu viện rõ ràng đã chế ngự trung tâm văn hóa và hành chánh cổ xưa tại đồng bằng sông Hồng, phất lên từ Hoa Lư và trở thành vị chỉ huy thị vệ hoàng cung và, trong năm 1009, sau sự từ trần của người kế ngôi cũng là con trai thất nhân tâm của Lê Hoàn, đã được lập làm vua với sự đồng tình của mọi người. Lý Công Uẩn (được nhớ đến sau khi mất với miếu hiệu Lý Thái Tổ) đã từ bỏ Hoa Lư và đặt kinh đô của ông tại trung tâm hành chánh cũ từ thời lệ thuộc nhà Đường (Hà Nội ngày nay), đặt lại tên là Thăng Long. ” — K. W. Taylor[11] Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn] Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư - quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có di tích đình Viến thờ Vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên,... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái,... Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông. Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.[39] Bà Vi Thi Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ"[39]. Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân nhân dân Việt Nam - HQ 012 - được đặt tên là Lý Thái Tổ.
Trả lời
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm.[1][2] Tuy nhiên, tên cha ông không được chép rõ, mà chỉ biết là sau khi ông lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương. Sách Đại Việt sử lược cũng chép ông có một người anh trai (sau được phong Vũ Uy vương) và một người em (sau phong Thánh Dực vương).[1] Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm Vũ Uy vương và một người chú (được phong Vũ Đạo vương).[3] Lúc 3 tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn.[4] Theo sách Việt sử tiêu án: Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau Lý Thái Tổ nương nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ.[5] Tướng nhà Tiền Lê[sửa | sửa mã nguồn] Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoàn ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.[6] Lên ngôi hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, thời vua Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Vị sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn.[7] Cũng theo Toàn thư, có lần Lê Long Đĩnh ăn quả khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, nhưng Lý Công Uẩn vẫn không bị hại. Lê Long Đĩnh chết năm 1009, vua nối còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi. Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng:Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết. Lý Công Uẩn nói: Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi. Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Lý Công Uẩn việc tiếm ngôi, Đào Cam Mộc bàn với Thái hậu, phò lập Lý Công Uẩn lên làm vua[8]. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu[9] (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ.[10] Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý. Trị vì[sửa | sửa mã nguồn] Dời đô về Thăng Long[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Chiếu dời đô Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở Thành Hoa Lư vốn là kinh đô dưới 2 triều đại nhà Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam[11]. Lúc lên ngôi Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường, nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ[12]. Nhà vua ra chiếu rằng:[13] “ Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau. ” — Chiếu dời đô Sử chép rằng các quan đều nhất trí với nhà vua: ""Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo".[13] Tháng 7 năm 1010 (tức năm Thuận Thiên thứ nhất) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lập nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.[13] Chính trị[sửa | sửa mã nguồn] Bản đồ Đại Việt thời nhà Lý Thời vua Lý Thái Tổ, Đại Tống và Đại Việt có mối quan hệ hòa bình. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. Năm 1010, Tống Chân Tông tặng Lý Thái Tổ chức Giao Chỉ quận vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017. Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp cũng thường sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ khá yên trị.[10] Tuy nhiên, năm 1020, Lý Thái Tổ phải sai Khai Thiên Đại vương Lý Phật Mã sang đánh Chiêm Thành. Các bộ chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Đại Việt sử lược chép là quân Việt thắng; song từ năm này đến khi Lý Thái Tông chinh phạt Chiêm Thành lần hai năm 1044, sử sách không ghi lại bất kỳ một lần nào sứ Chiêm sang cống. Năm 1044, Lý Thái Tông có nói với triều thần: "Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang cống".[10][14] Vua Lý Thái Tổ đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, chia nước làm hai phần là kinh và trại, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại; xứ từ Thanh Hóa trở ra là kinh. Sách Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ là: Thiên Trường lộ, Quốc Oai lộ, Hải Đông lộ, Kiến Xương, Khoái lộ, Hoàng Giang lộ, Long Hưng lộ, Bắc Giang lộ, Trường Yên lộ, Hồng lộ, Thanh Hóa lộ, Diễn Châu lộ. Theo sách Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ, 13 châu và 3 trại. Phủ là Phủ Đô hộ, phủ Đại Thông, phủ Thanh Hóa, phủ Phú Lương; châu là châu Vĩnh An, châu Vĩnh Thái, châu Vạn Xuân, châu Phong Đạo, châu Thái Bình, châu Thanh Hóa, châu Nghệ An, châu Già Phong, châu Trà Lô, châu Yên Phong, châu Tô, châu Mậu, châu Lạng; trại là trại Hòa Ninh, trại Đại Bàn, trại Tân Yên[15] Quan chế nhà Lý kế thừa quan chế nhà Tiền Lê, văn võ có 9 phẩm, lấy 3 chức thái:thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy, và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự làm chức trọng yếu của triều đình.[16] Ngoài quan ngoài triều đình có các chức tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và chức tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh.[17] Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả.[18] Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho nhân dân trong vòng 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4 thứ, 2 hạng khoan thu.[19] Quân sự[sửa | sửa mã nguồn] Tháng 2 năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ hai), vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long vốn rất lợi hại hai triều Đinh, Lê đều chưa dẹp yên được. Đến đây, Lý Thái Tổ tiêu diệt bộ lạc Cửu Long, bắt người cầm đầu giải về. Tháng 10 năm 1013, ông thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, lại thắng trận. Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định vùng đất Diễn Châu, khi về đến Vũng Biện thì trời tối đen, gió sấm rất lớn. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, trời đất quang đãng trở lại.[20] Năm ấy người Đại Lý (còn gọi là Nam Chiếu) lấn sang quá cột đồng do Mã Viện dựng làm biên giới giữa nước Tống và Đại Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Lý Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa.[21] Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long làm phản, hùa theo người Đại Lý. Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi.[21] Năm 1014, vua Đại Lý sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đánh bến Kim Hoa. Quân Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong Đại Việt Sử lược). Sau chiến thắng, Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần rất hậu. Cùng năm đó, Thái Tổ đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh.[10][22] Tháng 12 năm Canh Thân (năm 1020 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính, thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng Chiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa.[21] Năm 1022, thổ dân Đại Nguyên Lịch - một sắc dân Mán cư trú giữa trại Như Hồng và trấn Triều Dương (Đại Tống) - sang đánh phá biên ải Việt-Tống.[23] Lý Thái Tổ ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống, đốt kho tàng, bắt nhiều dân và gia súc rồi kéo về. Sử gia Trung Quốc gốc Việt Lê Tắc đã thuật lại sự việt này trong sách An Nam chí lược rằng:[21][24] "Tháng 12, Chuyển Vận Sứ Quảng Tây Cao Huệ Liên dâng thơ nói Giao Châu vào cướp trại Như Hồng thuộc châu Khâm, bắt người và súc vật rất nhiều. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu khiến Huệ Liên tư điệp văn cho Giao Châu và sai sứ theo đòi lại. Nguyên trước đây có dân Mường là Trương Phố, lánh tội chạy đến đầu ngụ, quan cai trị Khâm Châu là Mục Trọng vời vào, đi đến nửa đường lại ngăn không cho vào. Đô Tuần Kiểm Tàng Tự bèn khiến trại Như Hồng khao đãi trâu rượu. Giao Châu dò biết được việc ấy, bèn nhân đuổi bắt dân Mường, đánh cướp luôn trại Như Hồng. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu thư bảo các châu từ nay không được dụ vời quân mán rợ và khao đãi yến tiệc, đến đỗi sanh sự." Năm 1024, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Cùng năm đó, nhà vua tu sửa thành Thăng Long.[21][25] Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.[10] Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn] Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).[26] Tháng 12 năm Canh Tuất (năm 1010 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh kinh điển Phật giáo. Tống Thái Tông chấp thuận, trao cho vua Lý kinh Địa Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống viết.[24] Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (năm 1018 Dương lịch),[10] Lý Thái Tổ lại sai viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh đem về để vào kho Đại Hưng.[27][28] Tháng 9 năm Giáp Tý (năm 1024 Dương lịch), Thái Tổ sai dựng chùa Chân Giáo trong nội đô Thăng Long, để hoàng đế lui tới nghe kinh pháp.[29] Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét: ...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể Qua đời[sửa | sửa mã nguồn] Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An,[10] ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi. Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã[28] Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương. Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông. Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế. Gia đình[sửa | sửa mã nguồn] Cha: Hiển Khánh vương. Mẹ: Minh Đức thái hậu họ Phạm. Anh em: Vũ Uy vương. Dực Thánh vương. Có sách ghi là con trai.[30] Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu[31]: Trinh Minh hoàng hậu, tên là Lê Thị Phất Ngân, theo dã sử là con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã[32][33][34]. Tá Quốc hoàng hậu. Lập Nguyên hoàng hậu. Lập Giáo hoàng hậu. Còn lại đều không rõ tên họ. Con cái: Ít nhất 8 hoàng tử, 13 công chúa. Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên. Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018. Vũ Đức vương (? - 1028). Khởi đầu loạn Tam vương, bị Lê Phụng Hiểu chém chết. Uy Minh vương Lý Nhật Quang, còn có tên Lý Hoảng. Theo Việt Điện U Linh tập, mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Công chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc. Nhận định[sửa | sửa mã nguồn] Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế Sử gia Lê Văn Hưu bình trong Đại Việt sử ký: “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy? ” — sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt sử ký toàn thư.[20] “ Có người hỏi: Lê Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơn ư? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý. ” — sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt Sử ký Toàn thư,[35] Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “ Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém. ” — Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[20]. Sử thần Lê Tung, tác giả bài Đại Việt thông giám tổng luận thì nhận xét:[36] “ Lý Thái Tổ nhân Ngoạ Triều thất đức, hiệp điềm tốt sét đánh thành chữ, ứng mệnh trời, thuận lòng người, thừa thời mở vận; có đại độ khoan nhân, có quy mô xa rộng, dời đô định vạc, kính trời yêu dân, tô ruộng có lệnh tha, phú dịch có mức độ. Bắc Nam thông hiếu, thiên hạ bình yên. Song thánh học chẳng nghe, nho phong chưa thịnh, tăng ni chiếm nửa dân gian, chùa chiền dựng đầy thiên hạ, không phải là đạo sáng nghiệp truyền dòng vậy. ” — Lê Tung Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định: “ Nhà Lý được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai? ” — Khâm định Việt sử Thông giám cương mục [37]. Lời của sử thần chép trong sách Việt sử tiêu án: “ Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu ở trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc, đã sáng tạo nhiều chùa, cấp điện độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu muốn cho qui Phật, đến đời sau nhà Lý mới khởi lên ngôi chùa cao sát mây, lập nên cột chùa bằng đá cao vót, lấy sự thờ Phật làm việc thường phải có của một nước (lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng đến một vạn hai nghìn cân đồng). Khi khánh thành chùa thì mở hội, xá các tội nhân; một nhà sư tự thiêu, mà cũng tạ ơn Phật, bụt mọc ở chùa Pháp Vân, mà lập nên chùa tự dối mình và dối đến người khác, trên dưới như điên như dại, khiến cho ảo thuật của sư Đại Điên dám hoành hành ở trong cung vua, tà thai của Nguyễn Bông đầu thai làm con thừa tự của nước; đến nỗi vua Huệ Tôn bỏ nước cho con gái nhỏ mà xuất gia đầu Phật; Vì nhà sư mà hưng quốc, lại vì nhà sư mà mất nước, Phật cũng không đem chén nước công đức mà độ cho vua cho nước được, phải chăng tại vì vua Thái Tổ, cho nên đến nỗi thế ? ” — Việt sử tiêu án[38] Theo K.W Taylor: “ Lý Công Uẩn, một người được đỡ đầu bởi các thế lực tu viện rõ ràng đã chế ngự trung tâm văn hóa và hành chánh cổ xưa tại đồng bằng sông Hồng, phất lên từ Hoa Lư và trở thành vị chỉ huy thị vệ hoàng cung và, trong năm 1009, sau sự từ trần của người kế ngôi cũng là con trai thất nhân tâm của Lê Hoàn, đã được lập làm vua với sự đồng tình của mọi người. Lý Công Uẩn (được nhớ đến sau khi mất với miếu hiệu Lý Thái Tổ) đã từ bỏ Hoa Lư và đặt kinh đô của ông tại trung tâm hành chánh cũ từ thời lệ thuộc nhà Đường (Hà Nội ngày nay), đặt lại tên là Thăng Long. ” — K. W. Taylor[11] Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn] Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư - quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có di tích đình Viến thờ Vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên,... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái,... Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông. Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.[39] Bà Vi Thi Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ"[39]. Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân nhân dân Việt Nam - HQ 012 - được đặt tên là Lý Thái Tổ.