Năm Quý Mão, tại sao lại là mèo mà không là thỏ?

  1. Xã hội

  2. Văn hóa

Tản mạn đầu năm Quý Mão. Mk thấy có 2 vấn đề này mà mình phải bàn tới nhất.

Thứ nhất là ông cha ta k thích con thỏ. Này là rõ ràng, khi lịch âm của người TQ du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc thì vốn dĩ ông cha ta đã ghét bọn xâm lược, không muốn bị đồng hoá đến cả cái lịch nữa nên mới quyết chí tìm con gì đó thay thế. TQ nhìn lên mặt trăng là thấy thỏ ngọc còn ông cha nhìn lên mặt trăng là thấy chú cuội ngồi gốc cây đa. Chính vì tìm con vật thay thế nên ông cha ta mới viết nên những truyền thuyết truyền miệng để lưu truyền và dần dần thay thế nó. Cũng giống như việc sáng tạo ra chữ Nôm hay việc chủ trương “nội đế ngoại vương”, xưng thần và nhận sắc phong vương của Thiên tử Trung Hoa nhưng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng như bang giao thì ăn mặc y chang mấy ông "thiên tử" không ngán bố con thằng nào cả. Tư tưởng bật tanh tách, không chịu khuất phục nó từ thời khai thiên lập quốc rồi.

Thứ 2 là con thỏ nó không có tí giá trị với người Việt cổ. Từ xa xưa ông cha ta đã thuần hoá sớm loài mèo vì nó có rất nhiều công năng, đặc biệt là trong khâu lụm mấy con chuột phá hoại kho thóc, mùa màng. Mèo được ví như tiểu hổ nên khi tìm con vật thay thế con kia thì ông cha ta đã nghĩ ngay đến hoàng thượng rồi. Kiểu ko xếp hoàng thượng vào ngồi chung mâm với mấy con kia là hoàng thượng giận đấy.

Chốt lại, đúng chủ trương hoà nhập không hoà tan, các nước châu Á đều chịu sự chi phối của nền văn minh lúa nước nhưng bằng 1 cách thần kì nào đó ông cha ta vẫn tạo ra 1 nét riêng biệt, đặc trưng của mình không lẫn vào đâu được. Còn thằng nào mở mồm ra bảo tết cổ truyền là tết TQ còn mình ăn theo nữa thì mk thua.

https://cdn.noron.vn/2023/01/25/3263984805701483584940431440438146721283713n-1674618126.jpg

Tất cả cảm xúc:

Từ khóa: 

thảo luận văn minh

,

tết

,

xã hội

,

văn hóa

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau cho sự thay đổi này, ví dụ như

1. Theo truyền thuyết:
- TQ: Đức Phật (head of Phật giáo) đã mời các loài vật tham gia cuộc đua bát hương vàng, và 12 loài vật đầu tiên về đích đầu tiên sẽ đc vinh danh trên bảng bàng (cung hoàng đạo). Mèo và chuột là đôi bạn thân, nhưng mèo bị chuột chơi tiểu xảo nên dừng cuộc chơi sớm từ đó mèo luôn ghét chuột.
- VN: Ngọc Hoàng (head of Đạo giáo) cũng tạo ra một cuộc đua tương tự vậy, mèo là 1 trong 12 con giáp về đích, còn thỏ là con vật được chọn làm bảo vệ trên thiên đình (thiên đình)
2. Theo giá trị đời sống:
Mèo giúp ích cho người nông dân hơn thỏ như bắt chuột để bảo vệ lương thực, mùa màng, dần dần người nông dân có thiện cảm với mèo hơn nên đã thay thế thỏ bằng mèo.
3. Theo cách phát âm:
Từ "tuổi Thỏ/năm con thỏ" trong tiếng TQ được phát âm là Mão (卯) nghe rất giống từ "Mèo" trong tiếng Việt, sự nhầm lẫn trong truyền đạt đó tạo ra một biến thể 12 con giáp mới.
Giải trí tí với con meme này =)))https://cdn.noron.vn/2023/01/27/32565204288902239557841120734156845064548n-1674812505.jpg
Trả lời
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau cho sự thay đổi này, ví dụ như

1. Theo truyền thuyết:
- TQ: Đức Phật (head of Phật giáo) đã mời các loài vật tham gia cuộc đua bát hương vàng, và 12 loài vật đầu tiên về đích đầu tiên sẽ đc vinh danh trên bảng bàng (cung hoàng đạo). Mèo và chuột là đôi bạn thân, nhưng mèo bị chuột chơi tiểu xảo nên dừng cuộc chơi sớm từ đó mèo luôn ghét chuột.
- VN: Ngọc Hoàng (head of Đạo giáo) cũng tạo ra một cuộc đua tương tự vậy, mèo là 1 trong 12 con giáp về đích, còn thỏ là con vật được chọn làm bảo vệ trên thiên đình (thiên đình)
2. Theo giá trị đời sống:
Mèo giúp ích cho người nông dân hơn thỏ như bắt chuột để bảo vệ lương thực, mùa màng, dần dần người nông dân có thiện cảm với mèo hơn nên đã thay thế thỏ bằng mèo.
3. Theo cách phát âm:
Từ "tuổi Thỏ/năm con thỏ" trong tiếng TQ được phát âm là Mão (卯) nghe rất giống từ "Mèo" trong tiếng Việt, sự nhầm lẫn trong truyền đạt đó tạo ra một biến thể 12 con giáp mới.
Giải trí tí với con meme này =)))https://cdn.noron.vn/2023/01/27/32565204288902239557841120734156845064548n-1674812505.jpg

Nếu đã thay thế con mỏ bằng con thèo. Vậy sao ko đổi tiếp 11 con còn lại. Ít nhất cũng đổi luôn con rồng vì nó cũng sinh vật ngoại lai mà. Nên khả năng hợp lý nhất là con mỏ ko thân thuộc nên thay bằng con thèo

Minh có 2 ý muốn phản biện lại quan điểm của bạn
Thứ 1 tết chưa chắc đã là của người china, vì gốc gác người china là người hoa hạ, mà người hoa hạ là dân du mục, trong khi đó tết là để đánh dấu kết thúc 1 vụ mùa cấy hái, vậy dân du mục dùng lịch cấy hái để làm gì
Thứ 2 mèo là loài vật tự thuần hóa, chứ ko phải được thuần hóa
Hổ với mèo giống như rồng với rắn. Chắc do khi truyền qua TQ, bên đó nghe từ Mèo phát âm giống Mão, là chữ con thỏ trong tiếng Tàu. Nên dân Tàu tưởng năm này là năm con thỏ. Rồi truyền sang mấy ông "đồng văn" kia, nên ông nào cũng con thỏ, chỉ VN giữ đc con vật gốc. 
*** LƯU Ý: MÌNH TÀO LAO ĐẤY NHÉ! *** J4F *** 🤣🤣🤣
Phân thích gượng ép quá.
Một mặt thì nói ông cha ta đổi con thỏ thành con mèo.
Mặt kia lại bảo ông cha ta không ăn tết theo TQ.
Tết của ai còn chưa rõ, mèo hay thỏ đều chưa biết con nào mới là gốc.
Tao làm thỏ đây, mày zừa lòng chưa? - mèo Việt said
https://cdn.noron.vn/2023/01/25/3254199595299608191127793547724250360108329n-1674626132.jpg
Thích thế 
Việt Nam ta và nước láng giềng Trung Quốc có chung 10/12 con giáp - chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Tuy nhiên, người VIệt tôn vinh con mèo thay vì con thỏ, con trâu thay vì con bò. 
Theo báo Dân Trí có chia sẻ rằng:

Trong tiếng Hoa, phát âm tên con mèo là “mao”, rõ là khá giống người Việt phát âm “mèo”. Cả hai cách phát âm bắt nguồn từ âm tiếng Hán thời xưa “mão”. Ở Trung Quốc ngày xưa thường bị lẫn lộn giữa mèo và thỏ trong cách viết và phát âm. Vì thỏ là loài vật có nhiều ý nghĩa hơn mèo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa nên người Trung Quốc về sau này đã quyết định chọn con Thỏ để đưa vào 12 con giáp.

Trái lại ở Việt Nam, dường như loài thỏ không có đặc điểm gì nổi bật, ngoài việc được đánh giá là một loài vật hiền lành. Trong khi đó, từ xưa đến nay loài mèo ở Việt Nam được xem là “hổ con” và là loài vật nuôi rất gắn bó với cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam, xuất hiện trong các câu chuyện, tranh vẽ và nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao... Không những thế, mèo còn được biết đến với khả năng bắt chuột hữu hiệu. Có lẽ vì vậy mà người Việt vẫn giữ nguyên âm gốc “Mão” để đặt năm con giáp là Mèo.

Hồi nhỏ mình đọc trong cuốn truyện cổ tích, 12 con giáp lên Thiên Đàng để tranh tài chạy đua, khi đua thì con Chuột nó khôn nó nhảy lên người con Trâu để khi con Trâu gần tới cái nó nhảy xuống giành vị trí đầu, mấy con kia theo sau, có con Mèo mê ngủ nên lên trễ, nó kì kèo bảo có tên trong danh sách mà ko thi đc thì Hằng Nga xin với Ngọc Hoàng cho chọn thỏ về canh giữ cung để cho 2 bên ko phải tranh cãi, vì thế mà có con Mèo trong 12 con giáp ở Việt Nam.
(Hồi nhỏ tưởng thật 😆😅 _ Chúc mọi người năm mới sức khỏe tràn đầy)

Ở hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Đông Á, năm mới Âm lịch bắt đầu vào ngày 22/1 tương ứng với con thỏ. Tuy nhiên, với Việt Nam thì theo thứ tự của 12 con Giáp, ngày 22/1 năm nay (nhằm ngày 1/1 Âm lịch) sẽ là thời điểm khởi đầu của năm con mèo (Quý Mão). Vậy nên...

This is our meomeo Year 😂

https://cdn.noron.vn/2023/01/20/3256000378545255091068371454502664822455079n-1674189253.jpg