Làm thế nào để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

theo mình cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình nói riêng hay ở bất kì mối quan hệ nào nói chung tốt nhất là chia sẻ và lắng nghe. chỉ khi mình nói ra thì mọi người mới biết mình muốn gì, nghĩ gì để đáp ứng, giải quyết. và chúng ta cần lắng nghe tâm sự của nhau để hiểu được những vướng mắc trong lòng những người thân xung quanh.
chia sẻ và lắng nghe cũng chính là con đường dễ nhất, trực tiếp nhất kết nối trái tim con người với con người.

Trả lời

theo mình cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình nói riêng hay ở bất kì mối quan hệ nào nói chung tốt nhất là chia sẻ và lắng nghe. chỉ khi mình nói ra thì mọi người mới biết mình muốn gì, nghĩ gì để đáp ứng, giải quyết. và chúng ta cần lắng nghe tâm sự của nhau để hiểu được những vướng mắc trong lòng những người thân xung quanh.
chia sẻ và lắng nghe cũng chính là con đường dễ nhất, trực tiếp nhất kết nối trái tim con người với con người.

Bản thân bạn có phải người tương tác trong mâu thuẫn đó không chứ... Mâu thuẫn là 1 cuộc chiến, để làm cuộc chiến đi theo chiều hướng tốt thì phải có cách giải quyết dựa vào vị thế của bản thân.

Nếu bạn đang cãi nhau với 1 thành viên trong gia đình thì cách giải quyết sẽ khác, đó là phải tự xác định quan điểm hay mong muốn mà bạn đang đấu tranh là gì, cơ sở của nó. Làm điều tương tự với người kia và từ đó tìm ra điểm cân bằng mà hoà giải, hoà hợp hai mặt đối lập.

Còn nếu bạn là người ngoài nhưng ở cùng 1 gia đình thì bạn lại là người có khả năng thấy được mọi thứ ở cả 2 chiều và tìm cách trở thành ng thứ 3 ôm trọn hai phần đối lập đó (cái này cực kỳ khó đó bạn à). Vừa phải hoà hoãn với 1 bên và giúp họ hiểu bên còn lại, đồng thời cũng chịu đựng được 1 phần áp lực để họ không dồn hết vào phía bên kia nữa.

: ) Nói chung là đòi hỏi quán chiếu và kiên nhẫn rất nhiều từ các bên đó. Hỏi cụ thể tí đi chứ hỏi chung chung hổng trình bày tình hình sao mà có câu trả lời cụ thể đc trời @@.

Mình nghĩ cách để giải thuyết các mâu thuẫn trong gia đình chính là mỗi thành viên cần phải biết cách lắng nghe và tôn trọng đối phương. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Nói chung mâu thuẫn trong gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Tuy nhiên nếu được giải quyết hợp lý nó lại chính là tiền đề giúp cả hai bên hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn, xóa bỏ những mâu thuẫn trước đó. Để làm được điều này đòi hỏi cả hai cần có một người chấp nhận “xuống nước” hòa giải trước. Cho nhau cơ hội lắng nghe, chia sẻ để tìm đến tiếng nói chung, giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình.

Có những thứ nếu giải quyết được thì đâu cần phải ra tòa án đúng không......

Nên cố gắng sống riêng lẻ sẽ tốt hơn....