Mặt tối của IT - Phần 1

  1. Lập trình

Ngành lập trình kể ra cũng có khá nhiều cái sướng: Dễ xin việc, công việc thú vị, tiếp xúc nhiều cái mới, mức lương khá. Tuy vậy, nó có không ít mặt tối mà chỉ những người trong nghề mới nhìn ra được...

1. Công nghệ liên tục thay đổi – Lỗi thuộc về ai?

Trong ngành lập trình, 

c
ông nghệ là thứ luôn thay đổi. Những công nghệ mới liên tục ra đời thay thế công nghệ cũ, làm kiến thức rất dễ lỗi thời vì. Do đó, người lập trình viên phải liên tục học hỏi, nếu không họ sẽ trở nên lạc hậu.

Nguyên nhân sâu xa đằng sau chuyện này chính là Tiền. Tại sao mỗi năm FIFA và PES đều ra bản mới? Để bán lấy tiền. Tại sao mỗi năm Iphone lại ra phiên bản mới? Để hút máu người dùng, đế kiếm tiền. Đó cũng là lý do các hãng công nghệ liên tục đưa ra các sản phẩm/công nghệ mới để bán lấy tiền: C# từ 2.0 lên 5.0, Windows mỗi 2-3 năm lại ra bản mới, Visual Studio và SQL Server cũng tương tự.

Vòng đời của một công nghệ: Một công nghệ mới ra đời, được nhiều công ty sử dụng, nhu cầu tuyển dụng cao nên nhiều người theo học. Qua năm tháng, công nghệ chết dần, không ai tuyển nữa nên ít người học. Tuy nhiên, ứng dụng của các công ty được xây dựng bằng các công nghệ cũ, họ vẫn cần developer để bảo trì/nâng cấp ứng dụng. Đó là lý do các developer Cobol, VB6, Fortran vẫn rất được giá (Bọn Nhật có nhiều hệ thống lớn và siêu lớn xây dựng bằng các công nghệ này, toàn outsource cho dân VN bảo trì).

2. Hackathon và Stackoverflow không “tốt” như bạn nghĩ

Hackathon là một cuộc thi code nho nhỏ, thường tổ chức vào hai ngày cuối tuần. Các lập trình viên sẽ lập thành một team khoảng 3-5 người để xây dựng một sản phẩm. Giải thưởng (khá hấp dẫn) sẽ được trao cho các đội xuất sắc nhất.

Mặt tốt của hackathon rất nhiều và dễ thấy. Các sự kiện này thường rất vui và có ích cho lập trình viên: Họ được vui chơi, được code, được tặng quà, còn được xây dựng quan hệ, kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên, mặt xấu thì ít người để ý. Hackathon được tổ chức với lý do là “phát triển cộng đồng, giới thiệu công nghệ”. Thật ra, đây là một cách rẻ mạt để đánh cắp thời gian và công sức của lập trình viên. Luật bản quyền cũng ít khi được coi trọng (ứng dụng tham gia hackathon, mặc định bản quyền thuộc về hackathon) nên bạn có thể dễ dàng bị đạo ý tưởng mà không làm được gì.

Stackoverflow là một mạng hỏi-đáp dành cho lập trình viên. Tham gia Stackoverflow sẽ giúp bạn nâng cao trình độ và kiến thức. Tuy nhiên, tham gia stackoverflow, bạn đã vô tình tham gia vào đội ngũ “chuyên gia” miễn phí, cho stackoverflow thu tiền quảng cáo. Nó còn áp dụng Gamification (Điểm, huy hiệu) để dụ dỗ bạn đóng góp thời gian, công sức. Một câu trả lời trên stackoverflow tiết kiệm cho bạn 1 tiếng fix lỗi, bạn bỏ ra 15 phút ngồi đóng góp lại cũng ko sao, nhưng đừng bỏ 3, 4 tiếng vào đó nhé.

3. Vấn đề outsource và bóc lột

Ở Việt Nam có khá nhiều công ty outsource (FPT, Harvey Nash,…). Các công ty này cung cấp phần lớn công ăn việc làm cho lập trình viên, đóng góp vào GDP nước nhà. Outsource cũng không phải hoàn toàn xấu, nhưng quá lệ thuộc vào outsource, chỉ cắm đầu vào gia công phần mềm, thì ngành IT nước nhà sẽ rất khó phát triển.

Vì sao các công ty nước ngoài lại outsource, chung quy cũng là vì tiền. Giá nhân sự của Việt Nam, Ấn Độ rẻ hơn lập trình viên nước ngoài nhiều. Các công ty outsource Việt Nam ăn phần lớn, trả một phần nhỏ cho lập trình viên.

Bài viết được tham khảo, chọn lọc và Việt hóa của:

Mọi người suy nghĩ về những mặt tối này như thế nào? Hãy comment trao đổi nha!

Từ khóa: 

mặt tối

,

it

,

code

,

lập trình

Cái số 1 là thông thường ngành công nghệ nào cũng gặp phải

Trả lời

Cái số 1 là thông thường ngành công nghệ nào cũng gặp phải