Mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam - tình trạng và hệ lụy?

  1. Kiến thức chung

Theo một thống kê của Bộ An ninh Lương thực Toàn cầu (Global Food Security), Việt Nam xếp hạng thứ 62 trên tổng số 113 quốc gia.

an-toan-thuc-pham

(Nguồn: Food Security Index)

Tuy được ghi nhận là có sự gia tăng về độ an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng rõ ràng là tình trạng vệ sinh trong việc sản xuất và tiêu dùng ở nước ta vẫn ở mức độ đáng lo ngại.

ve-sinh-an-toan-thuc-pham

(Nguồn: Food Security Index)

Hệ lụy từ việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu như bạn đọc thắc mắc rằng điều này thì có gì quan trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân của bạn, thì sau đây là những hệ lụy tai hại mà một hệ thống sản xuất, trung chuyển và tiêu thụ thực phẩm mất vệ sinh có thể gây ra cho chúng ta:

--------------------------------------------------------

– Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục và cũng có thể sau một thời gian sẽ phát ra những bênh như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai……

– Thực phẩm bẩn gây bệnh mạn tính: Là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ, có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh,có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.

– Thực phẩm bẩn gây bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): Đó là các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.

– Thực phẩm bẩn gây bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn):

Các triệu chứng dưới đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ:

  • Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
  • Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
  • Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu…
food-security

(Nguồn: Kinh Tế Đô Thị)

Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).

  • Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày – 01 tháng
  • Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.

Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường) tùy theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:

  • Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 – 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường; 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7tuổi và người già.
  • Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trường hợp đã thành bệnh nặng.

Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

--------------------------------------------------------

(Nguồn: OIC New)

Theo một thống kê khác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) vào năm 2012, tại Việt Nam, cứ 5 trẻ nhỏ lại có 1 em bị thiếu cân. Khoảng 9% dân số Việt Nam cũng được ghi nhận là bị suy dinh dưỡng.

ve-sinh-thuc-pham

(Nguồn: adelaide.edu.au)

Các bạn có nghĩ rằng vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những "vấn nạn" lớn nhất của nước ta hiện nay? Chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?


Nguồn:

Từ khóa: 

vệ sinh an toàn thực phẩm

,

food security

,

an toàn thực phẩm

,

vệ sinh thực phẩm

,

kiến thức chung