Một số người lớn tuổi rất vô văn hóa và cay độc. Nên cư xử thế nào cho thật êm xuôi?

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Văn hóa

  4. Tâm sự cuộc sống

Câu chuyện khó chịu là thế này:
Họ hàng nội ngoại nhà mình có hai, ba người lớn tuổi như trong câu hỏi. Trẻ con nhà ai tập nói bibo, mấy bà cũng quý mến bế bồng, nhưng hay lột mấy chỗ nhạy cảm ra bêu. Có lần mấy mụ ấy nói mớm cho thằng cháu 3 tuổi đang bi bô: TH ăn đ**B**. (TH là ông bà nội của nó).
 
Nhiều lần mấy mụ bịa chuyện để dọa nạt đánh mình với vai vế bề trên. Soi mói lương thưởng bày nhiều trò kích đểu xa gần khiến mình rất bực.
Tính ra thì họ hàng gần nhưng mình cảm nhận được tình cảm ruột thịt không đúng nghĩa lắm. Nói lý thì không được, mà nói kháy lại rất mệt đầu. Nhưng giáp mặt lại không tránh được. Lễ tết không ai muốn mất vui nên muốn xin mn gợi ý để cư xử khéo léo ạ.
Bổ sung thêm thì: Gia đình mấy người đó cũng không happy lắm, một nhà thì con nghiện cờ bạc và thất nghiệp. Nhà còn lại thì khá giàu nhưng không minh bạch với hơi trọc phú)
Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

,

văn hóa

,

tâm sự cuộc sống

em không có kinh nghiệm nhiều trong việc cư xử với những người xung quanh, nhưng quan điểm nhất quán của em là không thích thì nói thẳng hoặc lơ luôn.

Chính gia đình của em cũng có một bác như thế, bác ấy không thích ba mình- là ông nội em. Vào ngày ông nội mất, bác ấy thậm chí còn nói :"Chết là xứng đáng.". Em không biết bác ấy thù hằn như thế nào với ông nội, nhưng việc bác ấy nói như thế với cha mình, hơn hết ông nội đã khuất khiến em thấy được sự toxic không hề nhỏ từ bác ấy. 

Lựa chọn của em là ngừng giao tiếp với bác, không gặp mặt, không nói chuyện, không lên nhà chơi,... Chỉ cần bác ấy xuất hiện thì em lập tức lảng đi chỗ khác, vừa không ảnh hưởng đến mình, vừa không ảnh hưởng nhiều đến bác. Dĩ nhiên đôi lúc bác cũng nói sao em không đến chơi, em cũng chỉ cười cười nói không rảnh hoặc do mỗi lần đến nhà bác đóng cửa.

Lễ tết gặp mặt là không thể tránh khỏi, nhưng cũng chỉ xã giao lời qua tiếng lại vài câu, còn nếu móc mỉa nữa thật sự em không ngán. Không có gì ngại mà móc mỉa lại hết. Người ta không thích mình thì có làm gì người ta cũng không thích thôi, ngại gì không nói một lần để người ta biết mình không phải là quả hồng mềm dễ bắt nạt.

Trả lời

em không có kinh nghiệm nhiều trong việc cư xử với những người xung quanh, nhưng quan điểm nhất quán của em là không thích thì nói thẳng hoặc lơ luôn.

Chính gia đình của em cũng có một bác như thế, bác ấy không thích ba mình- là ông nội em. Vào ngày ông nội mất, bác ấy thậm chí còn nói :"Chết là xứng đáng.". Em không biết bác ấy thù hằn như thế nào với ông nội, nhưng việc bác ấy nói như thế với cha mình, hơn hết ông nội đã khuất khiến em thấy được sự toxic không hề nhỏ từ bác ấy. 

Lựa chọn của em là ngừng giao tiếp với bác, không gặp mặt, không nói chuyện, không lên nhà chơi,... Chỉ cần bác ấy xuất hiện thì em lập tức lảng đi chỗ khác, vừa không ảnh hưởng đến mình, vừa không ảnh hưởng nhiều đến bác. Dĩ nhiên đôi lúc bác cũng nói sao em không đến chơi, em cũng chỉ cười cười nói không rảnh hoặc do mỗi lần đến nhà bác đóng cửa.

Lễ tết gặp mặt là không thể tránh khỏi, nhưng cũng chỉ xã giao lời qua tiếng lại vài câu, còn nếu móc mỉa nữa thật sự em không ngán. Không có gì ngại mà móc mỉa lại hết. Người ta không thích mình thì có làm gì người ta cũng không thích thôi, ngại gì không nói một lần để người ta biết mình không phải là quả hồng mềm dễ bắt nạt.

Nhìn thấu bản chất họ rồi thì không cần nói thấu, dễ gây tranh cãi, lời qua tiếng lại mất thời gian, bực mình vô ích.

Cách xử lý tùy vào tính cách của bạn. Nếu bạn đủ bản lĩnh thì có thể nói thẳng nguyên nhân vì sao bạn không thích họ với những người lớn khác trong gia đình, để chủ động không đến khi họ có mặt. Nếu bạn muốn "dĩ hòa vi quý" thì gật đầu cười nhẹ, vâng dạ là êm xuôi. Họ nói thì mặc họ nói, nghe hay không là việc của cá nhân bạn.

Thật ra thì bạn cho trẻ tránh xa mấy người này là đc rồi. Họ cũng đâu sống nhiều nữa.