Mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống và du lịch?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Lễ hội truyền thống đối với du lịch Xúc tiến và quảng bá du lịch: Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đối với con người, lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái ling thiêng và trần thế ( lễ và hội). Đây là một không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực đời thường, vừa rất tâm linh. Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công đức của các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để người dân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi vùng miền. Là dịp để vui chơi, giải trí và ở đó con người tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng thời gian ít nhiều có tính thăng hoa khác với cuộc sống đời thường. Đối với du khách, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, du khách có thể được xem cách tổ chức lễ hội, các vai diễn, trình tự rước tế, cách trang phục và được hiểu biết về cội nguồn của nó. Đến với lễ hội cũng là đến với các danh lam thắng cảnh, các di tích, được thưởng thức các giá trị văn hóa tổng hợp bởi hầu hết các lễ hội đều được diễn ra ở đó. Vì vậy, các lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn. Dưới góc nhìn của sự kiện, thì các lễ hội truyền thống, đặc biệt là các lễ hội lớn, có quy mô quốc gia, quốc tế sẽ tác động mạnh tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại chỗ và từ xa, trước mắt và lâu dài. Các lễ hội không chỉ làm tăng số lượng khách tại điểm đến mà còn kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách. Không những thế thông qua các lễ hội với sự quảng bá của truyền thông đại chúng, sự quảng bá trực tiếp từ lượng khách đến tham gia lễ hội có thể tạo nên hình ảnh tốt đẹp về nơi diễn ra lễ hội như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần quan trọng thu hút các du khách mới và lội kéo các du khách đã đến tham dự lễ hội quay trở lại. Góp phần phát triển tài nguyên du lịch, thị trường du lịch: Lễ hội là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được những giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được nhiều nước trên thế giới coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch của mình. Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách một cách sinh động về đất nước, con người trong quá khứ và hiện tại; giới thiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội. Đến với lễ hội, du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hội, được hòa mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong du lịch: Qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống, cộng đồng nhận thức tốt hơn về những giá trị di sản văn hóa của mình, tạo dựng niềm tự hào trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy sự phát triển cộng đồng và truyền thống văn hóa cũng như các cơ hội giải trí cho người dân địa phương. Chính những nét đặc sắc trong văn hóa này tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Khắc phục tính thời vụ trong du lịch: Các lễ hội được tổ chức còn giúp kéo dài mùa du lịch tại điểm đến, giúp khai trương một mùa du lịch mới hoặc trở thành một dạng du lịch thay thế/ tiêu biểu của điểm du lịch hay địa phương. 2. Du lịch đối với lễ hội truyền thống Các lễ hội truyền thống được khôi phục và phát triển: Thúc đẩy việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa truyền thống, các lễ hội truyền thống, đặc biệt tại các điểm đến du lịch: từ việc tổ chức không thường xuyên đến thường xuyên, từ việc không còn tồn tại đến phục dựng và phát triển trở lại, từ quy mô hạn chế do điều kiện tổ chức đến quy mô phù hợp cho đa mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia có điểm đến du lịch. Lễ hội truyền thống có đời sống mới nhờ một phần lớn của du lịch. Du lịch mang đến môi trường, điều kiện để trưng bày, phô diễn những giá trị hàm chứa trong lễ hội. Thông qua các hoạt động nội tại của mình, lễ hội được hoạt động du lịch kiểm chứng, thẩm định, từ đó rút ra được bài học để tự đổi mới, điều chỉnh lễ hội phù hợp với điều kiện mới. Các lễ hội truyền thống là tiềm năng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc. Du lịch lễ hội được ví như mỏ vàng đang bị bỏ hoang và đang dần được khai thác. Đây là một xu hướng du lịch không mới, đã được rất nhiều quốc gia khai thác và tổ chức thành công, điển hình là các lễ hội truyền thống mang tầm quốc tế như ở Thái Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc,.. các lễ hội này thu hút đáng kể du khách quốc tế, góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người của quốc gia đó đến với bạn bè thế giới. Thu hút khách du lịch tham gia các lễ hội truyền thống, xúc tiến điểm đến: Khi du lịch phát triển cũng là điều kiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh các lễ hội của địa phương tới du khách trong ngoài nước. Từ đó tăng quy mô cho các lễ hội, thu hút khách du lịch đến tham gia.
Trả lời
1. Lễ hội truyền thống đối với du lịch Xúc tiến và quảng bá du lịch: Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đối với con người, lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái ling thiêng và trần thế ( lễ và hội). Đây là một không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực đời thường, vừa rất tâm linh. Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công đức của các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để người dân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi vùng miền. Là dịp để vui chơi, giải trí và ở đó con người tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng thời gian ít nhiều có tính thăng hoa khác với cuộc sống đời thường. Đối với du khách, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, du khách có thể được xem cách tổ chức lễ hội, các vai diễn, trình tự rước tế, cách trang phục và được hiểu biết về cội nguồn của nó. Đến với lễ hội cũng là đến với các danh lam thắng cảnh, các di tích, được thưởng thức các giá trị văn hóa tổng hợp bởi hầu hết các lễ hội đều được diễn ra ở đó. Vì vậy, các lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn. Dưới góc nhìn của sự kiện, thì các lễ hội truyền thống, đặc biệt là các lễ hội lớn, có quy mô quốc gia, quốc tế sẽ tác động mạnh tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại chỗ và từ xa, trước mắt và lâu dài. Các lễ hội không chỉ làm tăng số lượng khách tại điểm đến mà còn kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách. Không những thế thông qua các lễ hội với sự quảng bá của truyền thông đại chúng, sự quảng bá trực tiếp từ lượng khách đến tham gia lễ hội có thể tạo nên hình ảnh tốt đẹp về nơi diễn ra lễ hội như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần quan trọng thu hút các du khách mới và lội kéo các du khách đã đến tham dự lễ hội quay trở lại. Góp phần phát triển tài nguyên du lịch, thị trường du lịch: Lễ hội là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được những giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được nhiều nước trên thế giới coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch của mình. Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách một cách sinh động về đất nước, con người trong quá khứ và hiện tại; giới thiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội. Đến với lễ hội, du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hội, được hòa mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong du lịch: Qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống, cộng đồng nhận thức tốt hơn về những giá trị di sản văn hóa của mình, tạo dựng niềm tự hào trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy sự phát triển cộng đồng và truyền thống văn hóa cũng như các cơ hội giải trí cho người dân địa phương. Chính những nét đặc sắc trong văn hóa này tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Khắc phục tính thời vụ trong du lịch: Các lễ hội được tổ chức còn giúp kéo dài mùa du lịch tại điểm đến, giúp khai trương một mùa du lịch mới hoặc trở thành một dạng du lịch thay thế/ tiêu biểu của điểm du lịch hay địa phương. 2. Du lịch đối với lễ hội truyền thống Các lễ hội truyền thống được khôi phục và phát triển: Thúc đẩy việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa truyền thống, các lễ hội truyền thống, đặc biệt tại các điểm đến du lịch: từ việc tổ chức không thường xuyên đến thường xuyên, từ việc không còn tồn tại đến phục dựng và phát triển trở lại, từ quy mô hạn chế do điều kiện tổ chức đến quy mô phù hợp cho đa mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia có điểm đến du lịch. Lễ hội truyền thống có đời sống mới nhờ một phần lớn của du lịch. Du lịch mang đến môi trường, điều kiện để trưng bày, phô diễn những giá trị hàm chứa trong lễ hội. Thông qua các hoạt động nội tại của mình, lễ hội được hoạt động du lịch kiểm chứng, thẩm định, từ đó rút ra được bài học để tự đổi mới, điều chỉnh lễ hội phù hợp với điều kiện mới. Các lễ hội truyền thống là tiềm năng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc. Du lịch lễ hội được ví như mỏ vàng đang bị bỏ hoang và đang dần được khai thác. Đây là một xu hướng du lịch không mới, đã được rất nhiều quốc gia khai thác và tổ chức thành công, điển hình là các lễ hội truyền thống mang tầm quốc tế như ở Thái Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc,.. các lễ hội này thu hút đáng kể du khách quốc tế, góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người của quốc gia đó đến với bạn bè thế giới. Thu hút khách du lịch tham gia các lễ hội truyền thống, xúc tiến điểm đến: Khi du lịch phát triển cũng là điều kiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh các lễ hội của địa phương tới du khách trong ngoài nước. Từ đó tăng quy mô cho các lễ hội, thu hút khách du lịch đến tham gia.