Màu sắc là thuộc tính của tự nhiên hay sáng tạo của bộ não?

  1. Khoa học

Chúng ta biết là một vật có màu sắc vì nó phản xạ ánh sáng đó vào mắt ta. Tuy nhiên những màu sắc đó là do tưởng tưởng của ta hay là một thuộc tính mặc định của tự nhiên?

Liệu chúng ta có thể tưởng tượng ra những màu cơ bản nào khác được không?

Liệu màu mà chúng ta nhìn thấy có giống nhau hay không? làm sao để miêu tả một màu mà chúng ta nhìn thấy để khẳng định điều đó?

Từ khóa: 

con người

,

màu sắc

,

khoa học

Câu hỏi rất hay về bản chất của màu sắc. Nói rộng ra sẽ là bản chất của vũ trụ.

Ở đây tôi sẽ trả lời 3 câu hỏi của bạn trong quá trình phân tích bằng khoa học:

Q1: Màu sắc đến từ đâu? Tự nhiên, bộ não, hay là cái gì khác?

Q2: Chúng ta có thể tưởng tượng ra một màu sắc mới được không?

Q3: Bằng cách nào khẳng định màu sắc chúng ta nhìn thấy là giống nhau?


Theo khoa học thì:

Màu Sắc là sự kết hợp của 3 yếu tố: Ánh Sáng, Vật Thể, và Người Quan Sát.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315732168-1669981823.jpg

Khi có nguồn sáng thì có ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu vào vật thể, một số bước sóng được hấp thụ và một số bước sóng được phản xạ. Các bước sóng này đi vào mắt người và được tiếp nhận bởi các tế bào nhạy sáng, truyền tín hiệu nhận được lên não qua các dây thần kinh thị giác. Kết quả xử lý các tín hiệu này bởi trung tâm thị giác ở phía sau não cho ta "thấy" được màu sắc.

Q1: Như vậy, màu sắc phải đến từ Ánh Sáng, hoặc Vật Thể, hoặc Người Quan Sát.

Chúng ta có thể trả lời ngay là màu sắc không đến từ Vật Thể, bởi nó không tự phát ra sóng mà chỉ phản xạ sóng từ ánh sáng chiếu vào. Nếu Vật Thể tự phát ra sóng thì khi không có ánh sáng, chúng ta vẫn phải thấy màu sắc.

Hiểu đơn giản: Nếu Vật Thể sinh ra màu sắc thì khi ở trong tối ta vẫn phải thấy quả táo màu đỏ.

Q1A: Nếu hiểu:

"Màu Sắc đến từ Vật Thể, trong đó Ánh Sáng chỉ đóng vai trò làm hiển lộ Màu Sắc: Khi có Ánh Sáng thì Màu Sắc hiển lộkhi không có Ánh Sáng thì Màu Sắc vẫn còn đó nhưng không hiển lộ."

...thì có phải là cách hiểu đúng hay không?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này ở cuối bài viết.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943727936-1669986253.png

Ánh sáng là tổ hợp của vô số bước sóng khác nhau và liên tục. Tùy vào nguồn sáng, vào cấu trúc và mật độ vật chất của vật thể mà phản xạ ra những bước sóng khác nhau, tạo ra quang phổ khác nhau. Mắt người có thể thấy được các phổ trong khoảng 400nm-700nm. Như vậy chúng ta không thấy được tia gamma, sóng radio có màu gì. Vì thế khi nói đến ánh sáng ta mặc định đó là ánh sáng khả kiến, là các bức xạ điện từ có bước sóng 400nm-700nm.

Q1: Như vậy, màu sắc không đến từ Ánh Sáng. Bởi nếu Ánh Sáng sinh ra màu sắc thì bước sóng phải không đổi từ trước khi chiếu vào vật thể tới sau khi được phản xạ. Ở đây chỉ có bước sóng sau khi được phản xạ không đổi, ví dụ ánh sáng sau khi phản xạ bởi quả táo có bước sóng không đổi ~700nm.

Hiểu đơn giản: Nếu Ánh Sáng sinh ra màu sắc thì bỏ vật thể đi ta vẫn phải thấy màu sắc. Bỏ quả táo đi vẫn phải thấy màu đỏ.

Kết luận: Màu Sắc không đến từ Ánh Sáng, không đến từ Vật Thể. Có nghĩa Màu Sắc không phải thuộc tính tự nhiên.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943727974-1669987442.jpg

Ánh sáng đi qua thủy tinh thể rồi hội tụ trên võng mạc, nơi có ~125 triệu tế bào que và ~6 triệu tế bào nón. Các tế bào que nhạy cảm với chuyển động và sáng tối, trong khi các tế bào nón nhạy cảm với màu sắc. Có 3 loại tế bào nón nhạy cảm với các bước sóng dài - trung bình - ngắn (LMS), tương ứng với 3 màu cơ bản là đỏ - lục - lam (RGB). Tùy bước sóng sẽ cho phản ứng khác nhau của 3 loại tế bào, dẫn đến sự pha trộn khác nhau của 3 màu cơ bản và kết quả là mắt người có thể nhìn được hàng triệu màu sắc khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943728238-1669994403.jpg

Bây giờ chúng ta mở rộng khái niệm Người Quan Sát, không chỉ là con người mà bao gồm bất kỳ loài vật nào có thể nhìn được. Người Quan Sát không giống nhau, nhưng nguyên lý chung để Người Quan Sát thấy được màu sắc vẫn là cơ quan tiếp nhận tín hiệu (Mắt - tế bào nhạy sáng) và trung tâm xử lý tín hiệu (Não - trung tâm thị giác).

Sự khác biệt của mắt và não giữa các loài, không loài nào giống loài nào, cho kết quả là màu sắc trong thế giới của chúng cũng khác nhau. Như ở loài chó, mắt chúng chỉ có 2 loại tế bào nón, ít hơn 1 so với người. Nhưng ở loài chim, số loại tế bào nón lên tới 5 loại!

Hãy cùng nhìn thế giới của một chú chó được tái tạo trong mắt người:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943728310-1669997373.jpg

...Và thế giới của một con chim:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315733007-1669997460.jpg

Q1: Như vậy, trong cùng một điều kiện Ánh Sáng và Vật Thể như nhau thì Người Quan Sát khác nhau sẽ thấy màu sắc khác nhau.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu màu sắc đến từ Người Quan Sát thì chúng đến từ Não, hay từ Mắt, hay từ cả Não và Mắt?

Hãy cùng nhìn thế giới trong mắt người mắc bệnh mù màu:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315733188-1670000305.jpg

...Và lấy 2 người mắc bệnh cùng type ra kiểm chứng: Dù 2 người cùng thấy màu sắc giống như nhau, nhưng người mù màu bẩm sinh sẽ không phân biệt được màu sắc của lá và quả. Trong khi đó người mù màu không bẩm sinh vẫn sẽ biết 2 thứ đó khác màu, do vẫn còn ký ức về màu xanh và màu đỏ. Còn người mắt sáng thì dĩ nhiên phân biệt được.

Q1: Như vậy, màu sắc không đến từ Não. Bởi nếu Não sinh ra màu sắc thì màu sắc đó phải không phụ thuộc vào Mắt, đồng nghĩa với việc người mù màu bẩm sinh sẽ phải phân biệt được lá và quả, giống như người mắt sáng.

Đồng thời, màu sắc không đến từ Mắt. Bởi nếu Mắt sinh ra màu sắc thì màu sắc đó phải không phụ thuộc vào Não, đồng nghĩa với việc người mù màu không bẩm sinh phải không phân biệt được lá và quả, giống như người mù màu bẩm sinh.

Từ hai kết luận trên thì cái nghĩa màu sắc đến từ cả Não và Mắt cũng không thành lập. Khác nào bảo 2 con mèo đẻ ra 1 con cá.

Vậy, màu sắc không đến từ Não, hay từ Mắt, hay từ cả Não và Mắt, cũng có nghĩa màu sắc không đến từ Người Quan Sát.

Kết luận cho Q1: Màu Sắc không đến từ tự nhiên, cũng không đến từ bộ não. Khi hội đủ 3 yếu tố Ánh Sáng, Vật Thể, Người Quan Sát thì Màu Sắc xuất hiện. Trong đó vai trò của Ánh Sáng là phát sóng, vai trò của Vật Thể là hấp thụ - phản xạ, vai trò của Người Quan Sát là ghi nhận.

Q1B: Như vậy Màu Sắc không phải Tồn Tại Khách Quan, cũng không phải Tồn Tại Chủ Quan. Nhưng rõ ràng chúng ta đều nhìn thấy Màu Sắc, có nghĩa Màu Sắc không phải Không Tồn Tại.

Câu hỏi đặt ra: Khi không hội đủ 3 yếu tố thì Màu Sắc "trốn" ở đâu?



Q3: Không có cách nào để kiểm chứng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là giống nhauChúng ta không thể mô tả màu sắc mà chúng ta thấy, bởi màu sắc có tính chất siêu việt ngôn ngữ. Lý do là bởi màu sắc thuộc về cảm nhận của giác quan, mà con người cảm nhận được sự tồn tại của mình qua 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Khi chúng ta cố gắng mô tả màu sắc cho một người mù bẩm sinh, chúng ta phải thông qua một giác quan khác. Ví dụ: "Màu đỏ thì nóng, màu lục thì dịu, màu lam thì lạnh". Mọi khái niệm có tính chất siêu việt ngôn ngữ chỉ có thể được hiểu khi cá nhân trực tiếp trải nghiệm (personal experience: thực chứng). Trong trường hợp này là phải "thấy tận mắt" mới hiểu.

Hãy cùng tìm hiểu một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ:

https://cdn.noron.vn/2022/12/03/9813234315734020-1670045190.jpg

Dự án đứng đầu bởi giáo sư Jay Neitz - nhà khoa học sắc màu thị giác đến từ đại học Washington của Mỹ, trong nỗ lực đi tìm phương pháp điều trị cho những người bị bệnh mù màu.

Đối tượng nghiên cứu là những con khỉ sóc đực, giống như hầu hết động vật có vú khác - chúng chỉ có 2 loại tế bào nón. Điều đó khiến chúng không phân biệt được màu đỏ và màu lục. Cách thức phản ứng với các vật có màu đỏ và màu lục trong tự nhiên của những con khỉ này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm truyền dạy lẫn nhau (ví dụ: quả dâu và quả cau trong mắt chúng đều là màu xám, chúng biết chọn quả dâu để ăn là nhờ vào kinh nghiệm). Nhưng với 2 chú khỉ Sam và Dalton được tách đàn từ bé, kinh nghiệm của chúng là bằng 0.

Các nhà khoa học đã tiêm vào mắt Sam và Dalton một loại virus mang theo gene của người. Loại virus này cấy gene vào một số tế bào nón nhạy lục (green-sensitive cone) trong võng mạc của con khỉ, biến chúng thành các tế bào nón nhạy đỏ (red-sensitive cone). Kết quả là khi có đủ 3 loại tế bào nón như mắt người, Sam và Dalton giống như "thức tỉnh" và ngay lập tức có phản ứng với màu đỏ và màu lục. Hai chú khỉ có thể hoàn thành tốt các bài test về màu sắc mà những con khỉ khác không phân biệt được.

Q3: Như vậy, dù chúng ta không thể kiểm chứng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là giống nhau, nhưng chúng ta kỳ vọng với cùng một bộ tế bào nón như nhau, với cùng một cơ chế tiếp nhận, truyền tải và xử lý thông tin về màu sắc như nhau, tóm lại là cùng có 23 cặp nhiễm sắc thể - thì màu sắc chúng ta nhìn thấy là giống nhau. Điều quan trọng ở đây là tính quy ước của màu sắc khiến hệ màu sắc của mỗi cá nhân không bị sai lệch nhiều với nhau.

Hiểu đơn giản: Cùng nhìn một quả táo, màu sắc mà tôi nhìn thấy và màu sắc mà bạn nhìn thấy (có thể) khác nhau, nhưng vì cả bạn và tôi đều quy ước đó là màu đỏ, nên cả 2 đều sẽ nói là "quả táo màu đỏ" chứ không ai nói "quả táo màu đen".


Q2: Vì màu sắc không đến từ bộ não, và màu sắc có tính chất siêu việt ngôn ngữ, cho nên bạn không thể tưởng tượng ra màu sắc mới được. Màu sắc là khái niệm không thể dùng tưởng tượng mà chạm đến được.

Nếu một ngày bạn bỗng dưng thấy một màu sắc mới nằm ngoài dải cầu vồng, thì có 2 khả năng: Hoặc là giác quan sẵn có của bạn bị đột biến, hoặc là bạn có thêm giác quan mới. Tốt nhất là nên đi khám :))

Phân tích thêm về thí nghiệm của giáo sư Jay Neitz, chúng ta có 2 hệ quả:

  1. Nếu một ngày con người có thể cấy gene tế bào nón của loài chim vào mắt người, chúng ta sẽ nhìn thấy hàng triệu triệu màu sắc mới. Lưu ý rằng bức hình con chim đa sắc mà bạn nhìn thấy ở trên chỉ là thế giới của loài chim được tái tạo trong mắt người, chứ chưa phải tất cả màu sắc mà chúng nhìn thấy. Vì loài chim còn có tế bào nhạy sáng với tia UV nữa cơ (UV-sensitive cone). Bạn có thể tưởng tượng ra tia UV có màu gì không?
  2. Các green-sensitive cone nhận tín hiệu rồi truyền đi nhờ sự kết nối của các neuron (tế bào thần kinh). Sau khi các green-sensitive cone này đột biến thành red-sensitive cone thì ngay lập tức con khỉ có phản ứng với màu đỏ, chứng tỏ cơ chế truyền tin giữa green-sensitive cone và neuron không phải là được định sẵn (not predetermined). Nói cách khác, không có 1 màu cố định cho mỗi 1 bước sóng nhất định. Khái niệm về màu đỏ và màu lục của con khỉ chỉ xuất hiện khi chúng có khả năng so sánh màu đỏ và màu lục với những màu sắc khác mà chúng có thể thấy được. Bạn có thể tưởng tượng được khi bạn mang mắt chim thì hệ màu của bạn sẽ biến đổi như thế nào không?

Cơ chế tương tự cũng xảy ra ở người, và đây chính là nguyên nhân chính gây ra sự sai biệt không đáng kể về cảm nhận màu sắc giữa chúng ta (Đừng nhầm lẫn với sự sai biệt được nêu ra trong Q3 nhé, không có cách nào kiểm chứng Q3 đâu). Để hiểu hơn cơ chế này, ta hãy cùng nhìn vào hình sau:

https://cdn.noron.vn/2022/12/03/68308102943730480-1670059787.jpg

Đầu tiên hãy nhìn vào bàn cờ bên trái, có phải bạn thấy A có màu xám và B có màu trắng, đúng không?

Tiếp theo hãy nhìn vào bàn cờ bên phải, 2 nét được vẽ thêm đã chứng minh A và B cùng màu. Nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy thử dùng tay che hết xung quanh, chỉ để lộ ra A và B xem. Đừng ngại, vì tôi cũng làm thế :))

Thí nghiệm của giáo sư Jay Neitz, cùng với hệ quả thứ 2, đã đồng thời giải đáp cả 2 câu hỏi:

Q1A: Màu Sắc không đến từ Vật Thể. Hay nói cách khác, tri kiến:

"Màu Sắc là thuộc tính cố hữu của Vật Thể mà Ánh Sáng chỉ đóng vai trò hiển lộ thuộc tính đó: Khi có Ánh Sáng thì thuộc tính hiển lộ, khi không có Ánh Sáng thì thuộc tính vẫn còn đó nhưng không hiển lộ."

...là một tri kiến sai lầm.

Q1B: Màu Sắc rõ ràng là Có Tồn Tại, nhưng bản thân Màu Sắc (có thể) còn không có 1 thể nhất định thì làm sao chúng ta có thể chỉ ra Màu Sắc trú ngụ ở đâu? Ở thí nghiệm con khỉ, nếu coi Màu Sắc là 1 thể thì tại sao con khỉ nhìn ra 2 thể? Ở thí nghiệm bàn cờ, nếu coi A và B cùng 1 thể thì tại sao chúng ta nhìn ra 2 màu?

Rõ ràng kết luận "Màu Sắc không tự mình có bản thể riêngphù hợp với tất cả những nghiên cứu khoa học. Hay nói cách khác, sự Tồn Tại của Màu Sắc không phải do Tự Nhiên, không phải do Nhân Tạo, nhưng cũng không nằm ngoài Tự Nhiên và Nhân Tạo.

Nếu ai đó vẫn khăng khăng cho rằng Màu Sắc có bản thể và đi tìm, thì cũng giống như người đi tìm Lửa: Khi hội đủ vật liệu cháy, oxy và tác nhân gây cháy thì Lửa xuất hiện. Khi không hội đủ điều kiện, có thể chỉ ra Lửa đang "trốn" ở đâu không?

TỔNG KẾT: Màu Sắc không phải Tồn Tại Khách Quan, cũng không phải Tồn Tại Chủ Quan, cũng không phải Không Tồn Tại.

Màu Sắc có tính chất Siêu Việt Ngôn Ngữ, chỉ có Thực Chứng mới hiểu được.

Trả lời

Câu hỏi rất hay về bản chất của màu sắc. Nói rộng ra sẽ là bản chất của vũ trụ.

Ở đây tôi sẽ trả lời 3 câu hỏi của bạn trong quá trình phân tích bằng khoa học:

Q1: Màu sắc đến từ đâu? Tự nhiên, bộ não, hay là cái gì khác?

Q2: Chúng ta có thể tưởng tượng ra một màu sắc mới được không?

Q3: Bằng cách nào khẳng định màu sắc chúng ta nhìn thấy là giống nhau?


Theo khoa học thì:

Màu Sắc là sự kết hợp của 3 yếu tố: Ánh Sáng, Vật Thể, và Người Quan Sát.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315732168-1669981823.jpg

Khi có nguồn sáng thì có ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu vào vật thể, một số bước sóng được hấp thụ và một số bước sóng được phản xạ. Các bước sóng này đi vào mắt người và được tiếp nhận bởi các tế bào nhạy sáng, truyền tín hiệu nhận được lên não qua các dây thần kinh thị giác. Kết quả xử lý các tín hiệu này bởi trung tâm thị giác ở phía sau não cho ta "thấy" được màu sắc.

Q1: Như vậy, màu sắc phải đến từ Ánh Sáng, hoặc Vật Thể, hoặc Người Quan Sát.

Chúng ta có thể trả lời ngay là màu sắc không đến từ Vật Thể, bởi nó không tự phát ra sóng mà chỉ phản xạ sóng từ ánh sáng chiếu vào. Nếu Vật Thể tự phát ra sóng thì khi không có ánh sáng, chúng ta vẫn phải thấy màu sắc.

Hiểu đơn giản: Nếu Vật Thể sinh ra màu sắc thì khi ở trong tối ta vẫn phải thấy quả táo màu đỏ.

Q1A: Nếu hiểu:

"Màu Sắc đến từ Vật Thể, trong đó Ánh Sáng chỉ đóng vai trò làm hiển lộ Màu Sắc: Khi có Ánh Sáng thì Màu Sắc hiển lộkhi không có Ánh Sáng thì Màu Sắc vẫn còn đó nhưng không hiển lộ."

...thì có phải là cách hiểu đúng hay không?

Tôi sẽ trả lời câu hỏi này ở cuối bài viết.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943727936-1669986253.png

Ánh sáng là tổ hợp của vô số bước sóng khác nhau và liên tục. Tùy vào nguồn sáng, vào cấu trúc và mật độ vật chất của vật thể mà phản xạ ra những bước sóng khác nhau, tạo ra quang phổ khác nhau. Mắt người có thể thấy được các phổ trong khoảng 400nm-700nm. Như vậy chúng ta không thấy được tia gamma, sóng radio có màu gì. Vì thế khi nói đến ánh sáng ta mặc định đó là ánh sáng khả kiến, là các bức xạ điện từ có bước sóng 400nm-700nm.

Q1: Như vậy, màu sắc không đến từ Ánh Sáng. Bởi nếu Ánh Sáng sinh ra màu sắc thì bước sóng phải không đổi từ trước khi chiếu vào vật thể tới sau khi được phản xạ. Ở đây chỉ có bước sóng sau khi được phản xạ không đổi, ví dụ ánh sáng sau khi phản xạ bởi quả táo có bước sóng không đổi ~700nm.

Hiểu đơn giản: Nếu Ánh Sáng sinh ra màu sắc thì bỏ vật thể đi ta vẫn phải thấy màu sắc. Bỏ quả táo đi vẫn phải thấy màu đỏ.

Kết luận: Màu Sắc không đến từ Ánh Sáng, không đến từ Vật Thể. Có nghĩa Màu Sắc không phải thuộc tính tự nhiên.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943727974-1669987442.jpg

Ánh sáng đi qua thủy tinh thể rồi hội tụ trên võng mạc, nơi có ~125 triệu tế bào que và ~6 triệu tế bào nón. Các tế bào que nhạy cảm với chuyển động và sáng tối, trong khi các tế bào nón nhạy cảm với màu sắc. Có 3 loại tế bào nón nhạy cảm với các bước sóng dài - trung bình - ngắn (LMS), tương ứng với 3 màu cơ bản là đỏ - lục - lam (RGB). Tùy bước sóng sẽ cho phản ứng khác nhau của 3 loại tế bào, dẫn đến sự pha trộn khác nhau của 3 màu cơ bản và kết quả là mắt người có thể nhìn được hàng triệu màu sắc khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943728238-1669994403.jpg

Bây giờ chúng ta mở rộng khái niệm Người Quan Sát, không chỉ là con người mà bao gồm bất kỳ loài vật nào có thể nhìn được. Người Quan Sát không giống nhau, nhưng nguyên lý chung để Người Quan Sát thấy được màu sắc vẫn là cơ quan tiếp nhận tín hiệu (Mắt - tế bào nhạy sáng) và trung tâm xử lý tín hiệu (Não - trung tâm thị giác).

Sự khác biệt của mắt và não giữa các loài, không loài nào giống loài nào, cho kết quả là màu sắc trong thế giới của chúng cũng khác nhau. Như ở loài chó, mắt chúng chỉ có 2 loại tế bào nón, ít hơn 1 so với người. Nhưng ở loài chim, số loại tế bào nón lên tới 5 loại!

Hãy cùng nhìn thế giới của một chú chó được tái tạo trong mắt người:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/68308102943728310-1669997373.jpg

...Và thế giới của một con chim:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315733007-1669997460.jpg

Q1: Như vậy, trong cùng một điều kiện Ánh Sáng và Vật Thể như nhau thì Người Quan Sát khác nhau sẽ thấy màu sắc khác nhau.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu màu sắc đến từ Người Quan Sát thì chúng đến từ Não, hay từ Mắt, hay từ cả Não và Mắt?

Hãy cùng nhìn thế giới trong mắt người mắc bệnh mù màu:

https://cdn.noron.vn/2022/12/02/9813234315733188-1670000305.jpg

...Và lấy 2 người mắc bệnh cùng type ra kiểm chứng: Dù 2 người cùng thấy màu sắc giống như nhau, nhưng người mù màu bẩm sinh sẽ không phân biệt được màu sắc của lá và quả. Trong khi đó người mù màu không bẩm sinh vẫn sẽ biết 2 thứ đó khác màu, do vẫn còn ký ức về màu xanh và màu đỏ. Còn người mắt sáng thì dĩ nhiên phân biệt được.

Q1: Như vậy, màu sắc không đến từ Não. Bởi nếu Não sinh ra màu sắc thì màu sắc đó phải không phụ thuộc vào Mắt, đồng nghĩa với việc người mù màu bẩm sinh sẽ phải phân biệt được lá và quả, giống như người mắt sáng.

Đồng thời, màu sắc không đến từ Mắt. Bởi nếu Mắt sinh ra màu sắc thì màu sắc đó phải không phụ thuộc vào Não, đồng nghĩa với việc người mù màu không bẩm sinh phải không phân biệt được lá và quả, giống như người mù màu bẩm sinh.

Từ hai kết luận trên thì cái nghĩa màu sắc đến từ cả Não và Mắt cũng không thành lập. Khác nào bảo 2 con mèo đẻ ra 1 con cá.

Vậy, màu sắc không đến từ Não, hay từ Mắt, hay từ cả Não và Mắt, cũng có nghĩa màu sắc không đến từ Người Quan Sát.

Kết luận cho Q1: Màu Sắc không đến từ tự nhiên, cũng không đến từ bộ não. Khi hội đủ 3 yếu tố Ánh Sáng, Vật Thể, Người Quan Sát thì Màu Sắc xuất hiện. Trong đó vai trò của Ánh Sáng là phát sóng, vai trò của Vật Thể là hấp thụ - phản xạ, vai trò của Người Quan Sát là ghi nhận.

Q1B: Như vậy Màu Sắc không phải Tồn Tại Khách Quan, cũng không phải Tồn Tại Chủ Quan. Nhưng rõ ràng chúng ta đều nhìn thấy Màu Sắc, có nghĩa Màu Sắc không phải Không Tồn Tại.

Câu hỏi đặt ra: Khi không hội đủ 3 yếu tố thì Màu Sắc "trốn" ở đâu?



Q3: Không có cách nào để kiểm chứng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là giống nhauChúng ta không thể mô tả màu sắc mà chúng ta thấy, bởi màu sắc có tính chất siêu việt ngôn ngữ. Lý do là bởi màu sắc thuộc về cảm nhận của giác quan, mà con người cảm nhận được sự tồn tại của mình qua 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Khi chúng ta cố gắng mô tả màu sắc cho một người mù bẩm sinh, chúng ta phải thông qua một giác quan khác. Ví dụ: "Màu đỏ thì nóng, màu lục thì dịu, màu lam thì lạnh". Mọi khái niệm có tính chất siêu việt ngôn ngữ chỉ có thể được hiểu khi cá nhân trực tiếp trải nghiệm (personal experience: thực chứng). Trong trường hợp này là phải "thấy tận mắt" mới hiểu.

Hãy cùng tìm hiểu một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ:

https://cdn.noron.vn/2022/12/03/9813234315734020-1670045190.jpg

Dự án đứng đầu bởi giáo sư Jay Neitz - nhà khoa học sắc màu thị giác đến từ đại học Washington của Mỹ, trong nỗ lực đi tìm phương pháp điều trị cho những người bị bệnh mù màu.

Đối tượng nghiên cứu là những con khỉ sóc đực, giống như hầu hết động vật có vú khác - chúng chỉ có 2 loại tế bào nón. Điều đó khiến chúng không phân biệt được màu đỏ và màu lục. Cách thức phản ứng với các vật có màu đỏ và màu lục trong tự nhiên của những con khỉ này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm truyền dạy lẫn nhau (ví dụ: quả dâu và quả cau trong mắt chúng đều là màu xám, chúng biết chọn quả dâu để ăn là nhờ vào kinh nghiệm). Nhưng với 2 chú khỉ Sam và Dalton được tách đàn từ bé, kinh nghiệm của chúng là bằng 0.

Các nhà khoa học đã tiêm vào mắt Sam và Dalton một loại virus mang theo gene của người. Loại virus này cấy gene vào một số tế bào nón nhạy lục (green-sensitive cone) trong võng mạc của con khỉ, biến chúng thành các tế bào nón nhạy đỏ (red-sensitive cone). Kết quả là khi có đủ 3 loại tế bào nón như mắt người, Sam và Dalton giống như "thức tỉnh" và ngay lập tức có phản ứng với màu đỏ và màu lục. Hai chú khỉ có thể hoàn thành tốt các bài test về màu sắc mà những con khỉ khác không phân biệt được.

Q3: Như vậy, dù chúng ta không thể kiểm chứng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là giống nhau, nhưng chúng ta kỳ vọng với cùng một bộ tế bào nón như nhau, với cùng một cơ chế tiếp nhận, truyền tải và xử lý thông tin về màu sắc như nhau, tóm lại là cùng có 23 cặp nhiễm sắc thể - thì màu sắc chúng ta nhìn thấy là giống nhau. Điều quan trọng ở đây là tính quy ước của màu sắc khiến hệ màu sắc của mỗi cá nhân không bị sai lệch nhiều với nhau.

Hiểu đơn giản: Cùng nhìn một quả táo, màu sắc mà tôi nhìn thấy và màu sắc mà bạn nhìn thấy (có thể) khác nhau, nhưng vì cả bạn và tôi đều quy ước đó là màu đỏ, nên cả 2 đều sẽ nói là "quả táo màu đỏ" chứ không ai nói "quả táo màu đen".


Q2: Vì màu sắc không đến từ bộ não, và màu sắc có tính chất siêu việt ngôn ngữ, cho nên bạn không thể tưởng tượng ra màu sắc mới được. Màu sắc là khái niệm không thể dùng tưởng tượng mà chạm đến được.

Nếu một ngày bạn bỗng dưng thấy một màu sắc mới nằm ngoài dải cầu vồng, thì có 2 khả năng: Hoặc là giác quan sẵn có của bạn bị đột biến, hoặc là bạn có thêm giác quan mới. Tốt nhất là nên đi khám :))

Phân tích thêm về thí nghiệm của giáo sư Jay Neitz, chúng ta có 2 hệ quả:

  1. Nếu một ngày con người có thể cấy gene tế bào nón của loài chim vào mắt người, chúng ta sẽ nhìn thấy hàng triệu triệu màu sắc mới. Lưu ý rằng bức hình con chim đa sắc mà bạn nhìn thấy ở trên chỉ là thế giới của loài chim được tái tạo trong mắt người, chứ chưa phải tất cả màu sắc mà chúng nhìn thấy. Vì loài chim còn có tế bào nhạy sáng với tia UV nữa cơ (UV-sensitive cone). Bạn có thể tưởng tượng ra tia UV có màu gì không?
  2. Các green-sensitive cone nhận tín hiệu rồi truyền đi nhờ sự kết nối của các neuron (tế bào thần kinh). Sau khi các green-sensitive cone này đột biến thành red-sensitive cone thì ngay lập tức con khỉ có phản ứng với màu đỏ, chứng tỏ cơ chế truyền tin giữa green-sensitive cone và neuron không phải là được định sẵn (not predetermined). Nói cách khác, không có 1 màu cố định cho mỗi 1 bước sóng nhất định. Khái niệm về màu đỏ và màu lục của con khỉ chỉ xuất hiện khi chúng có khả năng so sánh màu đỏ và màu lục với những màu sắc khác mà chúng có thể thấy được. Bạn có thể tưởng tượng được khi bạn mang mắt chim thì hệ màu của bạn sẽ biến đổi như thế nào không?

Cơ chế tương tự cũng xảy ra ở người, và đây chính là nguyên nhân chính gây ra sự sai biệt không đáng kể về cảm nhận màu sắc giữa chúng ta (Đừng nhầm lẫn với sự sai biệt được nêu ra trong Q3 nhé, không có cách nào kiểm chứng Q3 đâu). Để hiểu hơn cơ chế này, ta hãy cùng nhìn vào hình sau:

https://cdn.noron.vn/2022/12/03/68308102943730480-1670059787.jpg

Đầu tiên hãy nhìn vào bàn cờ bên trái, có phải bạn thấy A có màu xám và B có màu trắng, đúng không?

Tiếp theo hãy nhìn vào bàn cờ bên phải, 2 nét được vẽ thêm đã chứng minh A và B cùng màu. Nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy thử dùng tay che hết xung quanh, chỉ để lộ ra A và B xem. Đừng ngại, vì tôi cũng làm thế :))

Thí nghiệm của giáo sư Jay Neitz, cùng với hệ quả thứ 2, đã đồng thời giải đáp cả 2 câu hỏi:

Q1A: Màu Sắc không đến từ Vật Thể. Hay nói cách khác, tri kiến:

"Màu Sắc là thuộc tính cố hữu của Vật Thể mà Ánh Sáng chỉ đóng vai trò hiển lộ thuộc tính đó: Khi có Ánh Sáng thì thuộc tính hiển lộ, khi không có Ánh Sáng thì thuộc tính vẫn còn đó nhưng không hiển lộ."

...là một tri kiến sai lầm.

Q1B: Màu Sắc rõ ràng là Có Tồn Tại, nhưng bản thân Màu Sắc (có thể) còn không có 1 thể nhất định thì làm sao chúng ta có thể chỉ ra Màu Sắc trú ngụ ở đâu? Ở thí nghiệm con khỉ, nếu coi Màu Sắc là 1 thể thì tại sao con khỉ nhìn ra 2 thể? Ở thí nghiệm bàn cờ, nếu coi A và B cùng 1 thể thì tại sao chúng ta nhìn ra 2 màu?

Rõ ràng kết luận "Màu Sắc không tự mình có bản thể riêngphù hợp với tất cả những nghiên cứu khoa học. Hay nói cách khác, sự Tồn Tại của Màu Sắc không phải do Tự Nhiên, không phải do Nhân Tạo, nhưng cũng không nằm ngoài Tự Nhiên và Nhân Tạo.

Nếu ai đó vẫn khăng khăng cho rằng Màu Sắc có bản thể và đi tìm, thì cũng giống như người đi tìm Lửa: Khi hội đủ vật liệu cháy, oxy và tác nhân gây cháy thì Lửa xuất hiện. Khi không hội đủ điều kiện, có thể chỉ ra Lửa đang "trốn" ở đâu không?

TỔNG KẾT: Màu Sắc không phải Tồn Tại Khách Quan, cũng không phải Tồn Tại Chủ Quan, cũng không phải Không Tồn Tại.

Màu Sắc có tính chất Siêu Việt Ngôn Ngữ, chỉ có Thực Chứng mới hiểu được.

Theo suy nghĩ cá nhân. Màu sắc nói riêng, hay âm thanh, mùi vị,... và các giác quan khác nói chung đơn thuần chỉ là việc não tái hiện thế giới dựa vào các tín hiệu điện từ các giác quan.

Nên nếu cung cấp những tín hiệu giống y vậy thì não chẳng phân biệt đc nó đang sống trong 1 cơ thể thật hay ở trong 1 cái bình và đc cung cấp các tín hiệu của giác quan. Giống như phim Ma Trận vậy.

Và đơn thuần là cảm nhận và tái hiện của não nên nó có thể khác nhau. Chúng ta chỉ biết 1 tia sáng bước sóng 700nm chiếu vào võng mạc, 1 tín hiệu báo cho não biết có ánh sáng bước sóng 700nm chiếu vào, và não sẽ tạo ra 1 màu và nó sẽ khác so với 1 màu bước sóng 500nm. Vì chúng ta đều đc dạy ánh sáng có bước sóng từ khoảng 640-760nm là màu đỏ, nên chúng ta nhìn thấy và đều nó có màu đỏ, mặc dù hình dung mỗi ng có thể khác nhau. Nên mình nghĩ, những màu đó không nhất thiết phải giống nhau.

Minh chứng là khả năng cảm nhận màu sắc của nam và nữ khá khác nhau, nếu ko tin, bạn có thể thử lựa son với 1 cô gái. Cũng có thể vì vậy mà chúng ta có sở thích khác nhau về màu sắc, âm thanh, hương vị chăng?

Ngoài ra, mỗi ng ko ai giống ai, nên tín hiệu tạo ra từ giác quan chưa hẳn đã giống nhau ở từng người. Nhưng vì bước sóng là cố định nên ko thể có 1 cái mốc để 2 ng nhận định rằng họ nhìn giống nhau hay khác nhau. Chắc chỉ có hoán đổi linh hồn thì họa may.