Nên nói những chủ đề gì với người nước ngoài để cuộc hội thoại trở nên thú vị?

  1. Ngoại ngữ

Khi bắt chuyện với người nước ngoài, mình chỉ chào hỏi và nói được vài câu đầu, sau đó lại không biết nói gì tiếp theo nên cuộc hội thoại bị gián đoạn và trở nên gượng gạo. Nên nói về vấn đề gì để cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn ạ?

Từ khóa: 

hội thoại

,

người nước ngoài

,

bắt chuyện

,

ngoại ngữ

Theo kinh nghiệm của tôi thì ba chủ đề bạn có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài là thời tiết, ẩm thực và du lịch. Bạn có thể hỏi họ về thời tiết nơi họ sống, món ăn yêu thích, họ thấy sao về ẩm thực Việt Nam, họ đã đi du lịch nhiều nơi chưa, và đâu là nơi họ ấn tượng? Đối với các bạn nước ngoài hướng ngoại, bạn sẽ dễ nói chuyện hơn là các bạn hướng nội. Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mối quan hệ với bạn (sếp, đồng nghiệp, đối tác hay bạn bè giao tế) mà xác định nên nói nhiều hay ít, các chủ đề thường nhật hay sâu sắc hơn một chút. Điều quan trọng là bạn giữ tâm lý thoải mái, họ cũng là một con người bình thường thôi, thỉnh thoảng không nói gì, im lặng một chút cũng tốt bạn ạ. Take it easy nhé!
Trả lời
Theo kinh nghiệm của tôi thì ba chủ đề bạn có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài là thời tiết, ẩm thực và du lịch. Bạn có thể hỏi họ về thời tiết nơi họ sống, món ăn yêu thích, họ thấy sao về ẩm thực Việt Nam, họ đã đi du lịch nhiều nơi chưa, và đâu là nơi họ ấn tượng? Đối với các bạn nước ngoài hướng ngoại, bạn sẽ dễ nói chuyện hơn là các bạn hướng nội. Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mối quan hệ với bạn (sếp, đồng nghiệp, đối tác hay bạn bè giao tế) mà xác định nên nói nhiều hay ít, các chủ đề thường nhật hay sâu sắc hơn một chút. Điều quan trọng là bạn giữ tâm lý thoải mái, họ cũng là một con người bình thường thôi, thỉnh thoảng không nói gì, im lặng một chút cũng tốt bạn ạ. Take it easy nhé!

Có lẽ người nước ngoài hay Việt Nam cũng vậy thôi, nếu mình là một người nói chuyện thú vị thì thú vị thôi. Tuy vậy, cách của mình thì tìm một mảng nào đó liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến họ mà bạn có thể bàn, rồi từ đó nói tiếp.

Ví dụ mình từng học tiếng Slovak, khi mình gặp người Nga, người Ba Lan, cả người Kazakhstan (và họ nói tiếng Nga), mình đều đề cập chi tiết này để cho thấy mình là người có biết đôi chút về nhóm ngôn ngữ Slavơ. Mà từng học về ngôn ngữ thì mình cũng có hứng thú với văn hóa Slavơ này kia. Một lần khác mình nói chuyện với người Ba Lan thì mình đề cập chi tiết mình có biết tiếng Esperanto, mà người sáng tạo ra tiếng này là người gốc Ba Lan. Họ rất hào hứng và cuộc nói chuyện rất trôi chảy.

Thật ra mình là người hướng nội và không có bạn bè ngoại quốc (mặc dù đang sống ở nước ngoài) NGOẠI TRỪ hai giáo sư dạy lịch sử nghệ thuật mà đôi khi mình vẫn hẹn đi uống cà phê để đàm đạo. Vì có điểm chung về đam mê, những cuộc nói chuyện này luôn trôi chảy và thú vị!

Với mình thì mình sẽ bắt chuyện bằng vấn đề nóng hổi của thực tại như tình hình COVID của Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, mình sẽ có thể lồng ghép về quy định xử phạt của Nhà nước Việt Nam hay nói rộng ra là pháp luật nói bằng tiếng Anh để người nước ngoài nắm rõ trong trường hợp họ không biết tiếng Việt.