Mối quan hệ mâu thuẫn?

  1. Phong cách sống

Tôi từng thấy nhiều cặp đôi thế này: Họ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau như quân thù, đào cả dòng họ nhau lên mà chửi, dùng đủ loại ngôn ngữ miêu tả nhau bốc mùi lên, như kiểu cố chút nữa là có vụ án mạng xảy ra đến nơi. Giống kiểu, hai diễn viên hành động vậy (hành động cả chân tay và mồm miệng)

Thế nhưng, ngoài diễn viên kiêm đạo diễn cho bộ phim của họ, họ còn mắc căn bệnh khá trầm kha là mất trí nhớ tạm thời. Ngay hôm sau, tôi lại thấy họ đèo nhau tình tứ như chưa hề có cuộc chia ly. Và cái việc này nó là bộ phim không hồi kết luôn ấy

Cơ chế nào mà được vậy nhỉ? Có lẽ các nhà hoà bình hay chiến tranh thế giới cũng nên nghiên cứu về mấy vụ này.

Từ khóa: 

phong cách sống

Họ nhà mình cũng có một cặp đôi như vậy. Hôm nay cãi nhau, mắng chửi nhau, cào cấu nhau tơi bời, hôm sau đã lại đăng hình yêu đương, cợt nhả đùa giỡn với nhau. Đôi khi mình cũng không hiểu tại sao lại có khả năng đấy được. Mình nghĩ có thể là do họ khắc khẩu, xong cả hai lại nóng tính, thẳng như ruột ngựa, dẫn đến luôn cãi vã, không ai nhịn ai. Thế nhưng, cả hai người lại mau quên, không để bụng, không thù dai, nên cãi nhau xong là thôi, giải quyết xong là lại tình cảm như cũ. Đôi khi họ sống thế thành quen. :)) Không phải là không yêu thương nhau nhưng tính cách bốc đồng như thế thì biết làm thế nào, có khi không cãi nhau lại thấy thiếu ý chứ. Đúng như câu các cụ hay nói "Yêu nhau lắm cắn nhau đau!".

Cặp đôi "oan gia" đấy của họ nhà mình có 2 đứa con, mới đầu chúng nó cũng buồn vì bố mẹ hay cãi nhau lắm, nhưng xong bây giờ thì chúng nó cũng coi như chuyện thường. Mỗi khi bố mẹ ầm ĩ là hai anh em lôi nhau sang nhà ông bà chơi, xem tivi, chơi game,... Buồn cười nhất là có lần mình hỏi: "Bố mẹ hai đứa lại ầm ĩ cái gì nữa đấy?". Tụi nó trả lời tỉnh bơ: "Ôi giời chị cứ kệ bố mẹ em, lát nữa là hết ý mà!".

Trả lời

Họ nhà mình cũng có một cặp đôi như vậy. Hôm nay cãi nhau, mắng chửi nhau, cào cấu nhau tơi bời, hôm sau đã lại đăng hình yêu đương, cợt nhả đùa giỡn với nhau. Đôi khi mình cũng không hiểu tại sao lại có khả năng đấy được. Mình nghĩ có thể là do họ khắc khẩu, xong cả hai lại nóng tính, thẳng như ruột ngựa, dẫn đến luôn cãi vã, không ai nhịn ai. Thế nhưng, cả hai người lại mau quên, không để bụng, không thù dai, nên cãi nhau xong là thôi, giải quyết xong là lại tình cảm như cũ. Đôi khi họ sống thế thành quen. :)) Không phải là không yêu thương nhau nhưng tính cách bốc đồng như thế thì biết làm thế nào, có khi không cãi nhau lại thấy thiếu ý chứ. Đúng như câu các cụ hay nói "Yêu nhau lắm cắn nhau đau!".

Cặp đôi "oan gia" đấy của họ nhà mình có 2 đứa con, mới đầu chúng nó cũng buồn vì bố mẹ hay cãi nhau lắm, nhưng xong bây giờ thì chúng nó cũng coi như chuyện thường. Mỗi khi bố mẹ ầm ĩ là hai anh em lôi nhau sang nhà ông bà chơi, xem tivi, chơi game,... Buồn cười nhất là có lần mình hỏi: "Bố mẹ hai đứa lại ầm ĩ cái gì nữa đấy?". Tụi nó trả lời tỉnh bơ: "Ôi giời chị cứ kệ bố mẹ em, lát nữa là hết ý mà!".

Mình nghĩ nếu mà cứ cãi nhau rồi làm hoà như ko có chuyện gì xảy ra,rồi lại cãi nhau,mà hai người cảm thấy bình thường vậy cũng được,thì mình thà là vợ chồng cãi nhau nhưng rút ra kinh nghiệm cho bản thân,có lẽ sẽ đau khổ và tỉ lệ chia tay cũng cao hơn, nhưng ít nhất hai người của mười năm sau sẽ khác bây giờ
Kiểu này vui mà. Mấy đôi kiểu này là dễ thương nhất luôn =)))). Cãi nhau hết chuyện rồi thì lại yêu nhau thôi có gì lạ đâu, nên họ yêu nhau lắm. Mấy cái bọn cứ ra vẻ văn hóa này nọ mới dễ chia tay thôi.

Mình nghĩ là do cơ chế của hội chứng stockhom. Hội chứng yêu ng bạo hành mình. Bạo hành ở đây là cả ở tinh thần và thể chất. Thực ra nhiều ng cứ mâu thuẫn nhiều khi là cùng 1 nguyên nhân của 1 vấn đề nhưng họ cứ lặp lại liên tục do đã vô thức bị nghiện ngập cảm xúc ấy. Họ có thể vừa coi mqh của mình và đối tượng như cục shit đồng thời họ lại không thể dứt ra được mối quan hệ ấy do họ sợ mất an toàn thà có còn hơn không. Nên bản thân mqh này là xuất phát từ cả 2 ng có khối khổ đau sâu nặng trong tiềm thức hình thành từ việc họ đã chịu tổn thương; mất mát trong các mqh trc đó hoặc mqh gia đình. Việc tự coi thường đối phương cũng chính là việc họ tự coi thường mình/ hai cá thể đều có lòng tự trọng thấp được thể hiện ra ngoài bởi cái tôi cao dẫn đến luôn đòi hỏi ở đối phương và xảy ra mâu thuẫn tái lập.

Một phần lớn những người có lòng tự trọng và ý thức về giá trị bản thân mình không bao giờ cho phép mình xúc phạm nặng nề người khác và ngươc lại. Nếu là ng bao dung rộng lượng đi chăng nữa, bạn có thể tha thứ và cho người khác cơ hội sửa chữa nhưng bạn không tham gia vào việc dung dưỡng ng khác làm tổn thương bạn hết lần này đến lần khác mà chả có sự sửa đổi gì. Mọi mối quan hệ bền vững đều phải xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng chính mình. Tất nhiên mỗi cặp đôi đều có mâu thuẫn vì chúng ta ứ phải thánh, nhưng cách hành xử ntn với mâu thuẫn nói lên nền tảng và giá trị con người chúng ta. Và điều đó còn ảnh hưởng đến thế hệ con cháu chứ ko phải chuyện chơi. Chả coa đứa con nào vui vẻ và hạnh phúc cũng như phát triển tâm lý tích cực nếu cứ phải thấy bố mẹ chúng tuồng chèo hết cả đời như vậy

Mình không biết người khác sau chứ mình cực kì ghét cảm giác phải tranh luận với bạn gái mình, và càng cực ghét cảm giác giận dỗi, nên mỗi khi cãi nhau mình chủ động im lặng, nhưng chả hiểu càng im thì càng dễ cãi nhau hơn, mà càng cố giải thích thì chuyện càng trầm trọng hơn. Lắm lúc thấy 1 mình cho thoải mái làm việc mình thích.

Họ sống hết mình cho những phút giây hiện tại, không quan tâm tới quá khứ, tương lai.

Nghĩ ngắn!

Tôi nghĩ đó là từ ngắn gọn và xúc tích để trả lời vấn đề của bạn 😁