Mặt tối của IT - Phần 2

  1. Lập trình

4. Giỏi technical không chưa đủ

Nhiều bạn ngáo ngơ mới ra trường vẫn tưởng điều này là đúng, thấy mình hơi giỏi nên tỏ thái độ khi phỏng vấn. Môi trường làm việc đòi hỏi nhiều thứ hơn cả khả năng code, đó là: khả năng giao tiếp, khả năng trình bày/thuyết trình, kĩ năng thương thảo, khả năng làm việc nhóm, … Tới những cấp cao hơn như team lead, quản lý, bạn còn phải biết cách quản lý, chia việc, cách thuyết phục, nói cho người khác nghe. Khả năng code là bắt buộc, nhưng chỉ code không là chưa đủ nếu bạn muốn sống sót và thăng tiến trong ngành này.

5. Cấp trên thường “không biết gì”

Đôi khi nói cấp trên “không biết gì” cũng không sai. Một sự thật buồn cười của ngành mình là: Nếu giỏi technical, developer sẽ được đẩy lên làm quản lý. Ở cấp quản lý, họ ít có thời gian code, mà phải lo chia việc, quản lý nhân sự, quản lý dự án,… toàn những việc trước giờ họ chẳng bao giờ làm. Ở cương vị mới, họ cũng phải học dần dần về quản lý, giống như chúng ta mới bắt đầu học code vậy thôi. Các bạn lập trình viên thường có suy nghĩ rằng “Ông team leader/PM có code bao giờ đâu, công nghệ mới thì làm sao biết được". Điều này đúng, vì họ còn phải lo nhiều việc khác: nhân sự, tài nguyên, phỏng vấn ứng viên,… không có đủ thời gian để trau dồi technical. Đôi khi tranh cãi về một vấn đề, bạn chỉ thấy vấn đề technical, họ còn phải chú ý đển nhiều khía cạnh khác như: sắp xếp team, tiến độ dự án, trình độ thành viên,…

6. Lập trình viên dần đang mất giá

Công nghệ hiện đại làm mọi người dễ tiếp cận việc lập trình hơn, nên người dùng có thể làm web, làm ứng dụng dễ dàng. Lập trình viên thì ngày càng “lười” hơn, “nhàn” hơn nhờ các framework. Trong tương lai, có thể ngành lập trình sẽ không còn hot như bây giờ, lập trình viên sẽ rớt giá “thê thảm”.

Bài viết được tham khảo, chọn lọc và Việt hóa của:

Mọi người suy nghĩ về những mặt tối này như thế nào? Hãy comment trao đổi nha!

Từ khóa: 

mặt tối

,

code

,

it

,

lập trình