Bạn giải quyết bất đồng quan điểm, xung đột mâu thuẫn như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

Mình biết đây 1 phần cũng phụ vào khả năng, rèn luyện, kinh nghiệm của mỗi người, nhưng các bạn có thể chia sẻ với mình được không ạ?

*Ví dụ: như khi đi học, làm nhóm giữa các thành viên mà bạn là trưởng nhóm, hay giữa bạn và thành viên khác...

*Ví dụ như mình làm phiên dịch, khi 2 bên bất đồng quan điểm, mâu thuẫn xung đột, mình là người đứng giữa, làm thế nào để làm dịu, để 2 bên tiếp tục làm ăn, giao dịch,...

Mọi người có thể cho mình vài ví dụ cụ thể không ạ? (trong trường hợp nào đó, vì lý do nào đó, bạn đã giải quyết ra sao, kết quả như thế nào...?)

Mong nhận được sự chia sẻ về kinh nghiệm từ mọi người.

Cảm ơn mọi người đã chia sẻ

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

câu hỏi rất hay bởi giải quyết xung đột và mâu thuẫn rất khó và nó là cả một nghệ thuật.

nếu đó là xung đột của bạn thì ban có thể

-gạt bỏ sỉ diện thừa nhận lỗi lầm trước, nếu có liên quan đến công việc thì cả hai nên cùng phân tích lại sau khi bình tĩnh.

-tự mình stop lại một khoảng thời gian, nhẩm trong miệng câu "không sao đâu" để bình tĩnh lại.

-đặt mình vào vị trí của họ, cố gắng thấu hiểu để không nói ra lời nặng nề. 

-để họ nói lên suy nghĩ của họ trước, cố gắng giữ bình tĩnh, im lặng và không chen ngang.

=>nói chung là chúng ta phải chấp nhận giảm bớt cái tôi của mình lại thì mới mong giải quyết được các mâu thuẫn.

nếu đó là mâu thuẫn của người khác thì bạn cũng nên khuyên họ làm như trên hoặc trực tiếp giải quyết mâu thuẩn nếu như bận đủ chuyên môn về lĩnh vực mà họ đang tranh cãi.

Trả lời

câu hỏi rất hay bởi giải quyết xung đột và mâu thuẫn rất khó và nó là cả một nghệ thuật.

nếu đó là xung đột của bạn thì ban có thể

-gạt bỏ sỉ diện thừa nhận lỗi lầm trước, nếu có liên quan đến công việc thì cả hai nên cùng phân tích lại sau khi bình tĩnh.

-tự mình stop lại một khoảng thời gian, nhẩm trong miệng câu "không sao đâu" để bình tĩnh lại.

-đặt mình vào vị trí của họ, cố gắng thấu hiểu để không nói ra lời nặng nề. 

-để họ nói lên suy nghĩ của họ trước, cố gắng giữ bình tĩnh, im lặng và không chen ngang.

=>nói chung là chúng ta phải chấp nhận giảm bớt cái tôi của mình lại thì mới mong giải quyết được các mâu thuẫn.

nếu đó là mâu thuẫn của người khác thì bạn cũng nên khuyên họ làm như trên hoặc trực tiếp giải quyết mâu thuẩn nếu như bận đủ chuyên môn về lĩnh vực mà họ đang tranh cãi.

*Trau dồi các kĩ năng giao tiếp là điều cần làm ! 😄 Chúng ta cần học cách giao tiếp có hiệu qủa

Mình thường:

- Đánh giá những suy nghĩ trước, trong và sau khi nói chuyện

Trong Giao tiếp việc nhận biết quan điểm, nhân sinh quan cuả người khác là rất quan trọng. Hãy chấp nhận việc họ có quyền tin những gì họ tin. => Một khi hiểu được người khác, bạn có thể khẳng định được vị thế niềm tin và nhu cầu chính mình

- Hãy lắng nghe kỹ những gì người khác nói. Giao tiếp cởi mở, đối đáp lại khi đàm thoại vơi người khác và điều chỉnh các nhận xét của mình tương ứng. Tránh ngắt ngang người khác, chờ đến khi cần đưa ra quan điểm riêng

- Thể hiện cảm xúc là điều hiển nhiên, nhưng nếu bạn cố giữ được bình tĩnh hết mức có thể thì bạn sẽ hiểu và giao tiếp hiểu quả hơn. Nói lên quan điểm riêng bằng giọng thoải mái, baun càng trở nên kích động thì người khác càng ít lắng nghe những gì bạn nói => Thất bại, không giải quyết được vấn đề

**Nói chung là mình cần phải đặt bản thân để có thể hiểu hết mưć quan điểm, ý kiến cuả đối phương, cần có một cuộc trao đổi có hiệu quả. Trong cuộc nói chuyện ấy thì bản thân phải bình tĩnh, hạn chế kích động quá mưć. Hạn chế cái tôi cá nhân, tính hơn thua trong quan điểm (vd: cho rằng quan điểm, ý kiến cuả mình là tốt nhất), nắm bắt cảm xúc cuả tốt . Nhớ là mục đích cuả bạn là giải quyết những mâu thuẫn đang có để đem lại kết quả tốt hơn cho cả hai.

Trên đây là quan điểm, cách xử lí cuả mình. Thân ! 😄

Mình chọn cách lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia

Ví dụ như khi mình và bạn thân có xích mích gì với nhau. Nếu có cãi nhau thì sau khi cãi nhau xong hay bất cứ khi nào cả 2 nhận ra hiềm khích là phải ngồi lại nói chuyện với nhau. Nói để hiểu nhau và cả 2 cùng chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình để hiểu nhau hơn^^

Mình nghĩ nên im lặng để cho bình tĩnh đã. Sau hạ hoả rồi mới nói chuyện, chứ lúc nóng giận chúng ta dễ làm tổn thương mình với tổn thương người khác lắm. Lúc tỉnh táo thì xung đột dễ dàng giải quyết hơn.

Cùng nhau trao đổi vấn đề cho rõ ràng, để không bị hiểu nhầm, giải quyết các mâu thuẫn hợp tình hợp lý. Xong là thôi

Cùng nhau trao đổi để giải quyết vẫn đề

Bình tĩnh, lắng nghe và suy nghĩ
Im lặng

Đợi đối phương bình tĩnh mình sẽ giải thích

Xem xét vấn đề, ngồi lại cùng giải quyết